Soạn bài Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách – Kết nối tri thức 6, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 6: Thách thức đầu tiên:
Tài Liệu Học Thi xin cung cấp bài Soạn văn 6: Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.
Xem Tắt
Tri thức Ngữ Văn
– Văn bản nghị luận văn học là một loại của văn bản nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại… Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới.
– Lí lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại… Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.
Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách
1. Trước khi đọc
Câu 1. Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.
Học sinh tự tổ chức thiết kế tại lớp học.
Câu 2. Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.
Cuốn sách mới đọc: Tôi là Bê-tô (Nguyễn Nhật Ánh). Truyện đã giúp người đọc có một cái nhìn mới mẻ về thế giới loài vật, sự gắn bó với loài vật với con người.
Câu 3. Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.
Một số cuốn sách như: Tôi là Bê-tô (Nguyễn Nhật Ánh), Hạt giống tâm hồn, Tiếng gọi nơi hoang dã (Jack London)…
2. Cùng đọc và trải nghiệm
Phần 1: Sách hay cùng đọc
Câu 1. Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung.
Gợi ý: Thế giới cổ tích, Yêu thương và chia sẻ.
Câu 2. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:
a. Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản;
b. Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết;
c. Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.
d. Tự thiết kế một sản phẩm minh họa cho cuốn sách: tranh vẽ, sơ đồ…
Gợi ý:
* Thế giới cổ tích:
a. Tên sách: Tấm Cám, NXB Trẻ.
b. Tóm tắt nội dung: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại. Một hôm nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em một cái giỏ và bảo rằng: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Tấm làm việc chăm chỉ để lấy được chiếc yếm. Còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, nghĩa ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám giết chết. Tấm chết đi lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuối cùng trở lại làm người sống cùng bà hàng nước. Một hôm, vua tình cờ đi quá liền ghé vào hàng nước. Nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền dò hỏi bà lão. Cuối cùng, vua và Tấm đã gặp lại nhau.
c. Câu văn, đoạn văn được yêu thích: “Bống bống bang bang/Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta/Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”…
d. Học sinh tự thiết kế tranh vẽ, sơ đồ…
* Yêu thương và chia sẻ:
a. Tên sách: Gió lạnh đầu mùa; Tên tác giả: Thạch Lam; NXB Đời nay, 1937.
b. Nội dung chính: Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.
c. Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: “Gió heo may sẽ làm cho họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đông sắp tới, mùa đông giá lạnh và lầy lội phủ trên lưng họ cái màn lặng lẽ của sương mù. Và lòng tôi se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ nâng đỡ an ủi những người cùng khốn ấy…”
(Trích Lời nói đầu Thạch Lam viết trong tập truyện ngắn “Gió đầu mùa”)
d. Học sinh tự thiết kế tranh vẽ, sơ đồ…
Phần 2: Cuốn sách yêu thích
Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học, đọc và ghi chép những điều thu hoạch được vào nhật ký đọc sách theo các nội dung gợi ý sau:
a. Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
b. Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?
c. Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?
d. Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?
Gợi ý:
a. Cuốn sách có nhan đề: Tôi là Bê-tô (Nguyễn Nhật Ánh). Đây là nhân tên nhân vật chính của câu chuyện.
b. Phần mở đầu cuốn sách đã giới thiệu về nhân vật chính – một chú chó tên là Bê-tô. Từ đó gợi sự tò mò cho người đọc về những tình huống xảy ra sau này.
c. Qua trang sách, người đọc đã gặp được gia đình chủ của Bê-tô gồm có Ni, ba, mẹ. Ngoài ra còn có những người bạn của Bê-tô: Lai-ca, Bi-nô…
d.
- Sau khi đọc xong câu chuyện, người đọc còn nhớ đến tình bạn của Bê-tô và Lai-ca hay Bi-nô.
- Lí do yêu thích cuốn sách: Một câu chuyện hài hước, thú vị dưới cái nhìn của một chú chó. Truyện cũng chứa đựng nhiều bài học nhân văn sâu sắc.
Phần 3: Gặp gỡ tác giả
Câu 1. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?
– Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ ông đã đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương, đã biết thả hồn cùng vẻ đẹp thanh thoát, hùng vĩ của dốc dựng, thác đổ, suối tuân… nơi “tận cùng bờ cõi”.
– Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về núi rừng, quê hương với tình yêu tha thiết, sâu nặng.
Câu 2. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?
Câu 3. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?
Những câu thơ được dẫn là dẫn chứng dùng để chứng minh cho nội dung của bài viết.
Câu 4. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?
Câu cuối cùng của bài viết như một lời giải thích cho những câu mở đầu.
Phần 4. Phiêu lưu cùng trang sách
Câu 1. Cùng xem một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan đến các chủ đề đã học.
Bộ phim: Hoàng tử bé, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…
Câu 2. Thảo luận và so sánh để thấy những điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách (hoặc tác phẩm đã đọc).
– Điểm tượng đồng: Cốt truyện
– Điểm khác biệt:
- Sách: Thể hiện qua bằng ngôn ngữ viết, cảm nhận các nhân vật, hình ảnh, âm thanh, hành động… bằng cách tưởng tượng
- Phim: Thể hiện qua ngôn ngữ nói, cảm nhận nhân vật, hình ảnh, âm thanh, hành động… trực tiếp.
Câu 3. Cùng thiết kế một pô-xtơ nhằm giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bìa cuốn sách yêu thích.
Học sinh tự thiết kế theo khả năng của bản thân.