Soạn bài Ca dao dân ca – Những câu hát về tình cảm gia đình, Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ca dao dân ca – Những câu hát về tình cảm gia đình, kính
Ca dao, dân ca là thể loại văn học mới được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập 1.
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Ca dao, dân ca – Những câu hát về tình cảm gia đình, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.
Xem Tắt
Soạn văn Những câu hát về tình cảm gia đình chi tiết
I. Một vài nét về thể loại: Ca dao, dân ca
– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
– Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng.
– Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
II. Các bài ca dao về tình cảm gia đình
1.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
2.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
3.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
4.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Bài 1
– Nội dung chính: Ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành: cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.
– Nghệ thuật:
- Biện pháp tu từ so sánh: “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”.
=> Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ.
- Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).
=> Hình ảnh thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
2. Bài 2
– Nội dung: Tình cảm của người con gái lấy chồng xa nhớ về cha mẹ đẻ.
– Nghệ thuật:
- Thời gian: “chiều chiều” là thời điểm con người thường trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đây là thời gian của sự sum họp, đoàn viên.
- Không gian: ngõ sau – không gian vắng lặng, gợi sự cô đơn, lẻ loi.
- Hành động: trông về quê mẹ – một cái nhìn đầy thương nhớ.
- Tình cảm: ruột đau chín chiều – nỗi cô đơn, lạc lõng của người con khi nhớ về quê mẹ.
=> Không gian và thời gian gợi nên một nỗi nhớ thương, cũng như cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của người con gái lấy chồng xa phải rời xa quê mẹ đã từng gắn bó.
3. Bài 3
– Nội dung: Bộc lộ tình cảm yêu thương, nhớ nhung dành cho ông bà.
– Nghệ thuật:
- Điệp ngữ “nuộc nạt”: gợi sự bền chặt, không tách rời của sự vật cũng chính là của mối quan hệ ruột thịt. Kết hợp với hành động “ngó lên” gợi sự kính trọng.
- Cụm từ “bao nhiêu- bấy nhiêu”: gợi nỗi nhớ trùng điệp, vô tận không lúc nào nguôi ngoai.
4. Bài 4
– Nội dung: Đề cao tình cảm anh em trong gia đình. Nhắc nhở anh em trong một gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau.
– Nghệ thuật:
- Cụm từ “cùng chung – cùng thân” gợi ra mối quan hệ huyết thống.
- Biện pháp tu từ so sánh: “yêu nhau như thể tay chân”: gợi ra sự nương tựa, gắn bó trong cuộc sống.
IV. Tổng kết
– Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca.
– Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói với cha mẹ, ông bà.
– Các câu ca dao thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
Soạn văn Những câu hát về tình cảm gia đình ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
– Bài 1:
- Lời của mẹ nói với con.
- Dấu hiệu: tiếng gọi “con ơi”.
– Bài 2:
- Lời của người con gái lấy chồng xa quê, nói với chính mình hoặc nói với mẹ.
- Dấu hiệu: “trông về quê mẹ” , trong các bài ca dao những hình ảnh như “ngõ sau”, “bến sông” thường gắn với người phụ nữ.
– Bài 3:
- Lời của cháu nói với ông bà.
- Dấu hiệu: đối tượng của nỗi nhớ là ông bà.
– Bài 4:
- Lời của ông bà cha mẹ nói với con cháu, hoặc lời của anh em nói với nhau.
- Dấu hiệu: dựa vào nội dung khuyên nhủ phải giữ gìn tình cảm anh em.
Câu 2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ tương tự như bài 1.
*Tình cảm : Tình cảm cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở con phải ghi nhớ công ơn của đấng sinh thành.
* Cái hay trong ngôn ngữ, hình ảnh:
- Biện pháp tu từ so sánh: “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”.
=> Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ.
- Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).
=> Hình ảnh thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu ca dao tương tự:
– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
– Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
– Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.
– Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Câu 3. Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động về nỗi niềm của nhân vật.
- Thời gian: “chiều chiều” là thời điểm con người thường trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đây là thời gian của sự sum họp, đoàn viên.
- Không gian: ngõ sau – không gian vắng lặng, gợi sự cô đơn, lẻ loi.
- Hành động: trông về quê mẹ – một cái nhìn đầy thương nhớ.
- Tình cảm: ruột đau chín chiều – nỗi cô đơn, lạc lõng của người con khi nhớ về quê mẹ.
=> Không gian và thời gian gợi nên một nỗi nhớ thương, cũng như cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của người con gái lấy chồng xa phải rời xa quê mẹ đã từng gắn bó.
Câu 4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Những tình cảm ấy được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.
– Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà được diễn tả qua lối so sánh mức độ: “bao nhiêu – bấy nhiêu”.
– Cái hay: Điệp ngữ “nuộc nạt”: gợi sự bền chặt, không tách rời của sự vật cũng chính là của mối quan hệ ruột thịt. Kết hợp với hành động “ngó lên” gợi sự kính trọng.
– Cụm từ “bao nhiêu – bấy nhiêu”: gợi nỗi nhớ trùng điệp, vô tận không lúc nào nguôi ngoai.
Câu 5. Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
– Diễn tả qua hình ảnh so sánh “anh em – chân tay”: gắn bó, ruột thịt
– Lời nhắc nhở: Anh em trong một nhà phải biết yêu thương nhau, sống hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau.
Câu 6. Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?
– Thể thơ lục bát
– Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ
– Hình ảnh quen thuộc, giản dị
II. Luyện tập
Câu 1. Tình cảm gia đình được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
– Đó là: tình cảm yêu thương với cha mẹ, nỗi nhớ mẹ của người con gái lấy chồng xa, nỗi nhớ và sự kính trọng với ông bà, tình cảm anh em.
– Những bài ca dao trên nhắc nhở con người: phải biết trân trọng công ơn sinh thành, tình cảm mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
Câu 2. Ngoài các ca dao trong SGK, tìm và chép lại một số bài ca dao có nội dung tương tự.
– Công cha nghĩa mẹ ai đền,
Mà em ôm áo, ôm mền theo anh.
– Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.
– Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
– Chiều chiều ra đứng bờ mương
Bên tình, bên hiếu, biết thương bên nào.
– Anh em như chân như tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
– Anh em như chân như tay,
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
– Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.