Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2020 – 2021 sẽ giúp các bạn nâng cao kiến thức môn Toán, Văn, Sử, Lý, Sinh, Địa,
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2020 – 2021 gồm 28 đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học,Công nghệ, GDCD, Tin học. Mỗi đề thi lại có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức.
Đồng thời với tài liệu này thầy cô có thể tham khảo, ra đề thi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Xem Tắt
- 1 Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020
- 2 Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2020
- 3 Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2020
- 4 Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020
- 5 Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2020
- 6 Đề thi giữa học kì I lớp 7 môn Địa lý năm 2020
- 7 Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 7 năm 2020
- 8 Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020
- 9 Đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh lớp 7 năm 2020
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Văn
Mức độChủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số |
1. Văn bản + Nhật dụng: -Cổng trường mở ra. – Cuộc chia tay của những con búp bê. – Ca dao, dân ca |
– Nhớ được tên tác giả, tác phẩm, chủ đề văn bản.
|
– Hiểu yếu tố nghệ thuật trong văn bản – Nhớ được bài ca dao đã học – Hiểu ý nghĩa của yếu tố nghệ thuật trong văn bản. |
-Biết vận dụng kiến thức đã học với vấn đề trong thực tế cuộc sống: vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 03 Số điểm:1,5 Tỉ lệ:15 % |
Số câu: 02 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% |
Số câu: 01 Số điểm:1,0 Tỉ lệ: 10 % |
|
Số câu:06 Số điểm:4,0 Tỉ lệ 40% |
2.Tiếng Việt + Từ láy. |
-Nhận biết được từ láy |
-Hiểu tác dụng của từ láy. |
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 01 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ :5 % |
Số câu: 01 Số điểm :0,5 Tỉ lệ: 5 % |
|
|
Số câu:02 Số điểm: 1 Tỉ lệ %:10% |
3.Tập làm văn – Văn biểu cảm |
|
|
|
Viết bài văn biểu cảm về loài cây hoặc loài hoa em yêu |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
|
Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ %:50% |
Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ %:50% |
Tổng số |
Số câu: 04 Số điểm:2,0 Tỉ lệ: 20 % |
Số câu: 03 Số điểm:2,0 Tỉ lệ: 20 % |
Số câu: 01 Số điểm:1,0 Tỉ lệ%:10 % |
Số câu: 01 Số điểm:5 Tỉ lệ : 50% |
Số câu: 09 Số điểm:10 Tỉ lệ 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn
Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới… Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’.
(Sách HDH Ngữ văn 7, tập một)
a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?
Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
a) Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?
b) Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào?
Câu 3. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Loài cây em yêu.
Đề 2: Loài hoa em yêu.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
a) – Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả Lí Lan. b) Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng – Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. c) – Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ : + Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu… + Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa… + Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện… |
0,5
0,5 0,5
1,0 |
2 |
a) – Mô típ: ” thân em”. – Cảm xúc gợi lên từ cụm từ ’’ thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa. b) Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu – Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm. |
0,5 1,0
0,5 0,5 |
3 |
* Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kỹ năng về văn biểu cảm. Biểu cảm về loài hoa hoặc về tác phẩm văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện chân thực tình cảm của bản thân, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
|
|
* Yêu cầu cụ thể |
|
|
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm (0,5đ) – Trình bày đầy đủ các phần MB, TB, KB: + Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được đối tượng biểu cảm, cảm xúc chung về đối tượng. + Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng biểu cảm. + Phần kết bài thể hiện được tình cảm, nhận thức cá nhân. – Trình bày đủ các phần MB, TB, KB nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn. – Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn |
0,5
0,25
0,0 |
|
