Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, Sau đây là tài liệu Soạn văn 8: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, nhằm giúp học sinh kiểm tra kiến thức của môn Ngữ văn
Nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì I, sẽ có riêng một tiết để ôn tập và thử kiểm tra cuối học kì.
Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, mời bạn đọc tham khảo dưới đây.
Soạn văn Kiểm tra tổng hợp cuối kì I
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Phần I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
D |
A |
C |
D |
Mặt |
A |
D |
B |
C |
D |
C |
D |
Phần II. Tự luận
Gợi ý:
Đề 1:
1. Mở bài
Giới thiệu về con vật nuôi, cũng như câu chuyện về con vật nuôi đó.
2. Thân bài
– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
– Diễn biến diễn ra câu chuyện
– Kết quả của câu chuyện
– Bài học của em sau khi câu chuyện xảy ra
3. Kết bài
– Suy nghĩ của em về câu chuyện
– Tình cảm của em dành cho con vật nuôi
Đề 2:
1. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu về loài hoa em yêu thích.
– Nguyên nhân yêu thích loài hoa.
2. Thân bài
– Giới thiệu về nguồn gốc của loài hoa.
– Đặc điểm của loài hoa.
– Vai trò của loài hoa
– Ý nghĩa của loài hoa
3. Kết bài
– Đánh giá giá trị của loài hoa.
– Tình cảm của em dành cho loài hoa.
II. Đề ôn luyện thêm
Phần I. Trắc nghiệm
Cho đoạn văn sau:
“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, huơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”
(Tức nước vỡ bờ, Ngữ Văn lớp 8, tập 1)
Câu 1. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ do ai sáng tác?
A. Nam Cao
B. Ngô Tất Tố
C. Lão Hạc
D. Kim Lân
Câu 2. “Nhanh như cắt” là gì?
A. Thành ngữ
B. Tục ngữ
C. Ca dao
D. Câu đối
Câu 3. Tác dụng của dấu ngoặc kép được dùng trong câu: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
Câu 4. Trong đoạn trích có mấy từ láy?
A. 2 từ
B. 3 từ
C. 4 từ
D. 5 từ
Phần II. Tự luận
Câu 1. Xác định câu ghép trong các đoạn văn sau:
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
Câu 2. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em yêu thích.
Gợi ý:
Phần I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
A |
C |
D |
Phần II. Tự luận
Câu 1.
Các câu ghép là:
– Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Câu 2.
1. Mở bài
– Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.
– Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát:
– Vị trí địa lí, địa chỉ
– Diện tích
– Phương tiện di chuyển đến đó
– Khung cảnh xung quanh
b. Giới thiệu về lịch sử hình thành:
– Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
– Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
c. Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
– Cấu trúc khi nhìn từ xa…
– Chi tiết…
d. Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với: (1đ)
– Địa phương…
– Đất nước…
3. Kết bài
– Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
– Nêu cảm nghĩ của bản thân.