Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài bài thơ Bếp lửa (40 Mẫu), Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài bài thơ Bếp lửa mang tới 40 mẫu kết bài hay nhất, giúp các
Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài bài thơ Bếp lửa mang tới 40 mẫu kết bài hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo. Từ đó sẽ viết đoạn kết bài cô đọng, súc tích nhất cho đề bài phân tích bài thơ Bếp lửa, phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa, phân tích đoạn 2….. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Xem Tắt
- 1 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt
- 1.1 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 1
- 1.2 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 2
- 1.3 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 3
- 1.4 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 4
- 1.5 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 5
- 1.6 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 6
- 1.7 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 7
- 1.8 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 8
- 1.9 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 9
- 1.10 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 10
- 1.11 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 11
- 1.12 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 12
- 1.13 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 13
- 1.14 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 14
- 1.15 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 15
- 1.16 Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 16
- 2 Kết bài phân tích khổ thơ đầu bài Bếp lửa
- 3 Kết bài phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa
- 4 Kết bài phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa
- 5 Kết bài phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa
- 6 Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa
- 7 Kết bài cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 1
“Tác phẩm là kết tinh tâm hồn người sáng tác”. Bài thơ “Bếp lửa” đã thể hiện được tất cả tình yêu thương của Bằng Việt đối với người bà kính yêu của mình. Chính tình cảm bà cháu thiêng liêng ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ xúc động và mang nhiều ý nghĩa.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 2
Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm cho các thế hệ chúng ta cần phải nhớ về cội nguồn, nhớ về những nơi đã sinh ra ta khôn lớn, nhớ về những hình ảnh thiêng liêng bên bếp lửa để giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 3
Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế… Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 4
Hình ảnh “bà dạy cháu làm”, bà dạy cháu cháu cách làm người, dạy cháu tự lập cho cuộc sống của mình, bà dạy cháu yêu thương gia đình, và hình ảnh “bà chăm cháu học” bà dạy cho cháu từng nét chữ, bà cho cháu kiến thức mai sau giúp ích cho đất nước. “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” đứa cháu nhỏ lo lắng cho bà, nhìn thấy bà cực nhọc đứa cháu cùng bà nhóm lên bếp lửa giúp bà đỡ đi phần nào nhọc nhằn. Sau đó lại là lời trách tu hú của đứa trẻ thơ ngây, trách tu hú sao lại chẳng đến ở với bà, giúp bà đỡ đần công việc, để bà đỡ cô quạnh buồn tủi, mà tu hú cứ mãi ham chơi trên những cánh đồng kia.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 5
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa” vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 6
Đó là tiếng chim tu hú kêu. Âm thanh ấy sao mà da diết, khắc khoải, mà buồn thương thế! Nó ngân dài lê thê suốt cả khổ thơ, là âm thanh của quá khứ dội về hiện tại, làm kỷ niệm như đang sống dậy trong tâm hồn cháu. Ôi những kỉ niệm ấy, có cả đắng và ngọt, cô đơn và hạnh phúc! Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa, lâng lâng trong lòng người cháu xa xứ. Trong văn học nghệ thuật, tiếng chim tu hú là biểu tượng của một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi. Trong thực tế, tu hú lại là một loài chim bất hạnh, không biết ấp trứng và làm tổ.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 7
Tuổi thơ ấy thật gian khổ, nhọc nhằn và vất vả. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Cụm từ “đói mòn đói mỏi” đã diễn tả xúc động về cái khổ của con người, của cuộc sống trong thời kỳ đó. Ta chợt nhớ đến lời thơ của Tố Hữu miêu tả tình cảnh nhân dân ta ngày ấy:
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 8
Bài thơ “Bếp lửa” với câu từ giản dị, cách viết nhẹ nhàng nhưng dường như khiến người đọc thấy cay cay ở khóe mắt. Một bài thơ tràn đầy tình yêu, tràn đầy hạnh phúc giữa đắng cay cuộc đời.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 9
Trong cái nạn đói ghê rợn của năm 1945, những ngày nghèo đói, vất vả thì chính bà là người đã gắn bó với nhà thơ, xua bớt đi cái không khí của nạn đói ấy. Mùi khói bếp đã trở thành một phần kí ức của đứa cháu nhỏ. Đứa trẻ lên 4 ấy đã sống trong tình yêu thương, che chở của bà. Ngọt ngào ký ức đan quyện mùi khói – kí ức có bà, có mái bếp ấm nồng tình thân.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 10
Nếu ở trong những dòng thơ đầu, nhà thơ tái hiện lên cho người đọc những hình ảnh và kỉ niệm của tác giả với bà và bếp lửa của bà thì ở những dòng thơ sau, nhà thơ Bằng Việt lại làm hiện lên những kí ức đau thương mà có lẽ cho đến hiện tại, tác giả vẫn khó có thể quên được
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 11
Kỷ niệm về bà không chỉ là những ngày tháng dẫu gian nan nhưng êm đềm vì có bà bên cạnh. Cũng có lúc đau buồn đến tuyệt vọng:
Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi.
