Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 7 học kì 1 (Có đáp án), Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 7 học kì 1 dành cho các bạn học sinh lớp 7 ôn tập và hệ thống
Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 7 có thêm nhiều tài liệu học tập, Tài Liệu Học Thi giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 7 học kì 1.
Đây là tài liệu hữu ích bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm chương động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun, ngành thân mềm. Tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 hệ thống, củng cố lại kiến thức đã học để làm tốt bài thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 7
Câu 1. Nơi động vật ra đời đầu tiên là:
A. Vùng nhiệt đới châu Phi
B. Biển và đại dương
C. Ao, hồ, sông, ngòi
D. Cả A, B, C
Câu 2. Nhóm động vật có số loài lớn nhất là:
A. Động vật nguyên sinh
B. Động vật có xương sống
C. Thần mềm
D. Sâu bọ
Câu 3. Đặc điểm có ở động vật là:
A. Có cơ quan di chuyển
B. Có thần kinh và giác quan
C. Có thành xenlulôzơ ở tế bào.
D. Lớn lên và sinh sản
Câu 4. Nhóm động vật có số lượng các thể lớn nhất là:
A. Chim vẹt
B. Cá voi
C. Hồng hạc
D. Rươi
Câu 5. Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng:
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Kí sinh
D. Cộng sinh
Câu 6. Động vật nguyên sinh có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích
A. Cơ học
B. Hóa học
C. Ánh sáng
D. Âm nhạc
Câu 7. Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm:
A. Có chân giả
B. Có roi
C. Có lông bơi
D. Có diệp lục
Câu 8. Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là
A. Trùng biến hình
B. Trùng roi
C. Trùng giày
D. Trùng bào tử
Câu 9. Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ:
A. Di chuyển nhanh nhẹn
B. Phát hiện ra mồi nhanh
C. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc
D. Có miệng to và khoang ruột rộng
Câu 10. Sứa bơi lội trong nước nhờ
A. Tua miệng phát triển và cử động linh hoạt
B. Dù có khả năng co bóp
C. Cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước
D. Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
Câu 11. Giun dẹp cấu tạo cơ thể có các lớp cơ chính
A. Cơ học
B. Cơ chéo
C. Cơ vòng
D. Cả A, B và C
Câu 12. Giun dẹp thường kí sinh ở
A. Trong máu
B. Trong mật và gan
C. Trong ruột
D. Cả A, B và C
Câu 13. Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đóng vai trò
A. Hấp thụ thức ăn
B. Bộ xương ngoài
C. Bài tiết sản phẩm
D. Hô hấp, trao đổi chất
Câu 14. Giun đất di chuyển nhờ
A. Lông bơi
B. Vòng tơ
C. Chun giãn cơ thể
D. Kết hợp chun giãn và vòng tơ.
Câu 15. Máu thân mềm được lọc các chất bài tiết ở
A. Dạ dày
B. Thận
C. Gan
D. Tim
Câu 16. Lớp thân mềm có ý nghĩa kinh tế lớn nhất là
A. Chân đầu (mực, bạch tuộc)
B. Chân rìu (trai, sò)
C. Chân bụng (ốc sên, ốc bươu)
D. cả A, B và C
Câu 17. Mực tự vệ bằng cách
A. Thu mình vào vỏ
B. Phụt nước chạy trốn
C. Chống trả
D. Phun mực ra
Câu 18. Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn
A. Con vỏ đóng chặt
B. Con vỏ mở rộng
C. Con to và nặng
D. Cả A, B và C
