Soạn bài Các mùa trong năm (trang 80), Soạn bài Các mùa trong năm trang 8 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học
Soạn bài Các mùa trong năm trang 8 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc hiểu, luyện tập và trao đổi.
Việc soạn bài trước các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Các mùa trong năm sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Xem Tắt
Soạn bài Các mùa trong năm phần Chia sẻ
Câu 1. Mỗi bức tranh dưới đây thể hiện mùa nào trong năm? Vì sao em biết?
Trả lời:
– Bức tranh số 1 là mùa đông vì có bạn nhỏ mặc quần áo ấm.
– Bức tranh số 2 là mùa xuân vì có chim én bay trên bầu trời.
– Bức tranh số 3 là mùa thu vì lá rơi bay trong gió.
– Bức tranh số 4 làm mùa hè vì có bạn nhỏ đang thả diều.
Câu 2. Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời tiết mỗi mùa thế nào (nóng hay lạnh, nhiều mưa hay nhiều nắng…)?
Trả lời:
Nơi em ở có 4 mùa đó là: xuân, hạ, thu và đông.
– Mùa xuân thì có mưa phùn, gió bắc.
– Mùa hạ thì nắng nóng, mưa nhiều do ảnh hưởng của các cơn bão.
– Mùa thu thì hơi se se lạnh.
– Mùa đông thì lạnh buốt.
Soạn Bài đọc 1: Chuyện bốn mùa trang 81
Đọc hiểu
Trả lời:
Ghép từ ngữ ở bên A với nghĩa phù hợp ở bên B:
a- 3 b- 1 c- 2
Câu 1. Câu chuyện có mấy nàng tiên? Mỗi nàng tiên tượng trưng cho mùa nào?
Trả lời:
Câu chuyện có 4 nàng tiên, mỗi nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Câu 2. Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có gì hay?
Trả lời:
Theo các nàng tiên, mỗi mùa đều có điều hay:
– Mùa xuân: cây cối đâm chồi nảy lộc.
– Mùa hạ: cây cối đơm trái ngọt.
– Mùa thu: có đêm trăng rước đèn.
– Mùa đông: có giấc ngủ ấm trong chăn.
Câu 3. Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều dáng yêu như thế nào?
Trả lời:
Theo lời bà đất, mỗi mùa đều có ích đều đáng yêu:
– Mùa xuân làm cho cây lá tươi tốt.
– Mùa hạ cho trái ngọt hoa thơm.
– Mùa thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường.
– Mùa đông ủ mầm sống dể xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
Luyện tập
Câu 1. Sử dụng câu hỏi Vì sao?, hỏi đáp với bạn:
a) Vì sao mùa xuân đáng yêu?
b) Vì sao mùa hạ đáng yêu?
c) Vì sao mùa thu đáng yêu?
d) Vì sao mùa đông đáng yêu?
Trả lời:
a) Vì mùa xuân giúp cây cối đâm chồi nảy lộc.
b) Vì mùa hạ giúp cây đơm trái ngọt.
c) Vì mùa thu làm cho trời xanh cao.
d) Vì ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
Câu 2. Em cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong 2 câu in nghiêng?
Mùa thu, con đường em đi học hằng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông hoa cúc xinh xắn dịu dàng lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo ríu ran.
Trả lời:
Mùa thu, con đường em đi học hằng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông hoa cúc xinh xắn, dịu dàng, lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo ríu ran.
Bài viết 1
Câu 1. Nghe – viết: Chuyện bốn mùa (từ “Các cháu mỗi người một vẻ..” đến “… đâm chồi nảy lộc.”)
Câu 2. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hay tr?
Trăng …òn như quả bóng
Lơ lửng …eo lưng trời
Gió đùa mây …e kín
Trăng …ốn vào mây trời.
b) Vần êt hay êch?
Ngoài thêm chênh ch… trăng soi
Sợi vàng d… với muôn loài cỏ cây
Chim rừng cũng m… thôi bay
Chỉ còn tiếng … đâu đây vọng về.
HOÀNG MINH
Trả lời:
a) Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời
Gió đùa mây che kín
Trăng trốn vào mây trời
b) Ngoài thêm chênh chếch trăng soi
Sợi vàng dệt với muôn loài cỏ cây
Chim rừng cũng mệt thôi bay
Chỉ còn tiếng ếch đâu đây vọng về.
Câu 3. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hay tr?
Cây …e ….e mưa …úc mừng cây …úc
b) Vần êt hay êch?
Chênh l…. k…. quả trắng b….. ngồi b…..
Trả lời:
a) cây tre, che mưa, chúc mừng, cây trúc.
b) chênh lệch, kết quả, trắng bệch, ngồi lệch.
Câu 4. Tập viết
a) Viết chữ hoa
b) Viết ứng dụng: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Soạn bài đọc 2: Buổi trưa hè trang 84
Đọc hiểu
Câu 1. Tìm những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh.
Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh trong khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh là: lim dim, nằm im, êm ả.
Câu 2. Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động gì?
a) Hoạt động của con vật.
b) Hoạt động của con người.
Trả lời:
Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động:
a) Hoạt động của con vật: bò nghỉ ngơi, bướm chập chờn, tằm ăn dâu
b) Hoạt động của con người: bé ngủ trưa, bà thay lá dâu cho tằm
Câu 3. Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh nào? Chọn ý đúng:
a) Tiếng tằm ăn dâu
b) Tiếng mọi người lao xao
c) tiếng mưa rào
Trả lời:
Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh:
a) Tiếng tằm ăn dâu
Câu 4. Vì sao giữa buổi trưa hè có thể nghe thấy âm thanh nói trên? Chọn ý đúng:
a) Vì trưa hè rất nắng
b) Vì trưa hè rất yên tĩnh
c) Vì trưa hè nhiều gió.
Trả lời:
Giữa buổi trưa hè có thể nghe thấy âm thanh nói trên vì:
b) Vì trưa hè rất yên tĩnh.
Luyện tập
Câu 1. Tìm một từ chỉ hoạt động, một từ chỉ đặc điểm trong bài thơ Buổi trưa hè.
Trả lời:
- Từ chỉ hoạt động: cày, nghe, dậy,…
- Từ chỉ đặc điểm: lim dim, ngẫm nghĩ,…
Câu 2. Hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về buổi trưa hè.
Trả lời:
Đặt câu: Buổi trưa hè oi ả, bà dậy thay lá cho tằm.
Bài viết 2
Câu 1. Nói về một mùa mà em yêu thích.
Câu 2. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 -5 câu về một mùa mà em yêu thích.
Trả lời:
Một năm có bốn mùa, thì em yêu thích nhất chính là mùa hè. Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 4 hằng năm, đôi khi sẽ muộn hơn một chút. Khi đó, trời trở nên nóng bức hơn nhiều. Ông mặt trời ra sức chiếu vô vàn những ánh nắng xuống mặt đất. Cây cối khắp nơi xanh tốt, um tùm. Học sinh được nghỉ ở nhà, thỏa sức nô đùa, vui chơi. Chúng em sẽ được đi tắm biển, đi về quê thăm ông bà, đi du lịch… Mùa hè thật là vui!