Ai đã từng chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh, cảnh ngôi nhà thân yêu đổ nát tan hoang, mới cảm nhận được nghị lực phi thường trong lời nói bình thản, giản dị của bà.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 12
Và cuối cùng người bà kì diệu ấy, nhóm dậy chính là thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và nhân cách sống. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa để ngọn lửa ấy cháy sáng mãi mãi, trở nên bất diệt trong lòng cháu, là ngọn lửa của niềm tin, sức mạnh nâng đỡ cháu trong những phút yếu lòng. m điệu thơ dào dạt như sóng dồi, những từ láy “ấp iu”, “nồng đượm” càng làm tăng thêm tính biểu cảm và sức gợi cảm xúc của khổ thơ, giống như những con sóng lòng tha thiết bồi hồi của người cháu đang trào ra trên trang giấy. Để rồi, trong lặng nhẹ và dịu êm, những suy nghĩ thấm thía, sâu sắc của cháu sáng lên.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 13
Bài thơ “Bếp lửa” khép lại nhẹ nhàng mà tràn đầy dư vị, còn đọng lại mãi hình ảnh bà và bếp lửa, làn khói mờ ảo sớm mai, vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh ảo thể hiện tình yêu của tác giả với bà, cũng là với quê hương đất nước. Từ một hình ảnh bình dị quen thuộc, Bằng Việt đã khắc họa chân thực những kỷ niệm và cảm xúc đong đầy.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 14
“Bếp lửa” là bài thơ chân thực, sinh động mà giàu cảm xúc đã góp phần khẳng định tài năng, tâm hồn nghệ thuật của nhà thơ Bằng Việt. Qua bài thơ, qua hình ảnh bếp lửa và người bà cùng những cảm xúc nhà thơ gợi ra cho người đọc, ta càng thêm yêu và trân trọng hơn hồn thơ Bằng Việt cũng như những sáng tác văn chương của ông.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 15
Giữa đống tro tàn mất mát, đau thương bà vẫn nhóm lên ngọn lửa tin yêu và hy vọng: Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Thời gian sớm chiều cho thấy sự bền bỉ, kiên trì của bà. Ở đây có sự chuyển hóa từ bếp lửa thành ngọn lửa, ngọn lửa ấy chứa đựng lòng yêu thương chan chứa của bà; ngọn lửa còn là đức tin trong sáng bất diệt; hơn thế nữa, ngọn lửa đó sẽ là ngọn đuốc soi sáng tâm hồn, và tương lai cháy sau này. Bà là kí ức đẹp đẽ, bà là người đã thắp lên trong cháu niềm tin và tương lai cao cả.
Kết bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 16
Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn.
Kết bài phân tích khổ thơ đầu bài Bếp lửa
Kết bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 1
Từ đây ta thấy rằng trong trái tim tác giả hình ảnh người bà thiêng liêng biết là bao, có cả một vùng trời thương nhớ về người bà, một câu “cháu thương bà” cũng sẽ đọng lại trong ta một ý nghĩa sâu sắc.
Kết bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 2
Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…
Kết bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 3
Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.
Kết bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 4
Như vậy, với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Có thể coi đây là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ. Từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ sẽ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa, về người bà và cả những kỉ niệm buồn vui khi còn bên cạnh bà.
Kết bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 5
Bằng lời thơ đầy cảm xúc, giản dị, mà chân thành, hình ảnh mang tính biểu tượng cao và qua dòng hồi tưởng của đứa cháu, đoạn thơ đã gợi lại những kỉ niệm sâu sắc theo cháu suốt những ngày còn thơ dại. Đồng thời thể hiện được tình cảm bà cháu sâu nặng, ân tình và sự biết ơn, trọng của người cháu dành cho người bà thân yêu.
Kết bài phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa
Kết bài phân tích khổ 2 bài Bếp lửa – Mẫu 1
Lời thơ giản dị, đậm chất văn xuôi. Người đọc như đang lạc vào một câu chuyện cổ tích về tuổi thơ của người cháu. Ở đây, bà là một bà tiên, luôn gắn bó, chăm sóc, che chở về cả tinh thần lẫn vật chất cho cháu. Tình yêu thương của bà, tấm lòng nhân hậu của bà như xua tan đi bao đau thương, bao khổ cực chiến tranh. Khổ thơ đã trở thành một trong những khổ thơ gây xúc động lòng người trong cả bài thơ.
Kết bài phân tích khổ 2 bài Bếp lửa – Mẫu 2
Chính mùi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?
Kết bài phân tích khổ 2 bài Bếp lửa – Mẫu 3
Giọng thơ tha thiết, trìu mến, trầm lắng tác giả đã kể cho ta nghe về kỉ niệm năm lên bốn tuổi của mình cùng những hình ảnh không thể nào quên. Đọc thơ, có một chút nghẹn ngào pha thêm sự xót xa đau đớn.
