17 Tháng Mười Một, 2020Chủ đề KhớpKhông có phản hồi15165/5 – (1 bình chọn)
Xương bánh chè là một loại xương vừng lớn nhất, đóng vai trò giúp gân trượt lên dễ dàng và việc co cơ hiệu quả hơn. Vậy xương bánh chè nằm ở đâu, cấu tạo, chức năng, giải phẫu như thế nào? Các bệnh lý nào có thể xảy ra ở vị trí xương bánh chè? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!
Nội dung chính:
- 1 Xương bánh chè nằm ở đâu?
- 2 Giải phẫu xương bánh chè Cấu tạo xương bánh chè
- 2.1 Hai mặt xương bánh chè
- 2.2 Bờ xương bánh chè
- 2.3 Nền trên xương bánh chè
- 2.4 Đỉnh xương bánh chè
- 3 Chức năng xương bánh chè
- 4 Các bệnh thường gặp ở xương bánh chè
Xem Tắt
- 1 Xương bánh chè nằm ở đâu?
- 2 Giải phẫu xương bánh chè Cấu tạo xương bánh chè
- 3 Chức năng xương bánh chè
- 4 Các bệnh thường gặp ở xương bánh chè
- 4.0.1 Bài viết liên quan
- 4.0.1.1 Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
- 4.0.1.2 Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
- 4.0.1.3 Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
- 4.0.1.4 Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
- 4.0.1.5 Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- 4.0.1.6 Lỏng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả
- 4.0.1 Bài viết liên quan
- 4.1 Video liên quan
Xương bánh chè nằm ở đâu?
Xương bánh chè hình tam giác, hơi tròn là một đoạn xương nhỏ nằm ở vị trí trước khớp gối, nằm ở đầu gối, trước đầu dưới của xương đùi. Đây là một loại xương vừng lớn nhất trong cơ thể đóng vai trò bảo vệ khớp gối, giúp đầu gối co duỗi.
Xương bánh chè dễ bị tổn thương do tai nạn trong sinh hoạt, lao động hoặc khi tham gia giao thông.
Giải phẫu xương bánh chè Cấu tạo xương bánh chè
Xương bánh chè khi mới sinh ra cấu trúc là sụn, đến năm 3 4 tuổi cốt hóa thành xương. Xương bánh chè phát triển trưởng thành bên trong là xương xốp, bao bọc bên ngoài là xương đặc.
Cấu trúc giải phẫu xương bánh chè gồm: 2 mặt xương, 2 bờ xương bánh chè và 1 nền trên, 1 đỉnh dưới.
Hai mặt xương bánh chè
- Mặt trước xương bánh chè không nhẵn, xù xì, hơi lồi, nhiều khía rãnh để cho gân cơ tứ đầu bám vào thuận lợi hơn. Nếu xương bánh chè bị mất thì cơ tứ đầu không có nơi bám làm cho khả năng duỗi của gối bị yếu đi.
- Mặt sau của xương bánh chè hay mặt khớp: 4/5 diện tích mặt sau là diện khớp, còn lại là khớp và diện bánh chè xương đùi. Bề mặt khớp được sụn bao phủ, có diện tích khoảng 12cm2 (người trường thành). Sụn khớp xương bánh chè dày nhất trong những sụn khớp có ở trên cơ thể người, dày nhất là 6mm ở chính giữa trung vào vào độ tuổi 30. Có một gờ chia diện khớp thành 2 phần diện trong và diện ngoài. Diện trong có 1 diện nhỏ (mặt lẻ), còn diện ngoài sâu, rộng hơn so với diện trong.
Bờ xương bánh chè
Bờ xương bánh chè gồm hai bờ: Bờ trong và bờ ngoài. Đây là nơi gân cơ tứ đầu đùi, sợi lưới ở bên ngoài, bên trong xương bánh chè bám vào.
Nền trên xương bánh chè
Nền trên của xương bánh chè đóng vai trò là nơi để gân cơ tứ đầu đùi bám vào.
Đỉnh xương bánh chè
Nằm ở dưới và có các dây chằng bánh chè bám vào.
Hiếm gặp hơn là biến thể xương bánh chè. Đó là xương bánh chè bị khiếm khuyết 1 mảnh hoặc xương bánh chè đôi. Xương bánh chè đôi thường gặp ở nam giới nên cần có chẩn đoán phân biệt với gãy xương.
Chức năng xương bánh chè
Xương bánh chè có chức năng tương tự như cái ròng rọc để gân cơ tứ đầu đùi bám vào và nâng cơ, tăng chiều dài của cánh tay đòn trong quá trình co cơ tứ đùi, nhờ vậy giúp quá trình duỗi gối dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, xương bánh chè còn đóng vai trò như cán cân điều chỉnh hướng, lực, chiều dài của gân bánh chè, gân tứ đầu đùi. Xương bánh chè sẽ di chuyển xuống phía dưới khi chúng ta gấp gối. Do đó, vị trí tiếp xúc xương đùi của xương bánh chè di chuyển từ đỉnh cho đến đáy. Thay đổi cánh tay đòn do có sự thay đổi vùng tiếp xúc tạo điều kiện để cơ tứ đầu đùi co dễ dàng hơn.
- Bên cạnh đó, xương bánh chè còn có vai trò như một miếng đệm êm ái bảo về gân tứ đầu đùi giảm đi độ ma sát.
- Xương bánh chè phân tán lực đều xuống bên dưới nhờ vậy mà giảm được lực ép của cơ tứ đầu đùi lên xương đùi.
Như vậy, có thể thấy xương bánh chè có chức năng bảo vệ mặt trước của khớp gối, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống duỗi gối, hỗ trợ hoạt động của cơ tứ đầu đùi hiệu quả hơn.
Các bệnh thường gặp ở xương bánh chè
Một số bệnh có thể xảy ra ở vị trí xương bánh chè gồm có:
- Trật xương bánh chè
- Gãy xương bánh chè
- Bệnh viêm khớp
- Bị thoái hóa khớp gối
- Chấn thương ở dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau
Một số thông tin về xương bánh chè trên đây mong rằng hữu ích cho bạn đọc. Giúp bạn đọc biết được loại xương này nằm ở đâu, cấu tạo như thế nào, có thể gặp những bệnh lý nào.
Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan
Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020
Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020
Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020
Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020
Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020
Lỏng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả
9 Tháng Mười Một, 2020
Video liên quan