Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (30 mẫu), Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm 30
Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm 30 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, viết đoạn kết bài thật cô đọng, súc tích cho đề bài phân tích bài thơ, phân tích 2 khổ đầu, khổ 3 & 4, khổ cuối….. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Xem Tắt
- 1 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 1.1 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
- 1.2 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
- 1.3 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3
- 1.4 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4
- 1.5 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5
- 1.6 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6
- 1.7 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 7
- 1.8 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 8
- 1.9 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 9
- 1.10 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 10
- 1.11 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 11
- 1.12 Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 12
- 2 Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 2.1 Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
- 2.2 Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
- 2.3 Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3
- 2.4 Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4
- 2.5 Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5
- 2.6 Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6
- 3 Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 4 Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 4.1 Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
- 4.2 Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
- 4.3 Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3
- 4.4 Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4
- 4.5 Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5
- 4.6 Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6
- 5 Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
Hôm nay đất nước đã hoà bình sau hơn 30 năm giải phóng Miền Nam. Con đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử, đọc lại bài thơ này, chúng ta càng tự hào và khâm phục biết bao các chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn ngày trước cùng bộ đội Trường Sơn đã góp phần vào chiến thắng huy hoàng của dân tộc.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
Với hình ảnh người chiến sĩ vận tải kiên cường, hùng dũng và đầy lạc quan, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Và cái kết tinh đẹp nhất trong bài thơ ấy chính là tình đồng chí gắn bó và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3
Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực… Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm – in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4
Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe “Vì miền Nam phía trước” được khắc họa đậm nét, sinh động, nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6
Thực vậy bằng thể thơ tự do ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, giọng điệu pha chút ngang tàng, tinh nghịch, hình ảnh thơ chân thực, độc đáo ” bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật” đã khắc họa thành công bức chân dung độc đáo về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những nét đẹp về tâm hồn tình cảm, tinh thần của họ chính là tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người lính anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng.
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Chúng ta mãi yêu mến, tự hào về họ – những con người đẹp nhất trong thời đại Hồ Chí Minh.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 7
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tự sự nhưng đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe bằng tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Họ là những con người tự nguyện dấn thân, vui trong gian khổ, chấp nhận hi sinh. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi cảm, hình ảnh sáng tạo, độc đáo, nhịp thơ tự do, phóng khoáng… Tất cả những yếu tố đó làm nên cái hay, cái đẹp của bài thơ. Song điều quý giá nhất vẫn là cái tình, là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật để tìm tòi, phát hiện ra những hạt ngọc long lanh trong tâm hồn thế hệ trẻ anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 8
Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Do đó không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho tác phẩm là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài thơ, chất thơ toả ra từ thực tế cuộc chiến đấu, từ niềm vui cuộc sống của con người thời đại. Chất thơ ấy đi từ sự giản dị của ngôn từ, sự linh hoạt của nhạc điệu, sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết…, đã khắc hoạ đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người, và cuối cùng cất bổng lên, hoà nhập với âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong ba thập kỉ chiến tranh chống xâm lược – từ năm 1945 đến năm 1975.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 9
Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Đó là một hình ảnh đẹp xuyên suốt cả bài thơ.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 10
Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu viết về vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình người, tình đồng chí gắn bó trong chiến tranh, cũng như lòng yêu nước nồng nàn của những người lính trong thời kỳ kháng chiến.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 11
Với ngôn từ giản dị, đậm chất khẩu ngữ cùng giọng thơ ngang tàng, hóm hỉnh, Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc chân dung đẹp đẽ của người lính. Họ vừa có cái hóm hỉnh của tuổi trẻ vừa có sự kiên cường, anh dũng, quả cảm. Vẻ đẹp của những người lính cũng như một bài học nhắc nhở cho chúng ta về ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 12
Tóm lại, với một giọng thơ trẻ trung, tinh nghịch, ngạo nghễ, ngang tàng; kết hợp với ngôn ngữ thơ giản dị, sống động, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc điệu…Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công những chiếc xe không kính và làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ: dũng cảm hiên ngang, lạc quan yêu đời và giàu ý chí chiến đấu, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sắt son. Dù chiến tranh đã lùi về quá khứ, lịch sử dân tộc đã bước sang trang mới: tự do – độc lập nhưng hình ảnh những chiếc xe bị bom đạn tàn phá cùng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn chống Mĩ vẫn mãi sống với thời gian và trong lòng dân tộc.