2. Xác định đúng đối tượng biểu cảm (0,5 đ) – Xác định đúng đối tượng biểu cảm: + Đề 1: Loài cây em yêu + Đề 2: Loài hoa em yêu – Xác định sai đối tượng hoặc trình bày lạc đối tượng khác. |
0,5
0,0 |
|
3. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo 1 trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả…trong qúa trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp, chân thực về loài cây hoặc loài hoa mà em yêu. (3 đ) * Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: Đề 1: * Mở bài: + Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na…). + Lí do em yêu thích loài cây đó. *Thân bài: – Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). – Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em ( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần) – Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người * Kết bài: + Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó. Đề 2: * Mở bài: – Giới thiệu về loài hoa mình yêu, ấn tượng chung về loài hoa. *Thân bài: + Các đặc điểm nổi bật về vẻ đẹp của loài hoa đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát: vẻ đẹp sắc hoa, cánh hoa, hương hoa…(chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). + Cảm nghĩ về sự âm thầm dâng sắc thắm hương thơm cho đời: giúp con người bớt mệt mỏi, thêm tươi tắn, lạc quan. + Cảm nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của hoa trong cuộc sống. * Kết bài: -Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài hoa đó. * Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, song một số nội dung biểu cảm còn chung chung chưa nổi bật, một vài ý chưa liên kết chặt chẽ ( bộc lộ cảm xúc qua tả, kể về loài cây, loài hoa còn hạn chế) * Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, biểu cảm còn nhiều chỗ chưa rõ. * Viết được vài câu chung chung, kỹ năng biểu cảm yếu. * Không đáp ứng được yêu cầu nào. |
3,0
2-2,5
1-1,5 0,25-0,5 0,0 |
|
4. Sáng tạo (0,5đ) – Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động,…) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng biểu cảm. – Có 1 số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Thể hiện được nhận thức tương đối tốt về đối tượng biểu cảm. – Không có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo. Không thể hiện nhận thức về đối tượng biểu cảm. |
0,5
0,25
0,0 |
|
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5đ) – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,5 0,25 0,0 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2020
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
1. Tập hợp Q các số hữu tỉ(8 tiết) | Thực hiện được các phép tính về số hữu tỉ | Vận dụng được quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số | |||||||||||
Số câu | 1 | 1 | 2 | ||||||||||
Số điểm | 1,5 | 0,5 | 2 = 20% | ||||||||||
2. Tỉ lệ thức (4 tiết) |
Biết các tính chất của tỉ lệ thức. |
|
Biết vận dụng các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng |
|
|
||||||||
Số câu | 1 | 1 | 2 | ||||||||||
Số điểm | 0,5 | 2 | 2,5 = 25% | ||||||||||
3. STP hữu hạn. STP vô hạn tuần hoàn (2 tiết) |
|
Giải thích được vì sao một PS cụ thể có thể viết được dưới dạng STPHH hoặc STPVHTH |
|
|
|
||||||||
Số câu Số điểm |
|
|
|
1 1,5 |
|
|
|
|
1 1,5 = 15% |
||||
4. Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song (13 tiết) |
Biết đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song |
Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng |
Vận dụng tính chất của hai đường thẳng song song để tính số đo của các góc |
|
|
||||||||
Số câu | 2 | 1 | 1 | 4 | |||||||||
Số điểm | 1 | 1 | 2 | 4 = 40% | |||||||||
Tổng số câu | 3 | 3 | 3 | 9 | |||||||||
Tổng số điểm | 1,5 | 4 | 4,5 | 10 | |||||||||
Tỉ lệ | 15% | 40% | 45% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
* Khoanh tròn vào một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1: Kết quả của phép tính 36 . 34 là:
A. 910
B. 324
C. 310
D. 2748
Câu 2: Từ tỉ lệ thức ta có thể suy ra:
Câu 3: Cho ba đường thẳng phân biệt a, b , c. Biết a c và b c, ta suy ra:
A. a và b cắt nhau.
B. a và b song song với nhau.
C. a và b trùng nhau.
D. a và b vuông góc với nhau.
Câu 4: Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì:
A. Hai góc trong cùng phía bù nhau
B. Hai góc đồng vị phụ nhau
C. Hai góc so le trong bù nhau
D. Cả 3 ý trên đều sai
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 5: (1,5 đ) Trong các phân số sau đây phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn ? Viết dạng thập phân của các phân số đó:
Câu 6: (1,5 đ) Thực hiện phép tính:
Câu 7: (2 đ) Tìm hai số x và y, biết: và
Câu 8: (1 đ) Cho đoạn thẳng AB dài 4 cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Câu 9: (2 đ) Cho hình vẽ bên. Biết d // d’ và hai góc 700 và 1200.
Tính các góc D1; C2; C3; B4
Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2020
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tin học
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chương trình bảng tính là gì? |
– Biết được các thành phần trên trang tính. – Nhận biết một ô tính đang được kích hoạt. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
3 0,75 7,5% |
|
|
|
|
|
|
|
3 0,75 7,5% |
Các thành phần chính và dữ liệu trên bảng tính |
– Biết được chức năng của thanh công thức. – Nhận biết được khối và cách chọn nhiều khối. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4 1 10% |
|
|
|
|
|
|
|
4 1 10% |
Thực hiện tính toán trên trang tính |
– Biết được địa chỉ một ô. Biết các bước nhập công thức và lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong công thức. |
Hiểu cách sử dụng công thức, hàm để tính toán, các kí hiệu của các phép toán trong công thức. Biết cú pháp các hàm thường dùng |
Cách chọn đối tượng. Thành thạo thao tác chọn nhiều khối cùng một lúc |
Sử dụng linh hoạt địa chỉ ô trong công thức tính. |
|
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.25 2,5% |
1 2 20% |
4 1 10% |
1 2 20% |
|
1 2 20% |
|
1 1 10% |
9 8.25 82.5% |
T. số câu T.số điểm Tỉ lệ % |
9 4 40% |
5 3 30% |
1 2 20% |
1 1 10% |
16 10 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 7
Trường THCS ……….. Lớp: 7………………… Họ và tên:…………………………………….. |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN: TIN HỌC 7 PHẦN TRẮC NGHIỆM |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trang tính gồm có:
A. Các ô và các hàng.
B. Các cột và các hàng.
C. Bảng chọn và thanh công thức.
D. Thanh tiêu đề và thanh công thức.
Câu 2: Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với ô tính còn lại?
A. Được tô màu đen.
B. Có viền đậm xung quanh.
C. Có đường viền nét đứt xung quanh.
D. Có con trỏ chuột nằm trên đó.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính, em nháy chuột chọn ô đó và gõ dữ liệu vào.
B. Để kích hoạt ô tính nào đó, em nháy nút phải chuột vào ô tính đó.
C. Các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là bảng tính.
D. Thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính.
Câu 4: Để tính tổng giá trị trong các ô E3 và F7, sau đó nhân với 10% ta thực hiện bằng công thức nào sau đây?
A. E3 + F7 * 10%.
B. (E3 + F7) * 10%
C. = (E3 + F7) * 10%
D. =E3 + (F7 * 10%)
Câu 5: Trong chương trình bảng tính, công thức nào sau đây là đúng:
A. = (18+5)*3 + 23
B. = (18+5).3 + 2^3
C. = (18+5)*3 + 2^3
D. = (18+5).3 + 23
Câu 6: Khối là một nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Theo em trong trang tính khối có thể là:
A. A3:B5
B. A3:A5
C. A3:B3
D. Cả A, B và C.
Câu 7: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, ta chọn khối đầu tiên rồi…
A. nhấn giữ phím Delete và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
B. nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
C. nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
D. nhấn giữ phím Alt và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Câu 8: Địa chỉ một ô là:
A. Cặp tên cột và tên hàng.
B. Tên của hàng và cột nằm gần nhau.
C. Tên của một khối bất kì trong trang tính.
D. Tên của hàng mà con trỏ đang trỏ tới.
Câu 9: Ở ô E2 gõ =(9+3)/2+(7-5)^2*2, kết quả là:
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
Câu 10: Có thể quan sát ở đâu trên trang tính để biết được một ô chứa công thức hay chứa giá trị cụ thể :
A. Thanh công cụ
B. Thanh công thức.
C. Thanh bảng chọn.
D. Hộp tên.
Câu 11: Giả sử trong ô A1 chứa số 25, ô B1 chứa số 15, ô C1 chứa số 20. Công thức tại C1 là:
A. =(A1*B1)/2
B. =(A1+B1)/2
C. =(A1+B1)/3
D. =(A1+B1)
Câu 12: Giả sử trong ô A2 chứa số 14, ô B8 chứa số 7. Ta lập công thức là: = SUM(A2, B8) được kết quả thu được là:
A. 10
B. 20
C. 30
D. Một kết quả khác
II. TỰ LUẬN
Câu 13: (2 đ)
Hãy nêu các bước nhập công thức? Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
Câu 14: (2đ)
Em hãy nêu thao tác chọn đối tượng trên trang tính? Muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau ta làm thế nào?
Câu 15 (2đ): Nêu cú pháp và công dụng của một số hàm thường dùng.
Câu 16: (1đ)
Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số 10, 2. Hãy cho biết kết quả của các công thức sau:
Công thức | Kết quả |
= (A1+B1)/B1 = (A1*B1)/B1^B1 = (A1/B1)^2 = ((A1^B1))^B1 |
………. ………. ………. ………. |
Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu đúng được 0.25 điểm.
1. B.
2. B.
3.B.
4. C
5. C.
6.D.
7. C.
8.A
9.C
10.B
11.B
12.D
II. TỰ LUẬN:
Câu 13: * Có 4 bước: (1đ)
+ Chọn ô cần nhập
+ Gõ dấu “=”
+ Nhập công thức
+ Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào nút có hình chữ V ở giữa hộp tên và thanh công thức để kết thúc.
* Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức: Khi nội dung các ô có địa chỉ trong công thức thay đổi thì kết quả của công thức cũng được thay đổi một cách tự động. (1đ)
Câu 14:
* Các thao tác chọn các đối tượng trên trang tính.
-Chọn một ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.
-Chọn một hàng:Nháy chuột tại nút tên hàng.
– Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
– Chọn một khối: kéo thả chuột từ một ô góc đến ô góc đối diện. (1đ)
* Muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, ta chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
– Chọn trang tính: Nháy vào nhãn trang tương ứng. (1đ)
Câu 15:
Hàm tính tổng:
=Sum(a,b,c,…) (0.5đ)
Hàm tính trung bình cộng:
=Average(a,b,c,…) (0.5đ)
Hàm tìm GTNN
=Min(a,b,c,…) (0.5đ)
Hàm tìm GTLN
=Max(a,b,c,…) (0.5đ)
Câu 16:
Công thức | Kết quả |
= (A1+B1)/B1 = (A1*B1)/B1^B1 = (A1/B1)^2 = ((A1^B1))^B1
|
…..6… ……5…. ……25…. ……10000…. |
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn GDCD
Nội dung kiến thức cần KT | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng điểm | |||
TN | TL | TN | TL | Thấp | Cao | ||
Sống giản dị | Biểu hiện tính giản dị | ||||||
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Trung thực |
Hành vi thể hiện tính trung thực. |
|
|
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Tự trọng |
Câu tục ngữ thể hiện lòng tự trọng |
|
|
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Đạo đức và kỉ luật |
Hành vi vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật |
|
|
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Yêu thương con người. |
|
|
|
Hiểu thế nào là yêu thương con người. kể việc làm cụ Thể thể hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người. |
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
|
|
|
1 câu 2đ |
|
|
1 câu 2đ |
Tôn sư trọng đạo. |
|
|
|
Hiểu được tôn sư trọng đạo là gì?. |
Lấy VD thể hiện tôn sư trong đạo |
|
|
Số câu: Số điểm: |
|
|
|
1/5 câu 0.5đ |
4/5 câu 2đ |
|
1 câu 2.5đ |
Đoàn kết tương trợ |
|
|
|
|
|
Hiểu được đoàn kết tượng trợ là gì? |
|
Số câu: Số điểm: |
|
|
|
|
|
1 câu 3 đ |
1 câu 3 đ |
Tổng số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
4 câu 2 đ 20% |
|
|
1.1 câu 2.5 đ 25% |
1 câu 2đ 20% |
1 câu 3.5đ 35% |
7 câu 10đ 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7
A. Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em cho trả lời đúng:
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị?
a. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu.
b. Nói năng cộc lốc, trống không.
c. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
d. Đáp án A và C.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực.
a. Quay cóp trong kiểm tra., thi cử.
b. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
c. Nhận lỗi thay cho bạn
d. Cả đáp án B và C.
Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng?
a. Chết vinh hơn sống nhục.
b. Đói cho sạch, rách cho thơm
c. Cây ngay không sợ chết đứng.
d. Tất cả đều đúng
Câu 4: Hành vi nào sau đây vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
Không nói chuyện riêng trong giờ học.
Quay cóp trong khi kiểm tra
Luôn giúp đỡ bạn khi khó khăn
d. Ý a và c đúng
B. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2điểm): Em hiểu thế nào là yêu thương con người? kể ba việc làm cụ thể của em thể hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người.
Câu 2 (2.5 điểm): Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? Sắp tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 em dự định sẽ làm gì để thể hiên lòng kính trọng của mình với thầy cô giáo đã và đang dạy mình?
Câu 3 (3.5 điểm): Giờ kiểm tra toán, có một bài toán khó , Tuấn và Hưng ngồi cạnh nhau đã “ Góp sức” để cùng làm, khi nhận điểm trả bài cả hai đều được điểm cao. Tuấn nói với Hưng thế mới là “ Đoàn kết chứ”. Theo em quan niệm của Tuấn đúng hay sai? Vì sao?
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2020
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý
PGD&ĐT ………….. TRƯỜNG THCS……… |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC:2020 -2021 MÔN: VẬT LÍ 7 Thời gian làm bài: 45phút |
1. Hình thức đề kiểm tra học kì I kết hợp 60% TNKQ và 40% tự luận.
Bảng trọng số phần trắc nghiệmtheo PPCT.
Nội dung |
Tổng s ố tiết theo PPCT |
Lí thuyết |
Số tiết quy đổi |
Số Câu |
Điểm số |
|||
BH |
VD |
BH |
VD |
BH |
VD |
|||
1. Quang học |
9 |
7 |
4,9 |
4,1 |
3 |
2 |
1,5 |
1,0 |
2. quang |
8 |
6 |
4,2 |
3,8 |
3 |
2 |
1,5 |
1,0 |
Tổng |
17 |
13 |
9,1 |
7,9 |
6 |
4 |
3,0 |
2,0 |
Bảng trọng số phần tự luận theo PPCT.
Nội dung |
Tổngsố tiết theo PPCT |
Lí thuyết |
Số tiết quy đổi |
Số Câu |
Điểm số |
|||
BH |
VD |
BH |
VD |
BH |
VD |
|||
1. Quang học | 9 | 7 | 4,9 | 4,1 | 2 | 1 | 2,0 | 1,0 |
2. Âm học | 8 | 6 | 4,2 | 3,8 | 1 | 1 | 1,0 | 1,0 |
Tổng | 17 | 13 | 9,1 | 7,9 | 3 | 2 | 3,0 | 2,0 |
2. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
1. Quang học |
1. Biết được nhìn thấy 1 vật khi có AS từ vật vào đến mắt. 2. Biết được ảnh một vật tạo bởi GCL lớn hơn vật.
|
3. Nêu được nguyên nhân xảy ra nhật thực. 4. Phát biểu ĐL truyền thẳng ánh sáng. 5. Nêu khái niệm về bóng tối. |
6. Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng xác định góc tới, góc phản xạ.
|
7.Vận dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh . |
Số câu |
2 |
3 |
2 |
1 |
Số điểm (%) |
1,0 10% |
2,5 25% |
1,0 10% |
1,0 10% |
2. quang học |
8. Biết được vật dao động đều phát ra âm. 9. Biết được vật cứng, nhẵn phản xạ âm tốt. |
10. Phân biệt được các môi trường truyền âm. 11. Nêu được KN âm phản xạ và tiếng vang. |
12. Vận dụng CT vận tốc suy ra tìm khoảng cách, độ sâu. 13. Hiểu được ĐN tần số để suy luận tìm số dao động trong 2 giây. |
|
Số câu |
2 |
2 |
3 |
|
Số điểm (%) |
1,0 10% |
1,5 15% |
2,0 20% |
|
TS câu |
9 |
6 |
||
TS điểm (%) |
6,0 60% |
4,0 40% |
Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 7 môn Vật lý
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
A. Khi vật được chiếu sáng
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật
C. Khi vật phát ra ánh sáng
D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?
