Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện, Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu một số bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện, mời các bạn cùng tham khảo.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện, đây là một tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức về cách làm văn thuyết minh.
Nồi cơm điện là một vật dụng không thể thiết trong nhà chúng ta, nó giúp cho việc nấu cơm của mình trở nên dễ dàng hơn. Sau đây, sẽ là dàn ý và một số bài văn mẫu Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Dàn ý thuyết minh về chiếc nồi cơm điện
I. Mở bài:
– Giới thiệu chiếc nồi cơm điện: Một vật dụng không thể thiếu trong gia đình người Việt.
II. Thân bài:
– Giới thiệu khái quát: Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng dùng để làm chín cơm, gồm một nguồn nhiệt, một nồi nấu, một thiết bị cảm ứng nhiệt và vỏ ngoài.
– Nguồn gốc xuất xứ của chiếc nồi cơm điện: Thời gian, địa điểm, do ai sáng chế, ra mắt công chúng vào thời điểm nào, trải qua thời gian có những cải tiến gì so với chiếc nồi cơm điện ban đầu?
– Cấu tạo: Gồm phần vỏ, phần nhiệt, dây cắm điện và hệ thống điều khiển điện tử.
+ Dây dẫn được thiết kế nhỏ gọn, có thể rút gọn, vỏ làm bằng nhựa chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao.
+ Ruột nồi làm bằng gang hoặc kim loại bền, có những vạch đều nhau phân chia lượng nước.
+ Phía ngoài vỏ là bảng cảm ứng điện tử có các nút phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như nấu, hấp,… Có nồi cơm điện cơ thì chỉ có chức năng nấu cơm.
– Cách thức hoạt động:
+ Sau khi vo gạo và đổ lượng nước phù hợp, đặt phần lõi vào khoảng trống trong nồi, cắm dây điện và bấm nút nấu.
+ Cơm chín, nồi cơm sẽ có báo hiệu như tiếng kêu, bảng cảm ứng điện tử hiện màu báo hiệu đặc trưng và chuyển về chế độ ủ ấm.
– Vai trò:
+ Việt Nam là một nước nông nghiệp với lúa gạo là thành phần chính trong bữa cơm nên nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
+ Tùy thuộc vào nhu cầu và giá thành, nồi cơm điện có nhiều loại nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại được trang bị thêm chức năng làm bánh, hấp cách thủy,…
– Bảo quản:
+ Lựa chọn nồi cơm điện vừa phải đúng nhu cầu sử dụng.
+ Lau vỏ nồi và ruột nồi thường xuyên, đặc biệt chú ý khu vực thoát hơi nước do dễ dính cặn bẩn.
+ Sau mỗi ngày đều rửa nồi gang sạch sẽ, hong khô. Trước khi cho nồi vào cắm điện phải lau sạch nước xung quanh để tránh cháy vỏ nồi.
III. Kết Bài:
– Nồi cơm điện là một phần không thể thiếu trong căn bếp Việt.
Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện – Mẫu 1
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.
Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc – Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi. Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.
Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài. Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.
Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra. Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ “hâm nóng” để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.
Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thế thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm… Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.
Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm báo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc. Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện. Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.
Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện – Mẫu 2
Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.
Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.
Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.
Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận:
Thân nồi: bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt.Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện.
Mâm nhiệt: bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu.
Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn.
Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phận tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống… đều là các chức năng tự động khi cơm chín.
Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không ? tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.
Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.
Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện – Mẫu 3
Trong thời đại hiện nay thì với cuộc sống bận rộn dường như mọi phụ nữ hay cả khi đàn ông ông vào bếp thì họ phần lớn đều không thích cảnh nấu cơm bằng củi hay ga nữa vì sẽ rất lâu và khó mà có nồi cơm ngon được. Cơm điện được dùng qua hiện tượng tỏa nhiệt của lò xo gắn ở trong nó nhờ làm nóng bởi nguồn điện nhờ vậy mà cơm có thể chín đều và ngon.
Nồi cơm điện thường được làm bằng gang, thiếp, inox,… Nó gồm có hai phần chính là vỏ nồi và ruột nồi. Vỏ nồi thường được phủ nhựa để cách nhiệt, gồm có bộ phận điều khiển, ổ cắm điện, nắp nồi. Ruột nồi bên trong có một lò xo được cấu tạo rất đặc biệt, được làm để chịu lực và truyền nhiệt tốt, thành nồi được mạ kim loại để làm ấm đều xoong.
