11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS, 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS bao gồm môn Toán, Hóa học trong chương trình tập huấn trực tuyến GDPT 2018,
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS bao gồm môn Toán, Hóa học trong chương trình tập huấn trực tuyến GDPT 2018, giúp thầy cô dễ dàng tham khảo, lên ý tưởng hoàn thành bài tập huấn cho mình. Thầy cô cấp Tiểu học, có thể tham khảo thêm bộ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cho cấp Tiểu học, gồm 11 môn.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa cấp THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học xong bài học, học sinh cần:
– Tiến hành được thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm, chứng minh trong phản ứng hóa học khối lượng của các chất được bảo toàn
– Biết vận dụng định luật để làm bài tập .
– Viết được phương trình chữ của các phản ứng hóa học
– Viết được công thức về khối lượng của phản ứng hóa học
-Giải thích được hiện tượng đơn giản trong cuộc sống liên quan đến định luật
– Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Trong bài học, học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động:
Hoạt động 1: khởi động
– Xem Clips và trả lời các câu hỏi
Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm chứng tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứn
– Hoạt động theo nhóm do giáo viên phân công
– Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong phiếu học tập
– Thảo luận nhóm, ghi lại kết quả theo bảng trong phiếu học tập
– Báo cáo kết quả
– Theo dõi các nhóm báo cáo và nhận xét
– So sánh về tổng khối lượng các chất phản ứng và tổng khối lượng các chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học ?
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
– Hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập số 2.
– Tham gia trò chơi theo nhóm củng cố lại kiến thức của bài học
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:
1/ Phẩm chất
– Chăm chỉ: chăm học, ham học hỏi, có ý thức tự giác trong học tập
– Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động, không ỷ lại, tôn trọng tập thể
2/ Năng lực:
+ Năng lực chung:
– Học sinh tích cực chủ động trong học tập nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học.
– Học sinh nghiêm túc và tích cực trong hoạt động nhóm, phát biểu được ý tưởng của bản thân và của nhóm về các nội dung bài học.
– Rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
– Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
– Hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm.
– Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
– Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Năng lực chuyên biệt:
– Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
– Giải thích được cơ sở khoa học của định luật bảo toàn khối lượng (dựa vào bản chất phản ứng hóa học dẫn đến sự bảo toàn số lượng nguyên tử các nguyên tố trong phản ứng hóa học).
– Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng của các chất trong một số phản ứng cụ thể. –
– Tiến hành thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm từ đó rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
– Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới định luật bảo toàn khối lượng-
– Vận dụng được các kiến thức để giải quyết một số bài tập đơn giản.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:
– Sách giáo khoa
– Phiếu học tập
– Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm gồm:
+ Dd BaCl2 , dd Na2SO4, dd
NaOH, dd phenolphthalein, dd CuSO4, dd FeCl3
+ Cân điện tử, bảng phụ, nam châm to, bút dạ xanh, công tơ hút
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
* Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:
· Đọc kênh chữ trong SGK để giải thích định luật
· Đọc phiếu học tập xác định nhiệm vụ học tập
· Xem clip để tìm kiếm thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi của GV
· Nghe câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của các bạn
· Làm thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm
· Tập hợp nhóm theo yêu cầu, tiến hành thảo luận, điền vào phiếu học tập
· Làm các bài tập định tính và định lượng
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:
· Hoàn thành phiếu học tập
· Làm được thí nghiệm
· Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
· Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn khối lượng
· Giải thích được định luật BTKL
· Áp dụng định luật làm được các bài tập vận dụng
· Biết tập hợp, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là:
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá học sinh dựa vào:
– Mục tiêu bài học đã đưa ra ở đầu bài,
– Đánh giá tinh thần hợp tác, tự học tự rèn, tính tự chủ, có trách nhiệm trong các hoạt động học
– Đánh giá khả năng tư duy, phản biện của học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi, tính chính xác trong các phiếu học tập và làm bài tập, các thí nghiệm kiểm chứng, thao tác làm thí nghiệm
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:
· Phiếu học tập số 2 có ghi 2 bài tập vận dụng định luật BTKL
· Bảng phụ, bút lông
· Bảng phụ ghi 4 câu hỏi cho HS tham gia trò chơi do giáo viên tổ chức
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu học tập để luyện tập vận dụng kiến thức mới:
· HS đọc 2 bài tập trong phiếu học tập số 2, vận dụng kiến thức đã học làm 2 bài tập này
· Nghe giáo viên giao nhiệm vụ, luật chơi
· Chia lớp thành 4 đội chơi, cử nhóm trưởng, thư kí, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm
· Thảo luận nhóm làm 4 bài tập trong bảng phụ mà giáo viên giao
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:
Học sinh phải biết áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được:
Khối lượng của các chất trong phản ứng
– Viết được công thức về khối lượng của phản ứng
– Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan đến định luật
– Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
*Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.
– Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.
– Đánh giá định tính và định lượng.
– Đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, quan sát.
– Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học.
– Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán cấp THCS
Câu 1.
Vận dụng kiến thức Toán vào thực tiễn và các môn học khác
Câu 2.
1. Hoạt động khởi động
Mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới.
Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vị vậy, các câu hỏi, hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi, hay| vấn để mở, chưa cần HS phải có câu trả lời hoàn chỉnh.
Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.
Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.
3. Hoạt động luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.
Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn.
Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên cần giúp học sinh lĩnh hội cả về tri thức lẫn phương pháp, biết cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong “Hoạt động khởi động”.
4. Hoạt động vận dụng
Mục đích là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gần gũi, ở gia đình, địa phương.
Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về sản phẩm) để học sinh lưu tâm thực hiện.
Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đội hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục đích là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt đời.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Cũng như Hoạt động vận dụng, hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Câu 3.
Cẩn thận, nhanh nhẹn, sáng tạo
Các năng lực
+ Năng lực đặc thù: năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công cụ và phát triển toán học, năng lực tư duy và lập luận logic
+ Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Câu 4.
Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Câu 5.
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu để hình thành kiến thức
– Học sinh làm các thao tác sau:
+ HS nhìn rồi thực hành theo yêu cầu SGK
+ HS viết, đọc phần lập luận của mình
Câu 6.
Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
Câu 7.
Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Câu 8.
– Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn. Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về sản phẩm) để học sinh lưu tâm thực hiện.
– Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như: sách giáo khoa, phiếu bài tập, các băng giấy.
Câu 9.
– Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu bài tập, để luyện tập vận dụng kiến thức mới: * Phiếu bài tập: Học sinh thảo luận nhóm, trình bày bài giải
– Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn.
– Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về sản phẩm) để học sinh lưu tâm thực hiện.
Câu 10.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Câu 11:
– Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.
– Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.