A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng
B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 3: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là
A. lớn băng vật.
B. lớn hơn vật
C. nhỏ hơn vật
D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 4: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80°. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20°
B. 40°
C. 60°
D. 80°
Câu 5: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 0°
B. r = 45°
C. r = 90°
D. r = 180°
Câu 6: Vật nào dưới đây là nguồn sáng:
A. Mặt Trăng.
B. Ngọn nến đang cháy.
C. Quyển vở.
D. Bóng đèn điện
Câu 7: Khi có nguyệt thực thì?
A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.
B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa.
D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa.
Câu 8: Nếu điểm S cách gương phẳng 70cm thì ảnh S’ của điểm S qua gương cách điểm S một khoảng:
A. 140 cm
B. 150 cm
C. 160 cm
D. 70 cm
Câu 9: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm có các tính chất là:
A. Nhỏ hơn vật.
B. Lớn bằng vật.
C. Lớn hơn vật.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô. Vì:
A. Ảnh nhìn thấy trong gương rõ hơn.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương lớn hơn.
C. Vùng nhìn thấy của gương rộng hơn.
D. Vùng nhìn thấy sáng rõ hơn.
Câu 11: Vì sao nhờ có gương phản xạ đèn pin có thể chiếu đi xa?
A. Vì nhờ có gương ta có thể nhìn thấy những vật ở xa.
B. Vì gương cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
C. Vì gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.
D. Vì gương hắt ánh sáng trở lại.
Câu 12: Mắt ta nhận biết ánh sánh khi
A. Xung quanh ta có ánh sáng.
B. Ta mở mắt.
C. Có ánh sánh truyền vào mắt ta.
D. Không có vật chắn sáng.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu 1:(1,0 đ) Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
Câu 2: (1,0 đ) Thế nào là vùng bóng tối?
Câu 3: (2,0 đ) Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB có dạng mũi tên như hình vẽ.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lý 7
PHẦN |
Nội dung đáp án |
Điểm |
I/ Trắc nghiệm |
|
5,0đ |
Câu |
1.D ; 2.C ; 3.B ; 4.A ; 5.C ; 6.A ; 7. B ; 8.A ; 9.D ;10.C |
Mỗi câu đúng 0,5 |
II/ Tự luận |
|
5,0đ |
Câu 1 |
ĐL: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. |
1,0 |
Câu 2 |
Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. |
1,0 |
Câu 3 |
– Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn. – Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. |
0,5 0,5
|
Câu 4 |
– Quãng đường của siêu âm trong nước truyền đi và về: s = v.t = 1500 . 1,6 = 2400 (m) – Độ sâu của đáy biển là: 120 m |
0,5
0,5 |
Câu 5 |
1,0 |
Đề thi giữa học kì I lớp 7 môn Địa lý năm 2020
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý 7
SỞ GD&ĐT…………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. |
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất:
1) Đặc điểm của môi trường nhiệt đới là:
A. Nhiệt độ cao, mưa theo mùa gió.
B. Nhiệt độ cao, mưa nhiều quanh năm
C. Nhiệt độ cao, càng về chí tuyến mưa càng ít
D. Nhiệt độ TB, mưa tùy nơi
2) Cảnh quan nào sau đây mô tả đặc điểm môi trường xích đạo ẩm:
A. Đồng cỏ, cây bụi, sư tử, ngựa vằn…
B. Cây nhiều tầng râm rập, xanh tốt.
C. Mùa khô cây rụng lá, mùa mưa cây xanh tốt.
D. Đất khô cằn, cây xương rồng cây bụi gai.
3) Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng:
A. Thiên tai, chiến tranh, kinh tế
B. Ô nhiễm môi trường, thiên tai
C. Nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
D. Dân số đông, thiếu việc làm
4) Bùng nổ dân số xảy ra khi:
A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,0% trong thời gian dài
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trên 2,0%
C. Tỉ lệ sinh bằng tỉ lệ tử
D. Các nước mới giành độc lập
5) Những hậu quả của bùng nổ dân số:
A. Kinh tế châm phát triển, ô nhiễm môi trường
B. Chăm sóc y tế kém, dân trí thấp
C. Thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội
D. Tất cả các ý đầu đúng
6) Ghép ý cột A phù hợp với ý cột C, rồi điền kết quả vào cột B cho phù hơp.