Cách sử dụng: Ta chỉ cần đặt nhẹ xoong vào nồi, đậy nắp lại, găm phích điện rồi nhấn nút Cook trên bộ phận điều khiển là đã có thể sử dụng được. Chức năng và đặc điểm: vừa nhỏ gọn, rất dễ đem theo đi xa cho những bữa picnic. Ngoài công dụng nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể nấu cháo, luộc khoai,… Thao tác sử dụng đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian công sức,….Cách bảo quản: không được tác dụng lực mạnh lên nồi cơm điện vì sẽ dễ làm móp méo, nên biết sử dụng đúng cách để đảm bảo độ bền của nồi cơm,….
Hiện nay nồi cơm điện hiện đang là một vận dụng không thể thiếu, đối với hầu hết người tiêu dùng Việt từ nông thôn đến thành thị. Chính vì vậy mà nhu cầu tìm được một sản phẩm vừa túi tiền và có chất lượng luôn được đặt ra.
Theo tìm hiểu trên thị trường, nồi cơm điện có rất nhiều loại, những loại nồi thông dụng dùng trong gia đình thường có dung tích từ 0,6 đến 1,8 lít và được phân làm 2 loại là nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử, với giá khoảng từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng.Vì vậy, khi mua nồi cơm điện người tiêu dùng nên chú ý dung tích của nồi, để phụ thuộc vào số người trong gia đình. Ví dụ như một người ăn thì nên chọn 0,6 lít, 2 — 4 người nên chọn dung lượng nồi là 1,2 lít…
Đặc biệt đối với nồi cơm điện cơ loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ khá lâu, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm. Loại nồi này chỉ có 2 chức năng: nấu chín và giữ ấm thông thường, vì thế mà giá của chúng chỉ tầm từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng, và tất nhiên cũng có sản phẩm giá cao hơn, tùy hãng sản xuất và dung tích nồi.Các loại nồi cơm điện cơ phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, là các loại Panasonic, Sharp, Cuckoo….
Còn đối với nồi điện tử là loại nồi dành cho những gia đình thích hình thức đẹp và có nhiều tính năng. Bởi vì nồi cơm điện này được thiết kế với kỹ thuật khá cao, có khả năng tự điều chỉnh các chức năng nấu khác nhau, nhờ một chip điện tử đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng, hầm canh…. Với đặc thù là một nồi có nhiều tính năng hiện đại, nên loại nồi này thường có giá đắt hơn khoảng trên 1 triệu đồng/cái.Những loại nồi cơm điện tử phổ biến hiện nay và được nhiều người lựa chọn dùng là Tiger, Panasonic, Fuji xuất xứ Nhật…
Với những tính năng và phân tích như trên, người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng gia đình. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các chủ kinh doanh thì loại nồi phổ biến mà người tiêu dùng hay lựa chọn đó là nồi cơm điện cơ. Bởi giá cả phải chăng, đơn giản, có thể dùng tự động và độ bền cao, phù hợp với những gia đình có kinh tế trung bình.
Riêng đối với những gia đình khá giả hơn, thích nhiều tính năng và công dụng khác nhau thì có thể dùng nồi cơm điện tử. Mẫu mã khá đa dạng và bắt mắt, tuy nhiên độ bền không được cao như nồi cơm điện cơ.
Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện – Mẫu 4
Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện. Không thể phủ nhận được rằng, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi như chúng ta nấu những các bếp khác.
Theo tài liệu ghi lại thì ta biết được từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa. Và ta như thấy được chính vào những năm 1940, thì lúc này ta như thấy được công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai.
Và lúc này đây thì ta như thấy được chính chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi lúc này cũng như đã nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Đặc biệt ta như thấy được, chính với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp biết bao nhiêu.
Thế rồi, trải qua một thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970. Và lúc, là chiếc nồi đầu tiên được hoàn chỉnh nó dường như cũng đã đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Có thể công nhận được đây chính là một sự nghiên cứu và thành quả đáng tự hào của người Nhật Bản. Thông qua đây ta cũng như đã có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.
Cấu tạo của nồi cơm điện mà chúng ta ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận đó chính là thân nồi. Thân nồi thì ở bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt. Và cũng dễ nhận thấy được thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong nó dường như cũng đã được tỏa nhiệt, thế rồi ta như thấy được chính với lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Thêm một lớp nữa đó chính là ở lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện như chúng ta dùng như hiện nay.