Câu 19. Ở cơ thể thủy tức, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô-bì cơ nằm ở
A. Lớp ngoài
B. Lớp trong
C. Tầng keo
D. Cả A, B và C
Câu 20. Cây thủy sinh có thủy tức bám (được coi là cây chỉ thị của chúng)
A. Cây sen
B. Rong đuôi chó
C. Bèo tấm
D. Cả A, B và C
Câu 21. Sán lá gan di chuyển nhờ
A. Lông bơi
B. Chân bên
C. Chân giãn cơ thể
D. Giác bám
Câu 22. Sán dây lây nhiễm cho người qua
A. Trứng
B. Ấu trùng
C. Nang sán (hay gạo)
D. Đốt sán
Câu 23. Chỗ bắt đầu của chuỗi thần kinh bụng giun đất ở
A. Hạch não
B. Vòng thần kinh hầu
C. Hạch dưới hầu
D. Hạch ở vùng đuôi
Câu 24. Sự trao đổi khí ở ốc sên ở
A. Phổi
B. Bề mặt cơ thể
C. Mang
D. Cả A, B và C
Câu 25. Lớp xà cừ của vỏ thân mềm có màu óng ánh cầu vồng
A. Do tác dụng của ánh sáng
B. Do cấu trúc của lớp xà cừ
C. Khúc xạ tia ánh sáng
D. Cả A, B và C
Câu 26. Động vật được giới thiệu trong Sinh học 7 sắp xếp theo
A. Từ nhỏ đến lớn
B. Từ quan trọng ít đến nhiều
C. Trật tự biến hóa
D. Thứ tự xuất hiện từ trước đến sau
Câu 27. Trùng biến hình có tên gọi như vậy là do
A. Di chuyển bằng chân giả
B. Cơ thể cấu tạo đơn giản nhất
C. Cơ thể trong suốt
D. Không nhìn thấy chúng bằng mắt thường
Câu 28. Thủy tức thuộc nhóm
A. Động vật phù phiêu
B. Động vật sống bám
C. Động vật ở đáy
C. Động vật kí sinh
Câu 29. Tính tuổi trai sông căn cứ vào
A. Cơ thể to nhỏ
B. Vòng tăng trưởng của vỏ
C. Màu sắc của vỏ
D. Cả A, B và C
Câu 30. Ấu trùng giun đũa xâm nhập vào cơ thể, theo máu đi qua
A. Ruột non
B. Tim
C. Phổi
D. Cả A, B và C
Câu 31. Trùng biến hình sinh sản bằng cách
A. Phân đôi
B. Phân ba
C. Phân bốn
D. Phân nhiều
Câu 32. Trùng roi dùng điểm mắt để
A. Tìm thức ăn
B. Tránh kẻ thù
C. Hướng về phía ánh sáng
D. Tránh ánh sáng
Câu 33. Thủy tức hô hấp
A. Bằng phổi
B. Bằng mang
C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
D. Bằng cả ba hình thức
Câu 34. Bộ phận tương tự “tim„ của giun đất nằm ở
A. Mạch lưng
B. Mạch vòng
C. Mạch bụng
D. Mạch vòng vùng hầu
Câu 35. Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ở cá là
A. Mực
B. Trai sông
C. Ốc bươu
D. Bạch tuộc
Câu 36. Trai sông cái và trai sông sông đực khác nhau ở điểm
A. Màu sắc của vỏ
B. Mức lồi và dẹp của vỏ
C. Vòng tăng trưởng của vỏ
D. Kích thước vỏ
Câu 37. Giun đũa di chuyển nhờ
A. Cơ dọc
B. Chun giãn cơ thể
C. Cong và duỗi cơ thể
D. Cả A, B và C
Câu 38. Giun đũa loại các chất thải qua
A. Huyệt
B. Miệng
C. Bề mặt da
D. Hậu môn
Câu 39. Cơ quan sinh dục của giun đũa đực gồm
A. 1 ống
B. 2 ống
C. 3 ống
D. 4 ống
Câu 40. Tên bộ phận ống tiêu hóa có ở trai sông là
A. Miệng và tấm miệng
B. Dạ dày, gan, ruột, hậu môn
C. Hầu, thực quản
D. Cả A, B và C
Câu 41. Ấu trùng sán lá gan có mắt và lông bơi ở giai đoạn
A. Kén sán
B. Ấu trùng trong ốc
C. Ấu trùng lông
D. Ấu trùng đuôi
Câu 42. Cơ quan trao đổi khí ở trai sông
A. Phổi
B. Bề mặt cơ thể
C. Mang
D. Cả A, B và C
Câu 43. Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở
A. Đầu
B. Đốt đuôi
C. Giữa cơ thể
D. Đai sinh dục
Câu 44. Giun đất phân biệt nhờ
A. Cơ thể phân đốt
B. Có khoang cơ thể chính thức
C. Có chân bên
D. Cả A, B và C
……………
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp