Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài bài thơ Đồng Chí (42 mẫu), Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài bài thơ Đồng Chí mang tới 42 mẫu kết bài hay nhất, giúp các
Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài bài thơ Đồng Chí mang tới 42 mẫu kết bài hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, viết đoạn kết bài cô đọng nhất cho đề bài phân tích bài thơ, hình ảnh người lính, phân tích 7 câu thơ đầu, khổ cuối…. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Xem Tắt
- 1 Kết bài bài phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- 1.1 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 1
- 1.2 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 2
- 1.3 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 3
- 1.4 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 4
- 1.5 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 5
- 1.6 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 6
- 1.7 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 7
- 1.8 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 8
- 1.9 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 9
- 1.10 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 10
- 1.11 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 11
- 1.12 Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 12
- 2 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng chí
- 2.1 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 1
- 2.2 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 2
- 2.3 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 3
- 2.4 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 4
- 2.5 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 5
- 2.6 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 6
- 2.7 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 7
- 2.8 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 8
- 2.9 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 9
- 2.10 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 10
- 2.11 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 11
- 2.12 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 12
- 2.13 Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 13
- 3 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí
- 3.1 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 1
- 3.2 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 2
- 3.3 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 3
- 3.4 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 4
- 3.5 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 5
- 3.6 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 6
- 3.7 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 7
- 3.8 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 8
- 3.9 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 9
- 3.10 Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 10
- 4 Kết bài phân tích khổ cuối bài thơ Đồng Chí
- 4.1 Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 1
- 4.2 Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 2
- 4.3 Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 3
- 4.4 Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 4
- 4.5 Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 5
- 4.6 Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 6
- 4.7 Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 7
Kết bài bài phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 1
Văn chương nghệ thuật cần đến những con người biết nhìn hiện thực bằng trái tim. Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt vào bức tranh ấy một viên ngọc sáng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết. Để rồi khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca không quên trong lòng bạn đọc.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 2
Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 3
Bài thơ đã kết thúc nhưng nó sẽ còn sống mãi chừng nào con người chưa mất đi bản năng của chính mình: sự rung động. Quả thật văn chương đã tạo ra cho mình một thế đứng riêng còn mạnh hơn lịch sử. Cùng tái hiện lại một thời đau thương nhưng vĩ đại và hình tượng người chiến sĩ nhưng văn chương đã đến với người đọc theo con đường của trái tim, gây nên những xung động thẩm mĩ trong tâm hồn con người, làm thành sự xúc cảm tận đáy tâm hồn và những ấn tượng không thể nào quên. Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người cao cả kiên cường, những người lính dũng cảm bất khuất. Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh, với tình đồng đội trong sáng, thân ái. Chính những điều đó làm bài thơ “Đồng Chí” trên những trang giấy vẫn có lúc được lật lại, vẫn nhỏ từng giọt ngân vang, tưởng đến những con người thần kì mà bình dị với niềm tự hào kiêu hãnh, cho nay và mai sau mãi nhớ về.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 4
“Đồng chí” – Đọc xong bài thơ trong mỗi chúng ta đều lắng lại những cảm xúc dạt dào. Chúng ta đã cảm nhận được mối tình đồng chí đậm đà ấy qua những lời thơ nhẹ nhàng tha thiết như bài hát tâm tình của Chính Hữu. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã thắng lợi vẻ vang, trang sử vàng đã sang qua bao nhiêu giai đoạn mới, thế nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ Đồng chí ta như thấy rõ hình ảnh của anh bộ đội Cụ Hồ hiện lên sáng rực thật cao đẹp, thật thân thương trong những lời thơ của Chính Hữu.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 5
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu với chủ đề về tình đồng chí được triển khai xuyên suốt tác phẩm, đồng thời cũng làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Với lối thơ hàm súc, tác giả để lại những cảm xúc khó phai trong lòng người đọc.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 6
Bài thơ khép lại để lại cho chúng ta cảm xúc bồi hồi, đầy cảm phục về người bộ đội cụ Hồ trước những chông gai, nhọc nhằn. Đồng thời, cũng là những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà trong đó là cả một tâm hồn lãng mạn, đẹp đẽ. Bài thơ “Đồng chí” như tái hiện lại cuộc chiến gian khổ đầy đau thương, mất mát một cách chân thực, đó là tinh thần sắt đá, là dòng huyết quản sôi sục, là sự sẻ chia, chung vai của những người đồng chí, đồng đội.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 7
“Đồng chí” là bài thơ rất độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ – người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng”.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 8
Hai hình ảnh đều cảm động và chứa chan tình người lính, chứa chan chất thơ. Đồng chí là một bài thơ hay vì bằng một ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc, chọn lọc, với chi tiết thơ đầy chất gợi cảm, tác giả đã khắc họa được gương mặt những chiến sĩ vệ quốc một thời, và quan trọng hơn đó là gương mặt tinh thần, tình cảm đồng chí mới mẻ, thiêng liêng là sức mạnh để những con người áo rách, chân không giày chiến thắng giặc Pháp.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 9
Qua phân tích trên, có thể thấy bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã khắc họa hình ảnh người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những hình ảnh chi tiết giản dị, chân thực và đầy gần gũi.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 10
Tóm lại, với một ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm, lời thơ giản dị mà giàu sức tạo hình; giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, thiết tha, sử dụng sáng tạo bút pháp tả thực và lãng mạn, Chính Hữu đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, bình dị của người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thi ca cách mạng Việt Nam viết về bộ đội. Khép lại trang thơ, bức tượng đài người chiến sĩ với tình cảm đồng chí, đồng đội cứ dội lên trong tâm trí độc giả với lòng biết ơn sâu sắc sự hi sinh lớn lao vì hòa bình đất nước của các anh. Từ đó, ta mới thấy hết được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và phát triển quê hương, dân tộc mình.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 11
Bằng những lời thơ chân thành, tha thiết, Chính Hữu đã tái hiện thành công tình cảm đồng chí, đồng đội bình dị mà sâu sắc. Khắc họa vẻ đẹp của những người lính nông dân trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp : họ luôn kề vai sát cánh bên nhau, vượt qua mọi khó khăn, thử thách của hoàn cảnh để bảo vệ đất nước.
Kết bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 12
Bằng những vần thơ vừa giàu chất hiện thực, vừa thấm đẫm chất lãng mạn, Chính Hữu đã khắc họa thành công hình ảnh người lính vừa giản dị, mộc mạc vừa anh hùng, dũng cảm. Họ là những người chiến sĩ quả cảm, đem hết tuổi trẻ và sức lực để cống hiến cho tổ quốc, cho sự bình yên của quê hương, đất nước.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng chí
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 1
Bằng nhiều hình ảnh sóng đôi cùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, Chính Hữu đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ vừa mộc mạc, vừa chân thực với sức khái quát cao mang dáng vóc của những tráng sĩ thuở trước. Bài thơ có thực, có mơ, tạo cho người đọc những suy tư sâu sắc, những xúc động sâu lắng về sự quả cảm của anh bộ đội cụ Hồ.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 2
Bằng lớp ngôn từ cô đọng, hàm súc, hình ảnh chân thực, mang tính khái quát cao, tác phẩm đã ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng. Đồng thời tác giả cũng đã tái hiện một cách chân thực, giản dị mà cao đẹp hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 3
Tóm lại, bài thơ “Đồng chí” là một bài thơ hay, độc đáo viết về người lính cụ Hồ. Qua bài thơ, người đọc thấy được vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, cao cả, thiêng liêng của người lính cách mạng. Có thể nói, bài thơ là một bức tượng đài người nông dân mặc áo lính rất đẹp, tráng lệ, hào hùng của thời kì đầu kháng Pháp.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 4
Bài thơ “Đồng chí” đã xây dựng một bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh đó đẹp và sống động tới nỗi dù cho hôm nay và mai sau mỗi khi nhắc đến hình tượng người lính trong kháng chiến thì bức tượng đài đó vẫn luôn hiện về trong tâm trí người đọc.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 5
Người lính cụ Hồ hiện lên qua những vần thơ của Chính Hữu thật đẹp đẽ, thật lãng mạn, ta như được người nhìn thấy họ chiến đấu, thấy họ phải chịu biết bao nhiêu nỗi đau về thể xác và tinh thần nhưng vượt lên trên đó là tình yêu thương, đùm bọc, chia sẻ với nhau.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 6
Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 7
Bài thơ Đồng chí đã xây dựng một bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp, họ mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, cùng chung lý tưởng chiến đấu và cùng sẻ chia gian khó trong những ngày tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc. Nhờ có các anh, những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đất nước hôm nay được thanh bình, phát triển. Bài thơ sử dụng các ngôn từ mộc mạc, hình ảnh giản dị nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Nhờ có các anh, những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đem lại bình yên cho dân tộc hôm nay.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 8
Chính những điều đó làm bài thơ “Đồng Chí” trên những trang giấy vẫn có lúc được lật lại, vẫn nhỏ từng giọt ngân vang, tưởng đến những con người thần kì mà bình dị với niềm tự hào kiêu hãnh, cho nay và mai sau mãi nhớ về.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 9
Bằng việc sử dụng thành ngữ, cấu trúc, hình ảnh sóng đôi giàu tính biểu tượng, hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hóa, bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn, “Đồng chí” đã làm hiện và nổi bật lên tình đồng chí cao đẹp vừa giản dị lại vừa thiêng liêng, thơ mộng của những người lính cụ Hồ. Qua đây cũng thể hiện sự xuất sắc của Chính Hữu khi viết về đề tài người lính và chiến tranh.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 10
Kết thúc bài thơ nhà thơ Chính Hữu chỉ dùng ba câu thơ ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Chúng ta hãy biết nâng niu và trân trọng, gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì sự độc lập của dân tộc.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 11
“Đồng chí” như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo ngân lên về tình đồng đội và cũng là một bức tranh đẹp về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Dù thời gian có trôi bao lâu, thi phẩm, nhạc phẩm này vẫn mãi mãi là dấu ấn không thể nào quên trong lòng mỗi người.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 12
Khép lại đoạn thơ, hình ảnh người lính ẩn khuất trong rừng xanh, trong cuộc sống khắc nghiệt,thiếu thốn, trong cuộc truy kích kẻ thù vừa khiến ta cảm thường, vừa khiến ta phấn khởi và tự hào. Họ chính là những người anh hùng đích thực, biết vượt lên trên hoàn cảnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu. Lúc nào, họ cũng kề vai sát cánh che chở cho nhau. Đó chính là nguồn sức mạnh làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến với kẻ thù xâm lược.
Kết bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 13
Đồng chí mang vẻ đẹp riêng của người lính nông dân: đó là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng hết sức thiêng liêng, gắn bó sâu sắc giữa số phận cá nhân với số phận chung của dân tộc. Bài thơ hoà thêm vào dàn đồng ca vang dội của văn học thời kỳ này là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Bài thơ đã góp vào vườn thơ Việt Nam thêm một đoá hương rừng mộc mạc mà cao đẹp.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 1
Chỉ với bảy câu thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 2
Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành – đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri kỉ, tình đồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 3
Như vậy, qua bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 4
Tình đồng chí của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính cách mạng.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 5
Tóm lại, qua đoạn thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, người đọc đã thấy được cơ sở của tình đồng chí cũng như sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 6
Như vậy, chỉ với bảy câu thơ thôi nhưng Chính Hữu đã khắc họa được hình ảnh những người lính một cách chân thực, cũng như tình đồng chí keo sơn gắn bó của họ.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 7
Tóm lại, bảy câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí” đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội đồng chí. Qua đó, hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật gần gũi và giản dị.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 8
Như vậy, đoạn thơ đầu của “Đồng chí” vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 9
Hai tiếng “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng! Nó như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh. Tóm lại, bảy câu thơ đầu đã khái quát được cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.
Kết bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 10
Như vậy, bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã cho người đọc thấy rõ được cơ sở hình thành nên tình đồng đội, đồng chí vững chắc của những người lính.
Kết bài phân tích khổ cuối bài thơ Đồng Chí
Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 1
Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính.
Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 2
Có thể nói ba câu thơ cuối cùng của bài thơ như một lời kết nhẹ nhàng và lắng đọng trong tâm trí của người chiến sĩ cũng như độc giả. Nó đã gợi cho người đọc biết bao nhiêu ấn tượng bao nhiêu suy nghĩ đặc sắc. Đó là ánh sáng của tự do, của độc lập mà chúng ta hướng tới trong một tương lai không xa.
Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 3
Nếu như Elsa Triolet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người cho máu” thì tôi hãnh diện nói với văn sỹ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gửi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thực.
Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 4
Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn cảm thấy đâu đây cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả.
Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 5
Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.
Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 6
Một lời kết nhẹ nhàng, đẹp đẽ chẳng lời nào có thể miêu tả hết được giá trị của những vần thơ ấy. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã làm sống lại tinh thần của những người lính cụ Hồ, không chỉ thế, những thế hệ trẻ ngày hôm nay còn được hiểu hơn về những hi sinh cao cả của thế hệ đi trước, cùng với tình cảm đồng chí, tương thân tương ái của cả dân tộc Việt.
Kết bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 7
Câu thơ cuối được đánh giá là hàm súc nhất và mang nhiều ý nghĩa “Đầu súng trăng treo”, về ý nghĩa tả thực, nó gợi ra hình ảnh những mũi sung của người lính luôn trong tư thế chiến đấu, không gian đêm khuya xuất hiện ánh trăng tròn, do đó nhìn từ xa ta có thể thấy được ánh trăng đang treo ở trên đầu súng. Về ý nghĩa biểu tượng nó tượng trưng cho khát vọng hòa bình của những người lính.