6 giai đoạn học vần cho bé, Để chuẩn bị cho bé bước vào lớp 1, các bậc phụ huynh cũng cần nắm rõ 6 giai đoạn học vần dưới đây để giúp con rèn luyện kỹ năng đánh
Để chuẩn bị cho bé bước vào lớp 1, các bậc phụ huynh cũng cần nắm rõ 6 giai đoạn học vần dưới đây để giúp con rèn luyện kỹ năng đánh vần cơ bản. Mời các bậc phụ huynh cùng con luyện tập đánh vần nhé:
6 giai đoạn học vần cho bé chuẩn bị vào lớp 1
Giai đoạn 0: Những điều mẹ cần biết
Phần 1: Hệ thống Âm và Chữ trong chương trình TV1.CNGD:
- Chương trình Tiếng Việt 1.CNGD dạy HS 37 âm vị. Các âm vị đó là: a, ă, â, b, c, ch, d, đ, e, ê, g, gi, h, i, kh, l, m, n, ng, nh, o, ô, ơ, p, ph, r, s, t, th, tr, u, ư, v, x, iê, uô, ươ. Bao gồm:
- 14 nguyên âm: 11 nguyên âm đơn (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư) và 3 nguyên âm đôi (iê, uô, ươ).
- 23 phụ âm đó là: b, c, ch, d, đ, g, kh, t, v, h, l, m, n, ng, nh, p, ph, s, th, tr, x, gi, r.
- 37 âm vị trên được ghi bằng 47 chữ, đó là 37 chữ ghi các âm vị nói trên và thêm 10 chữ nữa là: k, q, gh, y, ngh, ia, ya, yê, ua, ưa.
- Các âm ch, nh, kh, ph, th, gh, ngh, gi là một âm chứ không phải là do nhiều âm ghép lại.
Ví dụ: Chữ ghi âm /ch/: ch là do nét cong trái, nét khuyết trên và nét móc hai đầu tạo thành, chứ không phải do hai chữ /c/ và /h/ ghép lại.
Phần 2: Âm tiết:
- Mỗi tiếng trong tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết.
- Âm tiết tiếng Việt được thể hiện bằng lược đồ như sau:
Học sinh cần nắm chắc:
- Tiếng đầy đủ gồm có 3 phần: Phần đầu, phần vần, phần thanh.
Phần 3: Các thành tố cấu tạo âm tiết:
3.1. Thanh điệu: Tiếng Việt có:
6 thanh điệu:
- Thanh không dấu (thanh ngang).
- Thanh huyền.
- Thanh hỏi.
- Thanh ngã.
- Thanh sắc.
- Thanh nặng.
5 dấu thanh: Dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.
3.2. Âm đầu:
Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm: có 23 âm vị phụ âm đầu
Gồm: b, c (k, q), d, đ, g (gh), h, l, m, n, p, r, s, t, v, ch, nh, tr, gi, ng (ngh), ph, kh, th, x.
Lưu ý: Số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị do có âm vị được ghi bằng 2, 3 chữ cái. VD: âm /c/ có 3 cách viết là c, k, q
3.3. Âm đệm:
Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /-w-/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị này được ghi bằng 2 con chữ: u, o
– Ghi bằng con chữ “u”:
- Trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp: VD: huy, huế,…
- Sau phụ âm /c/: VD: qua, quê, quân.
– Ghi bằng con chữ “o”: Trước nguyên âm rộng, hơi rộng. VD: hoa, hoe,…
Tải file Doc hoặc PDF để tham khảo 6 giai đoạn học vần cho bé