Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến quý thầy cô giáo và các em học sinh lớp 5 Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 . Với bộ tài liệu này sẽ giúp
Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bậc phụ huynh và quý thầy cô giáo hướng dẫn các em học sinh ôn tập và củng cố lại các dạng bài tập môn tiếng Việt lớp 5. Đồng thời, thông qua việc luyện tập với các dạng đề này sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài tập để chuẩn bị cho các bài kiểm tra và bài thi trên lớp. Chúc các em học tốt.
Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5
Tiếng Việt 5 – ĐỀ 1
Bài 1: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau:
a) Ăn, xơi; b) Biếu, tặng. c) Chết, mất.
Bài 2: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau.
– Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.
– Mặt hồ … gợn sóng.
– Sóng biển …xô vào bờ.
– Sóng lượn …trên mặt sông.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau: cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác.
Tiếng Việt 5 – ĐỀ 2
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
b) Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
c) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông
Bài 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bé bỏng, nhỏ con, bé con nhỏ nhắn.
a) Còn…..gì nữa mà nũng nịu.
b) …..lại đây chú bảo!
c) Thân hình……
d) Người …..nhưng rất khỏe.
Bài 3: Ghi tiếng thích hợp có chứa âm: g/gh; ng/ngh vào đoạn văn sau:
Gió bấc thật đáng …ét
Cái thân …ầy khô đét
Chân tay dài …êu…ao
Chỉ …ây toàn chuyện dữ
Vặt trụi xoan trước ..õ
Rồi lại …é vào vườn
Xoay luống rau …iêng…ả
Gió bấc toàn …ịch ác
Nên ai cũng …ại chơi.
Tiếng Việt 5- ĐỀ 3
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa.
a. Chỉ màu vàng.
b. Chỉ màu hồng.
c. Chỉ màu tím.
Bài 2: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1.
Bài 3: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay.
Xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi.
Tiếng Việt 5 – ĐỀ 4
Bài 1: Đặt câu với các từ:
a) Cần cù. b) Tháo vát.
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang, quai, nghề, phần, làm)
a) Tay làm hàm nhai, tay… miệng trễ.
b) Có… thì mới có ăn,
c) Không dưng ai dễ mang… đến cho.
d) Lao động là….
g) Biết nhiều…, giỏi một….
Bài 3: (HSKG)
Em hãy dùng một số từ ngữ đã học, viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu nói về một vấn đề do em tự chọn.
– GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương bạn viết hay.
Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những người thầy thuốc, họ thường làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc người bệnh. Giáo viên lại là những thầy, cô giáo làm việc trong các nhà trường, dạy dỗ các em để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Còn công nhân thường làm việc trong các nhà máy. Họ sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao động…Tất cả họ đều có chung một mục đích là phục vụ cho đất nước.
Tiếng Việt 5 – ĐỀ 5
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.
a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
b) Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
c) Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.
d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.
Bài 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.(gạch chân)
Lá lành đùm lá rách.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Bài 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ: hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn…
Bài 4: Viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp