Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 88 – Chân trời sáng tạo 6, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 88), thuộc sách Chân
Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 88), thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 88)
Câu 1. Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau:
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ,nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
– Câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.
– Công dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Câu 2. Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây bằng dấu chấm phẩy được không? Vì sao?
Trải Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyện bí,…
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc – nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)
Không cần thiết phải sử dụng dấu chấm phẩm trong trường hợp này, vì đây chỉ là một phép liệt kê đơn giản.
Câu 3. Em hãy đọc lại các văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Trái Đất – mẹ của muôn loài và cho biết:
a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?
Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: hình ảnh, đề mục.
b. Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh họa cho những nội dung nào của văn bản này?
Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh họa cho nghi thức cúng Thần Lúa.
Viết ngắn:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.
Gợi ý:
Khung cảnh cánh đồng lúa quê em khi hoàng hôn thật đẹp biết bao. Phía phương Tây, bầu trời đỏ rực như lửa cháy. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu khổng lồ đang lặn dần về phía chân trời. Dường như ông đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Từng đám mây lững thững trôi trên bầu trời. Trên cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo gió; màu lúa chín vàng bao trùm khắp cả cánh đồng; hương lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời. Chiều xuống, các bác nông dân đang hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Phía xa, đám trẻ con đang chơi thả diều. Quê hương lúc này thật yên bình mà thơ mộng.