Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Luật trẻ em, Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Luật trẻ em là các câu hỏi trắc nghiệm về luật bảo vệ trẻ năm 2016. Dưới đây là tổng hợp câu hỏi
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Luật trẻ em mới nhất được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Tài liệu bao gồm 9 trang tổng hợp toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm về Luật trẻ em. Hy vọng với tài liệu này bạn đọc có thêm nhiều tư liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về Luật trẻ em. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Xem Tắt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Luật trẻ em
Chương I: Những quy định chung
Câu 1: Theo Luật trẻ em, độ tuổi nào sau đây được coi là trẻ em?
A. Dưới 18 tuổi
B. Dưới 16 tuổi
C. Dưới 14 tuổi
D. Dưới 15 tuổi
(Đáp án: B. Theo Điều 1: Trẻ em; Chương I- Những quy định chung)
Câu 2: Thế nào là bảo vệ trẻ em?
A. Là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh.
B. Là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.
C. Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
D. Cả 3 ý trên.
(Đáp án: D. Theo khoản 1, Điều 4, Chương I- Những quy định chung.
Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt)
Câu 3: Theo Luật trẻ em, “phát triển toàn diện trẻ em” được hiểu như thế nào?
A. Thể chất, Trí tuệ, tinh thần, đạo đức
B. Mối quan hệ xã hội của trẻ em
C. Cả 2 ý trên
(Đáp án: C. Theo khoản 2, Điều 4, chương I- Những quy định chung. Phát triển toàn diện trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em)
Câu 4: Theo Luật trẻ em, “chăm sóc thay thế” được hiểu như thế nào?
A. Là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ
B. Trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ
C. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em
D. Tất cả các ý trên.
(Đáp án: D. Theo khoản 3, Điều 4, Chương I- Những quy định chung. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; Trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; Trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.)
Câu 5: Người chăm sóc trẻ em là người như thế nào?
A. Là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em
B. người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
C. Cả 2 ý trên.
(Đáp án: C. Theo khoản 4, Điều 1, Chương I- Những quy định chung. Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em)
Câu 6: Hành vi nào sau đây được coi là xâm hại trẻ em?
A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
B. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.
C. Là hành vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán.
D. Là các hành vi gây thương tổn.
(Đáp án: A. Theo khoản 5, Điều 1, Chương I- Những quy định chung)
Câu 7: Bạo lực trẻ em được hiểu là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
(Đáp án: A. Theo khoản 6, Điều 1, Chương I- Những quy định chung)
Câu 8: Theo Luật Trẻ em, “bóc lột trẻ em” là hành vi nào?
A. Bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động
B. Trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em
C. Cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
D. Cả 3 đáp án trên.
(Đáp án: D. Theo khoản 7, Điều 1, Chương I- Những quy định chung. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm Mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.)
Câu 9: Theo Luật Trẻ em, như thế nào là xâm hại tình dục trẻ em?
A. Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục.
B. Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
C. Ý kiến khác
D. Ý A và B
(Đáp án: D. Theo khoản 8, Điều 1, Chương I- Những quy định chung.
Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức)
Câu 10: Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
(Đáp án: A. Theo khoản 9, Điều 1, Chương I- Những quy định chung)
Câu 11: Trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng. Là trẻ em?
A. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
B. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
C. Trẻ em khuyết tật
D. Trẻ em hòa nhập cộng đồng
(Đáp án: A. Theo khoản 10, Điều 1, Chương I- Những quy định chung)
Câu 12: Giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em là việc xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của trẻ em, bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
(Đáp án: A theo khoản 11, Điều 1, Chương I- Những quy định chung)
Câu 13: Theo Luật trẻ em, tháng nào được quy định là tháng hành động vì trẻ em?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
(Đáp án: C. Theo khoản 1, Điều 11, Chương I- Những quy định chung)
Chương II: Quyền và bổn phận của trẻ em
Câu 1: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển. Thuộc quyền hạn nào của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
B. Quyền sống
C. Quyền vui chơi, giải trí
D. Quyền được chăm sóc sức khỏe
(Đáp án: B. Theo Điều 12, Chương II – Quyền và bổn phận của trẻ em)
Câu 2: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. Có hay không?
A. Có
B. Không
(Đáp án: A. Theo Điều 13, Chương II- Quyền và bổn phận của trẻ em)
Câu 3: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi. Thuộc quyền nào của trẻ em?
A. Quyền về tài sản
B. Quyền được giáo dục, học tập, phát triển năng khiếu
C. Quyền vui chơi, giải trí
D. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
(Đáp án: C. Theo Điều 17, Chương II- Quyền và bổn phận của trẻ em)
Câu 4: Quyền của trẻ em khuyết tật là gì?
A. Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
B. Được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
C. Cả A và B
(Đáp án: C. Theo Điều 35, Chương II- Quyền và bổn phận của trẻ em.
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội)
Câu 5: Bổn phận của trẻ em đối với gia đình được hiểu như thế nào?
A. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
B. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
C. Yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm nguyện vọng với cha mẹ, các thành viên trong gia đình, dòng họ.
D. Cả 3 ý trên.
(Đáp án: D. Theo Điều 37, Chương II- Quyền và bổn phận của trẻ em)
Câu 6: Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em. Là bổn phận của trẻ em đối với ai?
A. Bổn phận của trẻ em với quê hương, đất nước
B. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
C. Bổn phận của trẻ em đối với bản thân
D. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
(Đáp án: B. Theo Điều 39, Chương II- Quyền và bổn phận của trẻ em)
Chương III: Chăm sóc và giáo dục trẻ em
Câu 1: Theo Luật trẻ em “Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp ban hành tiêu chuẩn , quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhà nước khuyến khích cơ quan,tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật” là :
A. Bảo đảm về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.
B. Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em
C. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em
D. Bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em.
(Đáp án: A. Theo Điều 42, Chương III- Chăm sóc và giáo dục trẻ em)
Câu 2: Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, Điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
(Đáp án: A. Theo Khoản 4, Điều 43, Chương III- Chăm sóc và giáo dục trẻ em)
Câu 3: Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, là nội dung?
A. Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
B. Bảo đảm Điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em
C. Bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em
D. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em.
(Đáp án: D. Theo khoản 4, Điều 44, Chương III- Chăm sóc và giáo dục trẻ em)
Câu 4: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng Điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm Điều kiện, thời gian, thời Điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
(Đáp án: A. Theo Khoản 2, Điều 4, Chương III- Chăm sóc và giáo dục trẻ em)
Chương IV: Bảo vệ trẻ em
Câu 1: Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ?
A. 2 cấp độ
B. 3 cấp độ
C. 4 cấp độ
D. 5 cấp độ
(Đáp án: B. Theo Khoản 1, Điều 47, Chương IV- Bảo vệ trẻ em)
Câu 2: Cấp độ phòng ngừa được hiểu như thế nào?
A. Gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
B. Gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
C. Gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
D. Ý kiến khác
(Đáp án: A. Theo Khoản 1, Điều 48, Chương IV- Bảo vệ trẻ em)
Câu 3: Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm?
a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.
Đáp án: A. (theo Khoản 2, Điều 49- Cấp độ hỗ trợ, Chương IV- Bảo vệ trẻ em)
Câu 4: Theo Luật trẻ em, “cấp độ can thiệp” được qui định như thế nào?
A. Gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
B. Gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
C. Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
D. Ý kiến khác
(Đáp án: B. Theo Điều 50 – Cấp độ can thiệp, Chương IV- Bảo vệ trẻ em)
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết