Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả, Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn
Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên.
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm là một trong những đề tài hằng năm của mỗi giáo viên. Sau đây, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các thầy cô giáo sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả. Mời các thầy cô cùng tham khảo.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT TỐT BÀI VĂN MIÊU TẢ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là dạng văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào trường Tiểu học từ rất sớm ( ngay từ lớp 2). Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôi trong nhà, những cảnh vật xung quanh các em, những con người thân quen với các em như bạn bè, thầy cô, người thân…Vì vậy, dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm.
Qua thực tế, nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi hiếm khi phát hiện thấy học sinh giỏi môn Văn. Tại sao học sinh giỏi tập làm văn lại hạn chế nhiều như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm, sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng ta tự hào Tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế lại rất buồn vì học sinh giỏi Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt ý rườm rà, tối nghĩa. Cách dùng từ đặt câu chưa phù hợp, viết câu còn rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, chưa sáng tạo. Bố cục bài văn chưa rõ ràng, cách chấm câu, cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh chưa linh hoạt, chưa sinh động. Mặt khác, một số em còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết sử dụng bài văn mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình, biến lời văn người khác thành cách diễn đạt của mình. Phần lớn các em dùng lời hướng dẫn của giáo viên để viết bài văn của mình một cách rập khuôn, máy móc. Do đó, bài văn chưa đạt hiệu quả cao.
Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập làm văn nhất là văn miêu tả con vật ? Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết tốt bài văn tả con vật”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. THỰC TRẠNG
Qua quá trình giảng dạy cũng như qua việc dự giờ học tập chuyên môn ở các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy làm văn ở lớp 4 còn gặp một số khó khăn:
1.Về giáo viên:
– Một số giáo viên còn ngại khi phải dạy phân môn tập làm văn nên khi dạy
còn nhiều lúng túng về phương pháp và nội dung hay hình thức tổ chức một tiết dạy Tập làm văn dẫn đến hiệu quả các tiết dạy chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua những tiết thao giảng, dự giờ chéo phân môn Tập làm văn ở trường.
– Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn, thiếu sự dẫn dắt gợi mở cho học sinh, chưa kích thích được sự sáng tạo tìm tòi, chưa chọn từ ngữ, hình ảnh, ý của học sinh.
– Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc lộ được nét riêng biệt của đối tượng mình đang tả, thoát khỏi việc tả một cách khuôn sáo.
– Giáo viên khi lên lớp còn truyền đạt “chay”, thiếu tranh ảnh, vật thật để hổ trợ cho các em trong quá trình làm văn miêu tả.
– Giáo viên chưa hướng dẫn được cho học sinh tìm ra phương pháp làm văn miêu tả thành công, bên cạnh năng lực quan sát còn cần sự liên tưởng, tưởng tượng và vận dụng năng lực của bản thân vào bài viết.
– Một số giáo viên khi lên lớp chưa phát huy hết tính tự chủ đó là chưa biết thay đổi đề bài cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình để học sinh dễ hiểu và cảm nhận một cách thực tế hơn.
– Việc chấm và sửa bài cho các em của một số giáo viên còn chung chung, chưa sửa ý, câu hay cách dùng từ đặt câu,việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn của học sinh nhằm phát huy cho học sinh khi học, làm tập làm văn.
– Thiếu sự kết hợp, liên hệ giữa tiết dạy phân môn tập làm văn với các môn học khác.
2.Về học sinh:
– Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản trực quan, chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn chưa cao dẫn đến khi viết văn còn gặp không ít khó khăn.
– Khả năng quan sát miêu tả còn sơ sài, học sinh chưa biết sử dụng các giác quan để quan sát, quan sát chưa theo một trình tự, thấy đâu tả đó.
– Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, vốn từ ngữ còn quá nghèo nàn, dùng từ địa phương nhiều, diễn đạt ý văn mà như nói chuyện bình thường.
– Dùng văn mẫu một cách chưa sáng tạo (do sách tham khảo bán tràn lan trên thị trường) các em rập khuôn theo mà chưa biết sáng tạo chọn lọc thành cái riêng của mình.
– Một số em chưa biết nội dung, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật vào bài văn dẫn đến lời văn khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu tình cảm.
– Một số học sinh trung bình, yếu viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc, các ý trong bài văn còn nhiều hạn chế.
II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH.
Để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn.
Tuỳ theo nội dung yêu cầu của mỗi bài học và đối tượng học sinh mà bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt nhóm các biện pháp, hoặc một biện pháp chủ đạo và kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác.
