Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản. Mong
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp bài Soạn văn 11: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản, sẽ vô cùng hữu ích.
Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Xem Tắt
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
I. Dùng kiểu câu bị động
Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Câu bị động trong đoạn trích: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả
b. Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
c. Khi thay câu chủ động vào câu bị động thì sự liên kết ý ở đoạn văn đã có thay đổi. Câu văn trên sẽ không tiếp tục hướng đến đối tượng “hắn” mà chuyển sang “một người đàn bà”.
Câu 2. Xác định câu bị động trong đoạn trích ở SGK và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản.
- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”.
- Tác dụng: Tạo sự liên kết ý với các câu văn trước đó, tiếp tục nói đến đối tượng “hắn”.
Câu 3. Viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có sử dụng câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó.
Gợi ý:
– Đoạn văn: Nam Cao sinh năm 1917, mất năm 1951. Tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân. Quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú. Trước Cách mạng, các sáng tác của ông chủ yếu viết về người nông dân và người trí thức với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Sau Cách mạng, tác phẩm của ông chủ yếu hướng đến phục vụ kháng chiến. Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Giải thích:
- Câu bị động: Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác dụng: Tạo sự liên kết ý với các câu văn trước đó, tiếp tục nói đến đối tượng được nhắc đến trong đoạn văn là nhà văn Nam Cao.
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện yêu cầu.
a. Xác định khởi ngữ và các câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn. (Khởi ngữ: Hành)
b. So sánh tác dụng: Câu có khởi ngữ sẽ liên kết chặt chẽ với câu trước, nhấn mạnh nội dung được nhắc đến ở khởi ngữ.
Câu 2. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau:
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. /…/.”
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
A. Các anh lái xe nhận xét về mắt tôi: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
B. Mắt tôi được các anh lái xe bảo là: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
C. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
D. Mắt tôi theo lời các anh lái xe là có cái nhìn xa xăm.
Gợi ý: C
Câu 3. Xác định khởi ngữ trong mỗi đoạn trích ở SGK và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt.
a.
– Khởi ngữ: Tự tôi
– Phân tích đặc điểm:
- Vị trí của khởi ngữ trong câu: đầu câu.
- Dấu hiệu: dấu phẩy.
- Tác dụng: tạo ra sự liên kết với nội dung ở câu trước.
b.
– Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.
– Phân tích đặc điểm:
- Vị trí: đầu câu
- Dấu hiệu: dấu phẩy
- Tác dụng: tạo ra sự liên kết với nội dung ở câu trước.
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:
a. Phần in đậm nằm ở đầu câu.
b. Cấu tạo: Cụm động từ (động từ trung tâm thấy).
c.
- Chuyển phần in đậm về sau chủ ngữ: Bà già kia thấy thị hỏi bật cười.
- Nhận xét: Sau khi chuyển phần in đậm, câu văn có hai thành phần vị ngữ. Ý nghĩa của câu văn không thay đổi, nhưng tính liên kết với câu văn trước đó bị mất đi.
Câu 2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã lựa chọn câu nào trong số các kiểu câu nêu dưới? Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
“- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
/…/
– Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.”
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
A. Khi nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
B. Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
C. Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
D. Liên nghe tiếng An, đứng dậy trả lời:
Gợi ý:
- Đáp án: C
- Nguyên nhân: Không chỉ phù hợp về nội dung, mà còn tạo sự liên kết với câu trước đó.
Câu 3. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.
b. Tác dụng: Đưa ra thông tin quan trọng cho câu văn.
IV. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
1. Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống đểu chiếm vị trí đầu câu trong những câu chứa chúng.
2. Các thành phần kể trên thường thế hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước.
3. Việc sử dụng những thành phần trên có tác dụng liên kết ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.