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Khó khăn gian khổ các anh coi thường. Xe hư hỏng không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Tất cả vì tiền tuyến, vì mặt trận, đó là khẩu hiệu của họ. Và những chiếc xe mang đầy thương tích vẫn lăn bánh ra mặt trận. Có thể nói những người lái xe, người làm chủ phương tiện là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trên mặt trận vận tải và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3
Từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy, từng giờ từng phút đối mặt với cái chết nhưng qua con mắt nhìn của Phạm Tiến Duật trở nên thật thi vị, lãng mạn. Với hai khổ thơ này, người đọc vừa hình dung được hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vừa cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính.
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4
Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính. Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe, nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu. Như thế, bom cứ giật, cứ rung, con đường đi tới, ta cứ đi!
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5
Về nghệ thuật trong bài thơ, tác giả đã lấy chất liệu là hiện thực như xe không kính, không đèn… để thuyết phục người đọc. Ngoài ra tác giả còn chú trọng miêu tả hình ảnh đặc biệt của chiếc xe không kính, từ đó khắc hoạ hình ảnh người lính sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng và dũng cảm. Ngôn ngữ bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, ngang tàng, rắn rỏi, nhưng vẫn lãng mạn. Giọng điệu theo lối thơ tự do, lại gần với văn xuôi.
Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6
Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính.Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe, nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu. Như thế, bom cứ giật, cứ rung, con đường đi tới, ta cứ đi.
Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với mỗi người chúng ta ngày nay. Cảm ơn nhà thơ đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về những người chiến sĩ của một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình để chiến đấu, hi sinh cho dân tộc, đất nước. Phải sống sao cho xứng đáng để không hổ thẹn với cha anh, không phụ lòng của thế hệ cha anh, đó là tâm niệm của chúng ta khi thưởng thức bài thơ độc đáo này.
Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
Với chất liệu hiện thực độc đáo, chỉ qua hai khổ thơ ba và bốn, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3
Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hi vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.
Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4
Với hình ảnh người chiến sĩ vận tải kiên cường, hùng dũng và đầy lạc quan, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Và cái kết tinh đẹp nhất trong bài thơ ấy chính là tình đồng chí gắn bó và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.
Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Trái tim yêu thương, trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên được 1 thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.
Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
Nhà thơ đã kể ra những mất mát,những thứ bị tàn phá, không chỉ mất đi những tấm kính mà đèn xe cũng mất, xe không mu rồi thùng xe cũng xước. Những công dụng cơ bản của chiếc xe đều bị bom đạn tàn phá cho mất hết tất cả làm chúng ta liên tưởng đến việc chiếc xe không thể hoạt động vì đã quá tàn tạ. Nhưng không, chiếc xe mang trong mình nhiều vết thương ấy vẫn chạy về phía trước, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Sức sống, cuộc hành trình không mệt mỏi, bất chấp gian nguy ấy được tạo nên bởi tinh thần mãnh liệt, kiên cường của trái tim những người lính.
Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3
Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng đánh Mỹ hy sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta.
Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4
Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.
Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5
Đường ra trận gian nan nhưng tâm hồn người lính không vì thế mà không rực sáng. Hình ảnh những chiếc xe không kính với trái tim nồng nàn tình yêu quê hương đất nước bon bon làm nhiệm vụ sẽ luôn là một hình ảnh đẹp trong lòng độc giả nhiều thế hệ.
Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6
Nếu như trong thơ của Chính Hữu, người lính trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận, họ bước vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn:
“Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
hay:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”
thì khi đến với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta lại bắt gặp một thế hệ trẻ bước vào kháng chiến với niềm vui và tinh thần lạc quan, họ được giác ngộ về lí tưởng Cách mạng, họ là những người lính có học thức cao hơn, ý thức hơn về trách nhiệm của mình với vận mệnh của dân tộc.
Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính
Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
Tóm lại, những khổ thơ trên đã phác họa những hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm cứu nước. những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, tác giả đã để lại những ấn tượng đẹp về tiểu đội xe không kính. Cảm ơn nhà thơ đã cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về cha anh trước đây trong thời đất nước có chiến tranh. Hiểu được điều đó, có lẽ ,chúng ta, những học sinh sẽ sống tốt hơn.
Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ. Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ… đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.