Cụ thể như khi dạy học sinh lớp 4 viết bài văn miêu tả con vật, bản thân tôi đã chú trọng các biện pháp sau:
1. Bồi dưỡng và tích luỹ vốn từ
1.1. Làm giàu vốn từ ngữ thông qua các tiết học.
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em rất ít. Điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được. Để viết được bài văn, đoạn văn hay, học sinh không chỉ cần có cảm xúc, cảm nghĩ tinh tế mà còn phải tích luỹ vốn từ phong phú, tạo câu linh hoạt và đa dạng. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn,… Nhiều bài tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn là bài văn hay, số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó rất phong phú, sử dụng từ sáng tạo. Vì vậy khi dạy giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, có thể chọn trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi sử dụng từ.
Ví dụ: Khi dạy phân môn tập đọc bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” Giáo viên cần chỉ cho hs thấy những từ, cụm từ tác giả dùng để miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò (gầy yếu, ngắn chùn chùn,…), hoạt động của chị (khóc tỉ tê , nức nở ,…): và miêu tả hành động của Dế Mèn như: xòe cả hai cảng ra, đạp phanh phách,…Thông qua bài tập đọc trên, học sinh đã tích lũy được một số vốn từ miêu tà về ngoại hình và hành động con vật.
Hay, khi dạy bài kể chuyện “Con vịt xấu xí” tôi cho học sinh thấy được một số từ, cụm từ miêu tả như: Quá nhỏ, yếu ớt,…(ngoại hình), chành chọe, bắt nạt, hắt hủi,..(Hành động).
Khi dạy bài: “Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật” thông qua bài tập các em cũng sẽ tự tích lũy cho mình một số từ, cụm từ tả ngoại hình như: vàng đậm, đỏ tía, xanh đen, mềm mại,…(hành động) như: bệ vệ, nhanh nhẹn, liến thoắng,…
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh bộc lộ tình cảm, thái độ của mình đối với con vật yêu hay ghét, gắn bó hay không gắn bó… Để bài viết có sức biểu đạt gần gũi hơn, học sinh cần biết liên hệ bản thân mình đã làm gì để chăm sóc con vật ? …
1.2. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh :
Hiện nay, trong trường học, chúng ta dạy tập làm văn nói chung và bồi dưỡng năng khiếu viết văn cho học sinh nói riêng thường thiên về các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nội dung bài viết. Thường giáo viên ra một đề bài và hướng dẫn kĩ thuật làm bài. Còn học sinh thì gắng đọc thật nhiều bài văn làm mẫu, thậm chí còn có em bê y nguyên bài văn của người khác vào bài của mình, thì được xem là bài viết khá, nghĩa là giỏi chép văn.
Khi thấy một em học sinh ngồi trước một số đề văn mà không viết được, thầy cô giáo thường cho rằng các em không nắm vững lý thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng các em không có hứng thú viết vì đã không tạo ra được quan hệ thân thiết giữa bản thân và đề bài – đối tượng miêu tả, …..nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết.
Vi dụ: Có một lần ,em được bố mẹ dẫn đi chơi vườn bách thú.Ở đó có rất nhiều con vật,em viết một đoạn văn tả lại con vật mà em ấn tượng.
Với đề bài này chắc chắn rằng nhiều học sinh không thể viết được. Bởi vì trong thực tế nhiều học sinh chưa từng được trực tiếp đi tham quan vườn bách thú, nếu như bắt các em áp dụng kiến thức lí thuyết để làm bài thì chắc chắn rằng nhiều em sẽ khó viết thành bài văn theo đúng yêu cầu.
Nguyên nhân của tình trạng không có gì để viết là do học sinh thiếu hụt vốn sống vốn cảm xúc. Vì vậy, thầy giáo cần đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát được.
Ngoài ra giáo viên cần xây dựng cho học sinh có hứng thú và thói quen đọc sách. Phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích cho các em suốt cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển, sách báo sẽ giúp học sinh có vốn từ ngữ phong phú,vốn sống, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo….như người xưa nói ” Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn“.
Định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc, đọc nhiều không có nghĩa là đọc một cách không chọn lọc. Cần chọn những sách như thế nào ? Thầy giáo cần giáo dục thái độ đọc cho các em. Kiên trì, chịu khó không chỉ đọc để giải trí, mà đọc phải có suy nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích, ghi chép, thu hoạch về nội dung, nghệ thuật, về những điểm nổi bật, gây ấn tượng còn đọng lại trong tâm trí mình vào cuốn sổ tích luỹ.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp