Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo Bộ đề kiểm tra 15 phút
Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 là tài liệu cực kì hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Tài liệu bao gồm 6 đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 chương Vận động có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.
Xem Tắt
- 1 Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 1
- 2 Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 2
- 3 Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 3
- 4 Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 4
- 5 Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 5
- 6 Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 6
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 1
Đề bài
Câu 1. (5 điểm) Bộ xương người chia làm mấy phần và có chức năng gì ?
Câu 2. (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Bộ xương người được chia thành xương?
A. Đầu, mình, ngực.
B. Đầu, thân, chân và tay.
C. Đầu, chân và tay.
D. Đầu, cổ, bụng.
2. Phần không cử động của xương tay là?
A. Đai vai.
B. Cánh tay.
C. Cổ tay.
D. Bàn tay
3. Phần không cử động của xương chân là?
A. Đai hông.
B. Xương đùi.
C. Cổ chân.
D. Bàn chân.
4. Khớp khuỷu tay thuộc loại?
A. Khớp động.
B. Bán động.
C. Không động.
D. Cố định.
5. Bộ xương người có chức năng cơ bản nhất là?
A.Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đứng thẳng trong không gian.
B. Tạo nên các khoang, chứa và bảo vệ các cơ quan.
C. Làm chỗ bám cho các phần mềm, giúp cho cơ thể có hình dạng nhất định.
D. Cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận động dễ dàng.
Đáp án
Câu 1. (5 điểm)
– Bộ xương người chia làm 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi (xương tay và xương chân).
– Bộ xương có chức năng nâng đỡ cơ thể đứng thẳng trong không gian, làm chỗ bám vững chắc cho các phần mềm như gân, cơ và làm cho cơ thể có hình dáng nhất định. Đồng thời tạo thành các khoang chứa và bảo vệ các cơ quan bên trong như hộp sọ, lồng ngực. Chức năng chính của bộ xương là nâng đỡ và cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động được dễ dàng.
Câu 2. (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | D | A | A |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 2
Đề bài
Câu 1. (4 điểm) Xương có đặc tính cơ bản gì? Giải thích vì sao xương có các đặc tính đó?
Câu 2. (3 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Sụn đầu xương có tác dụng
A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang.
B. Sinh hồng cầu.
C. Giảm ma sát
D. Chịu áp lực.
2. Mô xương cứng có tác dụng
A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang.
B. Sinh hồng cầu
C. Làm cho xương lớn lên về bề dài.
D. Làm xương bền chắc.
3. Tuỷ đỏ trong xương có tác dụng
A. Làm cho xương lớn lên về bề dài.
B. Sinh hồng cầu.
C. Giảm ma sát phía trong xương
D. Chịu áp lực bên trong xương.
Câu 3. (3 điểm) Hãy chọn và ghép các thông tin ở cột (1) với cột (2) cho phù hợp rồi điền kết quả vào cột (3).
Các cơ quan (1) | Chức năng (2) | Kết quả (3) |
1. Màng xương 2.Khoang xương 3. Mạch máu |
A. Nuôi dưỡng xương B. Giúp phát triển xương về bề ngang C. Chứa tủy vàng ở người lớn |
1……. 2…. 3…… |
Đáp án
Câu 1. (4 điểm)
– Xương có 2 đặc tính cơ bản là đàn hồi và vững chắc.
– Sở dĩ xương có tính đàn hồi và vững chắc vì trong xương có hai thành phần chính là chất hữu cơ (gọi là chất cốt giao) và chất vô cơ (gồm nhiều muối khoáng). Sự kết hợp giữa hai chất này tạo nên tính đàn hồi và vững chắc. Nếu các chất này tách riêng thì xương không có được 2 đặc tính trên.
1 | 2 | 3 |
C | D | B |
1 | 2 | 3 |
B | C | A |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 3
Đề bài
Câu 1. (5 điểm) Tại sao cơ thể lại vận động được ? Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 2. (2 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Bắp cơ gồm?
A. Nhiều bó cơ.
B. Nhiều tơ cơ.
C. Nhiều sợi cơ.
D. Các tơ cơ mảnh.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến công của cơ là
A. cường độ lao động.
B. trạng thái thần kinh,
C. hoạt động của hệ nội tiết.
D. cả A và B.
Câu 3.(3 điếm) Chọn từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau sao cho phù hợp:
Tính chất của cơ là….( 1 )…..và…..(2)…..Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ. Cơ co khi có….(3)….và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh.
a. tác động ngoại cảnh
b. co
c. kích thích của môi trường
d. giãn
Đáp án
Câu 1. (5 điểm) Các bắp cơ gắn vào xương theo cặp đối kháng (co và duỗi), khi cơ này co thì cơ kia duỗi và ngược lại. Sự phối hợp co và duỗi của cặp đối kháng làm xương cử động tạo ra sự vận động của cơ thể.
– Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố : thần kinh (khi tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn); thể tích của cơ đó (bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh hơn ; lực co cơ ; khả năng kéo dài, bền bỉ, làm việc lâu mỏi).
1 | 2 |
A | D |
Câu 3. (3 điểm)
1 | 2 | 3 |
b | d | c |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 4
Đề bài
Câu 1. (5 điểm) Thế nào là sự mỏi cơ ?
Câu 2. (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Để chống mỏi cơ, cần phải làm gì?
A. Hạn chế sự ứ đọng khí cacbonic trong cơ thể.
B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện cơ.
C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Cả B và C.
2. Cơ co khi?
A. Có kích thích của môi trường.
B. Chịu tác động của hệ thần kinh.
C. Tơ cơ xuyên sâu vào vùng phân bố.
D. Cả A và B.
3. Sự oxi hoá các chất dinh dưỡng có vai trò gì?
A. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản
B. Tổng hợp các chất hữu cơ
C. Tạo ra năng lượng cho cơ co
D. Cả A và C
4. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ là
A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều
B. Do dinh dưỡng thiếu hụt.
C. Lượng oxi trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ.
D. Do lượng cacbonic quá cao.
5. Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ
A. Làm cơ bị mệt mỏi.
B. Giúp cơ thể được dẻo dai, tăng cường khả năng sinh công,
C. Giảm khả năng sinh công.
D. Cả A và B.
Đáp án
Câu 1.(5 điểm) Khi cơ làm việc, sự oxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh nhiệt và chất thải là khí cacbonic (CO2) .
Nếu lượng oxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí (không có oxi) là axit lactic tăng và năng lượng sản sinh ra ít. Axit lactic bị tích tụ sẽ làm mỏi cơ.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | D | D | C | B |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 5
Đề bài
Câu 1. (6 điểm) Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
Câu 2. (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Bộ xương người có nhiều đặc điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động thể hiện ở
A. Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở.
B. Cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở.
C. Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia.
D. Cả A và B.
2. Để xương phát triển cần chú ý?
A. Lao động vừa sức.
B. Rèn luyện thể dục thể thao.
C. Cần lưu ý tư thế ngồi và mang vác.
D. Cả A, B và C.
3. Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?
A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.
B. Mang vác về một bên liên tục.
C. Mang vác quá sức chịu đựng của cơ thể.
D. Cả A, B và C.
4. Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với động vật (ở lớp Thú) là gì?
A. Cơ mông ít phát triển
B. Cơ bắp chân phát triển.
C. Cơ vận động ngón tay ít phát triển.
D. Tay có ít cơ phân hoá.
Đáp án
Câu 1. (6 điểm)
Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần:
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
– Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương.
– Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. Để chống cong vẹo cột sống khi mang vác các vật nặng thì không nên làm quá sức chịu đựng. Khi ngồi vào bàn học hoặc khi lao động cần đúng tư thế.
1 | 2 | 3 | 4 |
D | D | A | B |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 – Đề 6
Đề bài
Câu 1.(5 điểm) Xương to và dài ra được là do đâu?
Câu 2.(3 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì?
A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng.
B. Xương có tuỷ xương và muối khoáng.
C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương.
D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ.
2. Vai trò của khoang xương trẻ em là
A. Giúp xương dài ra.
B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang,
C. Chứa tủy đỏ, là nơi sản sinh hồng cầu.
D. Nuôi dưỡng xương.
3. Khớp động có chức năng
A. Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
B. Đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng,
C. Hạn chế hoạt động của các khớp
D. Tăng khả năng đàn hồi.
Cấu tạo | Đầu xương | Thân xương |
– Có sụn bọc ở đầu khớp | ||
– Có khoang xương | ||
– Mô xương xốp gồm các nan xương | ||
– Có màng xương |
Đáp án
Câu 1. (5 điểm) Xương to và dài ra được là do:
– Màng xương có lớp tế bào sinh xương có khả năng phân chia làm cho xương lớn lên về bề ngang. Lớp tế bào này còn có vai trò sinh xương để hàn gắn chỗ xương bị gãy.
– Do sụn tăng trưởng phân chia làm cho xương dài ra. Trẻ em có tỉ lệ sụn trong xương cao, càng trưởng thành tỉ lệ sụn càng giảm vì một phần đã hoá xương. Người trưởng thành có sụn tăng trưởng nên không còn khả năng hóa xương vì thế cơ thể không thể cao thêm.
1 | 2 | 3 |
A | C | C |
Câu 3. (2 điếm)
Cấu tạo | Đầu xương | Thân xương |
– Có sụn bọc ở đầu khớp | X | |
– Có khoang xương | X | |
– Mô xương xốp gồm các nan xương | X | |
– Có màng xương | X |