Soạn văn Quá trình tạo lập văn bản, Tài liệu Soạn văn 7: Quá trình tạo lập văn bản, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài. Kính mời quý bạn đọc cùng tham
Đối với chương trình Ngữ Văn lớp 7, phần Tập làm văn sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng cho học sinh.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Quá trình tạo lập văn bản, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn văn Quá trình tạo lập văn bản
I. Các bước tạo lập văn bản
1.
– Người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản khi muốn trình bày ý kiến, trao đổi nguyện vọng tư tưởng nào đó.
– Điều thôi thúc mỗi người phải viết thư: bày tỏ tình cảm, trao đổi ý kiến…
2. Các vấn đề cần xác định khi tạo lập một văn bản là:
– Viết cho ai?
– Viết để làm gì?
– Viết về cái gì?
– Viết như thế nào?
3. Sau khi xác định được bốn vấn đề ở mục 2, chúng ta cần phải:
– Xây dựng bố cục cho văn bản: mở bài, thân bài, kết bài.
– Sắp xếp các vấn đề vừa xác định theo một trình tự hợp lý.
4.
– Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa được gọi là một văn bản.
– Việc viết thành văn cần đạt được những yêu cầu:
- Đúng chính tả
- Đúng ngữ pháp
- Dùng từ chính xác
- Sát với bố cục
- Có tính liên kết
- Có tính mạch lạc
- Kể chuyện hấp dẫn
- Lời văn trong sáng
5.
– Văn bản cần được kiểm tra sau khi hoàn thành.
– Khi kiểm tra cần dựa theo tiêu chuẩn: những yêu cầu cần đạt khi viết thành văn (chính tả, ngữ pháp, bố cục, liên kết, ngôn ngữ).
=> Tổng kết: Để làm một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước:
– Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói cho ai), để làm gì, về cái gì và như thế nào?
– Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch hợp lí thể hiện đúng định hướng trên.
– Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác trong sáng có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có gì cần sửa chữa không.
II. Luyện tập
Câu 1.
a. Khi tạo lập các văn bản ấy, điều mà em muốn nói thực sự cần thiết.
b.
– Học sinh có/không quan tâm đến việc viết cho ai.
– Việc quan tâm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức bài viết: Về cách xưng hô phụ thuộc vào đối tượng được nghe được đọc (với người lớn tuổi – xưng hô lễ phép, với bạn bè – xưng hô thân mật, gần gũi).
c.
– Học sinh có/không lập dàn bài khi làm văn.
– Việc xây dựng bố cục giúp cho người viết có cái nhìn toàn diện về bài viết, tránh thừa hay thiếu ý, giúp cho bài viết mạch lạc và có sự liên kết.
d.
– Sau khi hoàn thành bài văn cần kiểm tra lại.
– Tác dụng: tránh những lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, thiếu ý…
Câu 2.
– Việc làm của bạn học sinh trong bài là không phù hợp.
– Cần thay đổi:
- Bổ sung về nội dung: bài học kinh nghiệm
- Sắp xếp lại bố cục bài báo cáo cho hợp lý.
- Thay đổi cách xưng hô: Bài báo cáo không chỉ hướng đến đối tượng nghe là thầy/cô mà con có các bạn học sinh khác.
Câu 3.
a.
– Dàn bài không bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp.
– Các câu văn không cần liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cần liền mạch về nội dung.
b.
– Khi lập dàn bài, cần xây dựng hệ thống ký hiệu đánh dấu mục lớn, nhỏ cho hợp lý và thống nhất.
– Để biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và được sắp xếp rành mạch, hợp lý phải dựa vào tên đề mục chính, phụ và các ý chính phụ. Ý chính bao hàm ý phụ.
Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải làm những việc gì?
Gợi ý:
* Các bước cần làm:
– Xác định:
- Viết cho ai: bố
- Viết để làm gì: xin lỗi và bày tỏ thái độ ân hận với bố
- Viết về cái gì: nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.
- Viết như thế nào: đúng nội dung, thể hiện thái độ ân hận.
– Tìm ý và sắp xếp ý.
– Diễn đạt ý thành những câu văn, đoạn văn.
– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu.
* Hướng dẫn lập dàn ý:
– Mở bài:
- Gửi lời chào đến bố.
- Lý do viết thư: Khi đọc được lá thư của bố, con rất xúc động và ân hận…
– Thân bài:
- Bày tỏ sự ân hận: Ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ; Ân hận vì hành động của mình đã làm bố mẹ buồn.
- Hy vọng nhận được sự tha thứ: Nhận lỗi với bố; Xin lỗi và mong được bố mẹ tha thứ.
- Lời hứa sẽ không tái phạm.
– Kết bài: Bày tỏ tình cảm yêu thương chân thành đối với bố mẹ.