Lần đầu tiên tôi đọc quyển sách “Tuyệt thực đi về đâu” của Thái Khắc Lễ vào năm 1983, tôi đã bị hấp dẫn lạ kỳ bởi tên gọi của quyển sách và cái hình người dơ xương kinh khủng ngay ở trang bìa, đó chính là bức tượng “nhịn ăn mà mặc” mà bạn có thể nhận ra dễ dàng nếu bạn đã từng đi thăm quan nhiều chùa chiền. Tôi đã đọc quyển sách với nhiều tò mò và hứng thú, đồng thời tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi lập luận khoa học và đã sáng tỏ nhiều điều trong cuộc sống. Đọc xong, tôi thích nhịn ăn ngay, nhưng cái mồm thì gì cũng muốn ăn, mới hay hoá ra muốn và khả năng thực hiện được ước muốn lại là một vấn đề khác nữa.
Hai năm sau, trường tôi dạy học, giáo viên thay nhau đau mắt đỏ. Mọi người thi nhau xông lá dâu, và uống thuốc kháng sinh… Đến lượt tôi cũng bị lây bệnh, thấy không muốn ăn, tôi chớp lấy cơ hội quí báu để thực hiện tâm nguyện ngày nào, tôi quyết định nhịn một đợt 7 ngày xem sao. Thời gian đó Hà nội hầu như chưa có ai thực hiện nhịn ăn chữa bệnh bao giờ. Đây là một lối chữa bệnh theo thiên nhiên mà một số nước phương Tây đã tái khám phá lại. Đó là một cách tự chữa bệnh theo tự nhiên thoạt nhìn có vẻ kỳ lạ nhưng hợp Logic, theo cổ truyền và đặc biệt là bắt chước các con vật khi chúng bị bệnh. Đây là cách chữa mới lạ đối với người dân Hà Nội lúc bấy giờ. Thường thì dân chúng tự động tự giác áp dụng theo kinh nghiệm sách chỉ bày khi đã bí hết cách chữa, hoặc có ai đã từng nhịn thì hỏi thêm kinh nghiệm.
Tôi biết có anh Hoàng Thái cũng đã từng nhịn ăn, nên nhờ bố tôi cùng anh Thái tới thăm trong thời gian nhịn ăn ngay tại trường tôi dạy, đó là trường Văn hoá của Bộ Tư lệnh Thông Tin, trường đóng bên Gia Lâm, Hà Nội. Hai người đạp xe hơn chục cây số tới thăm để động viên tinh thần, giúp tôi thêm tự tin thì đúng hơn. Tôi theo dõi mọi triệu chứng bản thân từng ngày. Vì không ăn nên càng bớt phân tán tâm trí bởi đi chợ, nấu nướng và ăn… thế là bớt được 3 khoản đó, giải phóng tâm trí để cơ thể khỏi bị tiêu hao năng lượng.
Thông thường người ta chỉ thấy nhịn ăn, nghĩa là không có gì vào bụng thì chết đói, đói ai chịu được, đói thì chết mất… Không ai thấy được nếu không ăn thì cơ thể, nhất là hệ thống tiêu hoá được nghỉ ngơi một chút, cơ thể sẽ không mất đi một số năng lượng để tiêu hoá thức ăn! Đó là lý do giải thích được vì sao một số người nhịn ăn thì thấy khoẻ ra. Phần lớn chúng ta đều nhầm tưởng rằng để tiêu hoá thức ăn (mà bạn lại ăn toàn những thứ khó tiêu), thì cơ thể chỉ có được thêm năng lượng hay calo, mà không mất tí năng lượng nào để tiêu hoá chúng? Bạn chỉ có ĐƯỢC qua ăn mà không có MẤT gì qua ăn sao? Chúng ta thường nhầm lẫn ở chỗ này, nhất là khi cơ thể bị bệnh nặng, bị táo bón hay ỉa chảy, buồn đau hay tức giận… thì ăn vào chỉ có hại hơn là có lợi. Giải pháp cho những vấn đề này là gì, có nhất thiết cứ phải là nhịn ăn? Xin bạn kiên nhẫn đọc hết quyển sách này, rồi lời giải đáp là tuỳ cơ ứng biến của từng cá nhân.
Sau đợt nhịn ăn thành công trên cả hai lĩnh vực thể chất và tinh thần, mắt tôi khỏi trong thời gian bằng với những người uống thuốc kháng sinh, như thế là khả năng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể của tôi không bị suy giảm bởi sự lệ thuộc vào thuốc, là thứ tôi biết sau khi uống sẽ ít nhiều để lại hậu quả phụ, làm cho các men vi sinh tốt trong ruột bị huỷ diệt và chắc chắn nó làm suy giảm hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Đã thế trong khi nhịn ăn tôi còn biết tôi bị xoang và viêm họng vì tự nhiên cùng lúc nhịn ăn thì tôi khạc ra không biết bao nhiêu đờm (?), là thứ bệnh tiềm ẩn chưa xuất đầu lộ diện.
Tại sao tôi khẳng định nhịn ăn thành công cả trên lĩnh vực tinh thần? Đây là một kỷ niệm khó quên, tôi xin trình bày lại: Ngày nhịn thứ năm, anh hiệu phó cùng dạy toán rất quí tôi và cũng bắt đầu lo thế nào, vì tôi sống và làm việc ngay tại trường; nhà tôi ở nội thành đi lại xa, nên tôi ở lại ngay trong phòng làm việc, trường bố trí chắn riêng cho tôi một chỗ ở. Tối hôm đó anh hiệu phó đã đến thăm tôi và chúng tôi mang ghế ra ngồi giữa sân trường tranh luận nhau. Anh hiệu phó tên là Phạm Phú Nhân, là một người thông minh, đạo đức và làm thơ có nhiều bài đăng báo khá là hay. Tôi thường chẳng bao giờ thắng anh về lý luận. Nói theo ngôn ngữ dân gian là tôi thường thua cơ anh mỗi khi anh muốn bắt nạt tôi một tẹo. Thế mà tối đó không hiểu sao bỗng dưng tôi lại sáng suốt hẳn ra trong khi tranh luận với anh, làm anh thua cơ và hơi bực bực vì cho là tôi cũng thuộc loại ương gàn khó bảo. Anh làm sao thuyết phục nổi tôi lúc đó đang trong những ngày cuối đợt nhịn ăn mà tôi thấy rất tuyệt vời, nhất là thêm một bằng chứng hùng hồn là lần đầu tôi cãi lại được anh, tôi còn đủ hơi để tranh luận với anh trong ngày nhịn ăn thứ năm, nhịn tuyệt đối chỉ uống nước nóng bằng nhiệt độ cơ thể.
Mãi sau này, khi đọc kỹ những tài liệu của GS. OHSAWA nói là trong khi bạn định tranh luận với ai, mà người ta chớp mắt sau bạn thì bạn hãy êm ái rút lui là vừa, vì nếu không bạn không bao giờ thắng nổi lý lẽ của họ. Hoá ra các chức năng trong cơ thể hoàn toàn liên quan tới nhân cách và thông minh của người đó. GS còn nhắc lại kinh nghiệm cổ là trước khi đi thuyết giảng hay hùng biện về đề tài nào, các nhà hùng biện xưa thường nhịn ăn trước khi lên bục hùng hồn, vì người xưa bảo là: Cái bụngtrống thì cái đầu đầy. GS OHSAWA tuyên bố: “May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, xấu hay đẹp, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống tốt hay xấu đã tạo ra con người họ”.
Mục Lục
Nhập Đề
Thay Lời Tựa
Ai Không Được Nhịn Đói?
Nhịn Ăn – Quá Trình Thanh Lọc Tự Nhiên Của Cơ Thể Để Phòng Và Chữa Bệnh
Phần I
Thành Kiến Về Phương Pháp Nhịn Ăn
I. Nhịn Ăn Và Phương Pháp Ohsawa
Ii. Những Lời Bài Bác Về Phép Nhịn Ăn
Iii. Sự Chết Chóc Trong Lúc Nhịn Ăn
Iv. Nhịn Ăn Không Phải Là Chết Đói
Phần Ii
Nhịn Ăn Đối Với Thiên Nhiên Và Khoa Học
I. Nhịn Ăn Của Loài Vật
Ii. Nhịn Ăn Với Con Người
Iii. Trạng Thái Tự Phân
Iv. Những Biến Cải Hoá Học Và Tổ Chức Nơi Cơ Thể Trong Lúc Nhịn Ăn
V. Sự Thay Đổi Những Cơ Năng Căn Bản Của Cơ Thể Trong Thời Kỳ Nhịn Ăn
Vi. Nội Tiết Và Bài Tiết
Vii. Hoạt Động Của Ruột
Phần Iii
Nhịn Ăn Với Sự Cải Tạo Thể Chất Và Tinh Thần Con Người
I. Sự Bình Phục Của Các Cơ Quan Và Các Mô Trong Lúc Nhịn Ăn
Ii. Ảnh Hưởng Của Sự Nhịn Ăn Trong Việc Nảy Nở Và Cải Tạo Chung Cho Cơ Thể
Iii. Sự Cải Thiện Tinh Thần Và Giác Quan Trong Lúc Nhịn Ăn
Iv. Sự Tăng Và Giảm Sức Mạnh Trong Lúc Nhịn Ăn
V. Thêm Và Sụt Cân Trong Lúc Nhịn Ăn
Vi. Nhịn Ăn Với Vấn Đề Tình Dục Và Sản Dục
Phần Iv
Những Điều Cần Biết Trong Lúc Thực Hành Phép Nhịn Ăn
I. Triệu Chứng Học Trong Phép Nhịn Ăn
Ii. Những Biến Chứng Có Thể Xảy Ra Trong Thời Gian Nhịn Ăn
Iii. Nhịn Ăn Trong Các Bệnh Cấp Tính
Iv. Phép Nhịn Ăn Trong Các Bệnh Kinh Niên Và Các Chứng Nghiện Chất Độc
V. Nhịn Ăn Đối Với Khí Chất Và Tình Trạng Sức Khoẻ Của Mỗi Người
Vi. Những Trường Hợp Phải Thận Trọng Trong Lúc Áp Dụng Phép Nhịn Ăn
Vii. Vệ Sinh Trong Lúc Nhịn Ăn
Viii. Thời Gian Nhịn Ăn
Ix. Chấm Dứt Thời Kỳ Nhịn Ăn
X. Mười Điều Tâm Niệm Của Người Tuyệt Thực
Nhịn Ăn Và Hồi Xuân
Những Người Nào Dự Định Nhịn Ăn Lần Đầu Cần Phải Đặc Biệt Chú Ý:
Những Điều Không Nên Quên
Những Trường Hợp Nhịn Ăn Cụ Thể
Kết Luận
Phụ Lục I: Ăn Uống Theo Nguyên Lý Âm – Dương Của Giáo Sư Ohsawa
1. Tóm Lược Cách Ăn Theo Nguyên Lý Âm Dương Của Giáo Sư Ohsawa
2. Những Phản Ứng Có Thể Xảy Ra Lúc Mới Bắt Đầu Áp Dụng Phương Pháp Ohsawa
3. Bảy Cách Ăn Uống Theo Tỷ Lệ Quân Bình Âm/Dương = 5/1 Của Phương Pháp Ohsawa
I. Những Sai Lầm Thường Mắc Phải Trong Phép Ăn Uống Theo Phương Pháp Ohsawa
Ii. Vài Sự Bắt Bẻ Thông Thường Liên Quan Đến Phép Ăn Uống Này
Kết Luận
Phụ Lục
Phụ Lục Ii. Phân Loại Các Thứ Bệnh Và Thời Gian Chữa Lành
Phụ Lục Iii: Quan Hệ Của Nhai Kỹ Thức Ăn
Phụ Lục Iv. Nhịn Ăn Theo Yoga Nhịn Ăn Theo Các Tuần Trăng – Ekadashi
Thức Ăn Và Sự Chọn Lựa
1. Lực Tri Giác Và Các Thức Ăn Tri Giác:
2. Lực Biến Dịch Và Thức Ăn Biến Dịch:
Sử dụng các link down trực tiếp hoặc đọc online
Mobi | PDF | EPBU |ĐỌC ONLINE