Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 12 trường THPT Nguyễn Du năm học 2017-2018, Mời các bạn cùng tham khảo bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 12 trường THPT Nguyễn
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 12 trường THPT Nguyễn Du năm học 2017-2018 sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi học kì 1 sắp tới. Chúc các bạn học tốt!
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)
Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Toán lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – TP. HCM
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 môn Đại số lớp 12 trường THPT Phan Văn Đạt – Long An (Có đáp án)
Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 12
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU TỔ VẬT LÍ |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( BÀI SỐ 2 ) MÔN: VẬT LÍ 12 CHƯƠNG TRÌNH : NÂNG CAO
Mã đề thi 135 |
Họ, tên học sinh:……………………………………………… Lớp: …………….
Câu 1: Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là:
A. độ cao của âm. B. mức cường độ âm C. độ to của âm. D. cường độ âm.
Câu 2: Ở một mặt nước (đủ rộng), tại điểm O có một nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình (u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 m/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phương trình dao động của phần tử nước tại điểm M (ở mặt nước), cách O một khoảng 50 cm là:
Câu 3: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 10 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm
A. giảm đi 10 dB. B. tăng thêm 10 B. C. giảm đi 10 B. D. tăng thêm 10 dB.
Câu 4: Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng
A. một số lẻ lần một phần tư bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần bước sóng. D. một số chẵn lần một phần tư bước sóng.
Câu 5: Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số 50Hz. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 9cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động cùng pha với nhau. Biết rằng, tốc độ truyền sóng thay đổi trong khoảng từ 70cm/s đến 80cm/s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 75cm/s. B. 80cm/s. C. 70cm/s. D. 72cm/s.
Câu 6: Giọng nữ thường cao hơn giọng nam là do:
A. cường độ âm lớn hơn B. tần số âm lớn hơn C. số họa âm lớn hơn D. mức cường độ âm lớn hơn
Câu 11: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A. 9 nút và 8 bụng. B. 3 nút và 2 bụng. C. 5 nút và 4 bụng. D. 7 nút và 6 bụng.
Câu 12: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
C. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
D. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
A. 50 cm. B. 100 cm. C. 150 cm. D. 200 cm.
Câu 14: Ở mặt nước, có hai nguồn kêt hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 2cos20πt (mm). Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phần tử M ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ dao động là
A. 4 mm. B. 1 mm. C. 0 mm. D. 2 mm.
Câu 15: Nguồn kết hợp là hai nguồn dao động
A. cùng phương, cùng chu kỳ, độ lệch pha không đổi theo thời gian.
B. cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ.
C. cùng phương, cùng biên độ, cùng pha.
D. cùng phương, cùng chu kỳ, cùng biên độ dao động.
Câu 16: Cường độ âm đo bằng đơn vị:
A. Oat. B. Đêxiben C. W/m2 D. Ben
Câu 17: Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 11 cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4cm. Trên dây có
A. 5 bụng, 6 nút B. 6 bụng, 5 nút C. 6 bụng, 6 nút D. 5 bụng, 5 nút
Câu 18: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha đặt tại hai điểm A và B cách nhau 16cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực đại là:
A. 10 B. 12. C. 11 D. 9
Câu 19: Sóng dừng trên dây là 2m với 2 đầu cố định. Vận tốc trên dây 20m/s. Tần số dao động của sóng này có giá trị từ 11Hz đến 19Hz. Số bụng và số nút quan sát được trên dây là:
A. 3 bụng, 3 nút B. 2 bụng, 3 nút C. 3 bụng, 4 nút D. 4 bụng, 4 nút.
Câu 20: Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động ngược pha với tần số f = 40Hz, vận tốc truyền sóng v = 60cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 7cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại giữa A và B
A. 9. B. 7. C. 8. D. 10.
Câu 21: Một dây thép dài 90cm có hai đầu cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng mạng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Trên dây có sóng dừng với 6 bó sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây ℓà:
A. 15m/s B. 60 m/s C. 30m/s D. 7,5m/s
Câu 24: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40pt và uB = 2cos(40pt + p) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là :
A. 18. B. 19. C. 20 D. 17.
Câu 25: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số 10 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt nước ℓà v = 50 cm/s. Hỏi tại vị trí M cách nguồn 1 một đoạn d1 = 17,5 cm và cách nguồn 2 một đoạn d2 = 40 cm, ℓà điểm cực đại hay cực tiểu, cực đại hay cực tiểu số mấy?
A. Cực đại số 4 B. Cực tiểu số 5. C. Cực đại số 3 D. Cực tiểu số 2
Câu 26: Một vật máy thu cách nguồn âm có công suất ℓà 30 W một khoảng cách ℓà 5 m. Hãy xác định cường độ âm tại điểm đó
A. 30 W/m2 B. 0,095 W/m2 C. 0,2 W/ m2 D. 0,15 W/m2
Câu 27: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N(nguồn điểm) một khoảng NA = 1m, có mức cường độ âm LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó ℓà I0 = 0,1n W/m2. Mức cường độ âm tại điểm B cách N một khoảng NB = 10m ℓà:
A. 7dB B. 80dB C. 90dB D. 7B
Câu 28: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây A ℓà một điểm nút, B ℓà một điểm bụng gần A nhất, C ℓà trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai ℓần mà ℓi độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C ℓà 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây ℓà
A. 0,25 m/s. B. 0,5 m/s. C. 2 m/s. D. 1 m/s.
Câu 29: Ba điểm S, M, N cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ S. Tại S đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại M là 60 dB, tại N là 20 dB. Tính mức cường độ âm tại trung điểm P của đoạn MN:
A. 4,8dB B. 3,4B C. 2,6B D. 5B
Câu 30: Hai nguồn phát sóng A, B trên mặt nước dao động điều hoà với tần số f = 15Hz, cùng pha. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn đoạn d1 = 14,5cm và d2 = 17,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước.
A. v = 15cm/s; B. v = 22,5cm/s; C. v = 0,2m/s; D. v = 5cm/s