Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương (3 mẫu), Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 9: Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương. Hy vọng đây
Khi tìm hiểu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 9, nhiều học sinh sẽ thắc mắc về ý nghĩa nhan đề của truyện.
Dưới đây là tài liệu Bài văn mẫu lớp 9: Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 1
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện thuộc “Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ. Nhan đề của truyện được Nguyễn Dữ đặt với dụng ý nghệ thuật sâu xa. Trước hết, nhan đề này cho người đọc biết được hình tượng trung tâm của tác phẩm là một người phụ nữ. Đây cũng chính là nhân vật chính trong hầu hết các truyện thuộc “Truyền kì mạn lục”. Truyện kể về cuộc đời đầy bất hạnh của nhân vật Vũ Nương – một người con gái quê ở Nam Xương. Điều đáng nói là thông qua cuộc đời của nhân vật Vũ Nương, nhà văn muốn nói đến cuộc đời của rất nhiều người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến. Vũ Nương chính là đại diện cho những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” của xã hội thời bấy giờ. Qua nhân vật này, nhà văn cũng thể hiện sự trân trọng đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội. Cùng với đó là niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cuối cùng là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 2
“Truyền kì mạn lục” bao gồm 20 truyện. Đa số các chuyện đều được bắt đầu bằng chữ “chuyện” hay “câu chuyện” và “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng vậy. Nhưng đây không phải là một yếu tố thừa mà qua đó người đọc hiểu được đây là câu chuyện kể về một người con gái ở Nam Xương. Đưa cụm từ “người con gái” lên nhan đề của tác phẩm, Nguyễn Dữ muốn cho người đọc thấy được nhân vật trung tâm của truyện là một người phụ nữ.
Tuy nhiên, nhà văn lại đặt một cách phiếm chỉ “người con gái Nam Xương” chứ không phải là “Chuyện người con gái Vũ Nương” hay “Chuyện người con gái Vũ Thị Thiết” nhằm khẳng định đây không phải là câu chuyện của riêng Vũ Nương. Mà còn là câu chuyện chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Cuộc đời của nàng Vũ Nương chỉ là đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Qua nhân vật này, nhà văn cũng gửi gắm những giá trị nhân đạo cao quý. Đầu tiên là sự trân trọng đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội. Tiếp theo là niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cuối cùng là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Đây quả là một nhan đề có tính khái quát cao.
Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 3
“Chuyện người con gái Nam Xương” hiểu đơn giản là câu chuyện kể về người con gái ở Nam Xương. Nhưng ẩn sâu trong nhan đề này lại gửi gắm tư tưởng của Nguyễn Dữ. Câu chuyện đã khẳng định cho người đọc hình tượng trung tâm của văn bản là người phụ nữ. Ngoài ra còn cho biết nguồn gốc, xuất thân của nhân vật: quê ở Nam Xương. Nhưng Vũ Nương hay bất kỳ người phụ nữ ở Nam Xương nào cũng vậy, đều không phải là một trường hợp cá biệt. Nhà văn chỉ mượn câu chuyện của Vũ Nương để nói về câu chuyện của đại đa số những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Cuộc đời của nàng Vũ Nương chỉ là đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Họ đều không được làm chủ cuộc đời mình và phải chịu nhiều khổ cực. Qua nhân vật này, nhà văn cũng gửi gắm những giá trị nhân đạo cao quý. Đầu tiên là sự trân trọng đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội của người phụ nữ. Sự cảm thông sâu sắc khiến nhà văn phải lên án tố cáo những định kiến trong xã hội phong kiến đã đè nén cuộc đời của người phụ nữ. Họ là những người đáng được yêu thương và che chở. Ngay từ nhan đề câu chuyện đã gợi mở nhiều tư tưởng tốt đẹp của Nguyễn Dữ.