Kết bài phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa
Kết bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 1
Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà… từ những năm tháng tuổi thơ vọng về. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ…
Kết bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 2
Tiếng chim tu hú khép lại khổ thơ mà cứ như xoáy sâu vào tâm trí kẻ xa quê đang dáo dác kiếm tìm những kỉ niệm yêu thương… Âm điệu trong khổ thơ thật da diết, trầm buồn, phù hợp với tâm trạng của thi sĩ: nỗi nhớ quê, nhớ bà da diết, sâu đậm, day dứt…
Kết bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 3
Qua đoạn thơ này ta thấy hiện lên một căn nhà quạnh quẽ giữa đồng, chỉ hẩm hút có một già một trẻ. Đứa trẻ thì “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn bà thì ốm yếu hom hem. Bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu. Vậy mà bà còn “bảo cháu làm, chăm cháu học” bên cạnh cái bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu đắng cay nữa mà đó là hình ảnh của một căn nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh sống.
Kết bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 4
Vì thế, bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng, chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình và bà là sự kết hợp thiêng liêng cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy trong những chuyến đi xa bận công tác của bố mẹ. Cho nên, người cháu luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Chỉ một mình chữ “thương” thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình.
Kết bài phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa
Kết bài phân tích khổ 4 bài Bếp lửa – Mẫu 1
Đức hy sinh, tần tảo; sự nhẫn nại, kiên trì trụ thật vững trong lòng bà đến cảm động! Cháu nhớ đến bà, nghĩ về bà và cảm nhận được rằng: bà đang hiện diện bên mình. Lời bà yêu thương, ấm lòng cứ như văng vẳng bên tai… Làm sao cháu có thể quên?
Kết bài phân tích khổ 4 bài Bếp lửa – Mẫu 2
Chiến tranh là một danh từ bình thường, nhưng đằng sau nó lại là một khung cảnh đầy mùi máu tanh, chiến tranh khiến biết bao con người hy sinh, gây ra đau khổ cho bao người và hai bà cháu trong bài thơ này cũng là một nạn nhân của chiến tranh. Gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi,… lúc này đây hình ảnh người bà hiện lên thật thiêng liêng thật đẹp với tấm lòng hy sinh cao cả.
Kết bài phân tích khổ 4 bài Bếp lửa – Mẫu 3
Sự kiên cường, vững vàng của người bà đã nuôi ông lớn, đã cho ông có một tuổi thơ thấm đậm tình thương. Qua khổ thơ càng khẳng định cho những người anh em trên mọi miền năm châu thấy được lòng kiên định, hiên ngang bất khuất của những người con đất Việt. Dù chiến tranh, dù tuổi tác cũng không làm ý chí con người bị lung lay.
Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa
Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 1
Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó, bởi nơi đây đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.
Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 2
Từ tình cảm bà cháu, bài thơ nâng dần thành tình cảm yêu làng quê, yêu Tổ quốc. Và hình tượng “bếp lửa” tượng trưng cho những kỉ niệm ấm lòng đã trở thành niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu, in sâu vào tâm hồn tác giả; là hành trang để người cháu bước vào đời, nâng cánh ước mơ cho cháu ở những phương trời xa…
Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 3
Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng “bếp lửa” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu chất suy tư đã làm say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như một triết lí thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Bằng Việt đã thể hiện lòng yêu thương, biết ơn bà sâu sắc. Lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi đã đi xa.
Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 4
Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng “bếp lửa” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu chất suy tư đã làm say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như một triết lí thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Bằng Việt đã thể hiện lòng yêu thương, biết ơn bà sâu sắc. Lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi đã đi xa.
Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 5
“Bếp lửa” là một bài thơ hay, kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố biểu cảm, tự sự và trữ tình, nhiều hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. Tình bà cháu trong bài thơ là tình cảm thiêng liêng, cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thành lặng. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khổ của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống Vì người cháu dù lớn khối, xa vòng tay bà vẫn nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho, cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn bất diệt. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng người đọc một tình cảm đẹp đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết bài cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa
Kết bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 1
Như vậy, thông qua nỗi nhớ thường trực, khắc khoải của người cháu, chúng ta có thể thấy được tình cảm sâu nặng đối với cội nguồn. Đồng thời, nỗi nhớ đó đã góp phần tô đậm hơn nữa tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý. Tất cả đã được làm nổi bật thông qua hệ thống hình ảnh thơ hết sức bình dị, gần gũi nhưng vẫn giàu sức gợi, tạo nên dòng cảm xúc chân thành, tha thiết nhưng vẫn ẩn chứa những bài học triết lí về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”và trân trọng quá khứ.
Kết bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 2
Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta. Nhất là khổ thơ cuối cùng đã cho ta cảm nhận được tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, lòng vị tha và sự bác ái. Nó nhóm lên trong lòng người đọc tình cảm mến yêu, kính phục và cả lòng biết ơn sâu sắc.
Kết bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 3
Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng “bếp lửa” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu chất suy tư đã làm say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như một triết lí thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Bằng Việt đã thể hiện lòng yêu thương, biết ơn bà sâu sắc. Lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi đã đi xa.
Kết bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 4
Từ những suy ngẫm của người cháu, khổ thơ cuối bài thơ “Bếp lửa” biểu hiện một triết lý sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.