Mâm nhiệt cũng được đánh giá chính bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Dễ nhận thấy được cứ một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu. Còn đối với bộ phận xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn không bị cháy.
Nhận thấy được một chiếc nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phận tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, và lại còn có bộ điều khiển đồng bộ hệ thống… đều là các chức năng tự động khi cơm chín giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức.
Bạn cũng nên nhớ rằng khi chúng ta mà mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng. Bước đầu tiên đó chính là kiểm tra và thử các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không? Lời khuyên cho bạn tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm.
Còn như ta đã biết thì chính với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc lúc này đây thì nó lại có giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Thực sự ta như thấy được chính những người tiêu dùng mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam và lại có giá thành rẻ và bền.
Khi bạn mà sử dụng nồi cơm điện dài lâu thì bạn nên phải sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong bạn nhé. Còn nữa, đó chính là khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Đặc biệt hơn bạn cũng phải nhớ đó chính là khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon và dẻo được. Còn trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.
Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện – Mẫu 5
Với truyền thống là nghề nông nghiệp trồng lúa nước, từ lâu cơm đã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn chính của người Việt. Chính vì vậy, nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng quan trọng trong gia đình, giúp cả nhà có một bữa cơm ngon, nhanh gọn và tiện lợi.
Nồi cơm điện ra đời cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại nên vào những năm 1940 công ty Mitsubishi tại Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất ra loại nồi cơm điện sơ khai. Sau đó, trải qua một thời gian nghiên cứu và phát triển, nồi cơm điện đã được hoàn thành vào năm 1970.
Có thể thấy nhờ có sự ra đời nồi cơm điện đã thay thế cho các loại nồi nấu bằng bếp than, bếp củi,… vừa tốn nhiều thời gian lại dễ bị bụi bẩn trước kia. Cũng từ đây, khi đến được tay người tiêu dùng, những người nội trợ cũng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho việc nấu cơm.
Nồi cơm điện được thiết kế rất gọn gàng, phù hợp với không gian bếp của mỗi gia đình. Nó có một dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng. Phần vỏ được làm từ nhựa cứng chịu được sức nóng tốt, có nắp đậy phía trên, bên dưới có nút điều khiển và đèn báo hiệu cơm đang nấu hoặc đã chín. Xung quanh vỏ nồi còn được phủ một lớp sơn để trang trí cho nồi thêm đẹp mắt.
Vì vậy có rất nhiều loại nồi được trang trí khác nhau phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Ruột nồi là nơi chứa gạo, thường được làm từ kim loại. Ngày nay người ta đã cải tiến phần ruột có khả năng chống dính cao, dễ dàng tách rời phần ruột để tiện cho người dùng khi đổ gạo vào bên trong cũng như vệ sinh nồi. Ngoài ra, bên trong ruột nồi còn có khắc nổi những vạch chia đo gạo và nước để giúp chúng ta nấu cơm ngon hơn với lượng nước và gạo vừa đủ.
Là một thiết bị gia dụng phổ biến, nồi cơm điện rất dễ sử dụng. Chúng ta chỉ cần đổ nước sạch và gạo vào bên trong của ruột nồi sau đó đậy nắp, bấm nấc cảm nhiệt về vị trí ban đầu là có được một nồi cơm ngon chỉ sau khoảng 20 phút. Khi nồi cơm điện hoạt động, nhờ có dây dẫn nhiệt hỗn hợp gạo và nước sẽ được làm nóng dần, đến khi nhiệt độ đạt 100 độ C, nước sẽ chuyển sang dạng hơi nóng nên nồi cơm cũng chuyển theo sang chế độ hâm nóng để giữ nồi cơm chín ở nhiệt độ an toàn.
Để giữ cho nồi cơm được bền, người sử dụng cũng cần biết cách để bảo vệ nồi. Chúng ta nên thường xuyên vệ sinh nồi sau mỗi lần nấu cơm và trước khi nấu cơm cần lau khô đáy của ruột nồi rồi mới cho vào. Khi nấu chúng ta không nên mở nắp nồi quá nhiều cũng như để nồi ủ lâu quá 12 tiếng đồng hồ. Đặc biệt không được để nồi gần các vị trí gần lửa dễ gây cháy nổ.
………….
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây