Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao được chúng tôi tổng hợp chi
Đọc tác phẩm Chí phèo bạn đọc đã hiểu hết được ý nghĩa nhan đề của tác phẩm mà Nam Cao đã đổi tên? Sau đây, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nhà văn đã lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm. Cuộc đời của nhân vật chính phản ánh khái quát tình trạng điển hình ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy, tên Chí Phèo có ý nghĩa hơn cả, nêu bật được chủ đề của tác phẩm.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
a. Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề:
– Lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời,cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.
– Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.
b. Ý nghĩa của nhan đề “Chí Phèo”:
– Nhan đề “Chí Phèo” vẽ nên một con người cụ thể, một số phận cụ thể, cô đơn, cô độc…
– Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của XH phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí bị cự tuyệt quyền làm người. Nam Cao phát hiện trong sâu thẳm con người ấy là bản tính lương thiện. Chỉ cần một chút tình thương nhen nhóm sẽ bùng lên. Cuối cùng nhờ tình yêu của Thị Nở, Chí được thức tỉnh. Anh đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
– Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.