Cột B |
Cột C |
|
1. Môi trường Xích đạo ẩm 2. Môi trường nhiệt đới gió mùa |
1. Phù hợp với. . . 2. Phù hợp với. . . |
a. Từ vĩ tuyến 50B đến vĩ tuyến 50N b. Nằm ở Nam Á, Đông Nam Á |
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa? (2 điểm)
Câu 2: Có mấy kiểu quần cư, nêu đặc điểm của các kiểu quần cư? (3 điểm)
Câu 3: Tháp tuổi cho ta biết gì? (2 điểm)
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý 7
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | c | b | a | b | d | 1a, 2b |
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1
– Đặc điểm: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bậc là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. (1đ)
+ Nhiệt độ TB năm >20oC, Mua TB năm >1500mm, mùa khô ngăn có lượng mua nhỏ, biên độ nhiệt TB năm 8oC. (1đ)
– Thời tiết diễn biến thất thường. (0,5đ)
– Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú. (0,5đ)
Câu 2
Gồm 2 kiểu quần cư: Quần cư nông thôn và quần cư đô thị (1 điểm)
– Quần cư nông thôn có mật độ dân số thấp, hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. (1 điểm)
– Quần cư đô thị có mật độ dân số cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vu (1 điểm)
Câu 3
Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm cụ thể của dân số, giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một quốc gia. (1đ)
Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 7 năm 2020
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học
Các chủ đề | Các mức độ nhận thức | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Động vật nguyên sinh 5 tiết 3 điểm |
Câu 1: 0.25đ Sinh sản trùng roi Câu 2: 0.25đ Phân biệt được trùng chân giã |
|
|
|
|
|
|
Câu 1 : 1,5,đ Muỗi là nguyên nhân gây bệnh sốt rét cách phòng bệnh sốt rét |
||
Ruột khoang 3 tiết 1,5 điểm |
Câu 3: 0,25 đ Sinh sản của ruột khoang |
|
Câu 4: 0,25đ Chức năng tế bào gai |
|
|
Câu 3 :1,5đ Giải thích lối sống cộng sinh |
|
|
||
Giun dẹp 2 tiết 3 điểm |
|
|
Câu 5 : 0,25đ đặc điểm thích nghi sống kí sinh của sán lá gan |
|
Câu 6: 0,25đ Nguyên nhân vật nưôi mắc sán lá gan |
Câu 2: 2,5 đ Vòng đời sán lá gan cách phòng bệnh giun sán |
|
|
||
Giun tròn 2 tiết 0,5 điểm |
Câu 7 : 0,25 đ Nơi kí sinh của giun kim |
|
|
|
Câu8: 0,25đ Xếp loại ngành giun tròn |
|
|
|
||
Giun đốt 3 tiết 3 điểm |
|
|
|
|
Câu9: 1đ Nhận biết cấu tạo ngoài giun đất |
|
|
Câu 4: 1,5 đ Hoạt động của giun đất có ý nghĩa gì cho cây trồng của nhà nông
|
||
Tổng = 10 điểm |
3 câu: 0,75 điểm |
|
3 câu: 0,75 điểm |
|
3 câu 1,5đ |
2 câu 4 điểm |
|
2 câu : 3, điểm |
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học
I/ Phần trắc nghiệm khách quan : (3 điểm.)
Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1/ Trùng roi sinh sản bằng cách : (0,25 điểm)
A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.
B. phân đôi theo chiều doc cơ thể.
C. phân đôi theo chiều bất kì cơ thể.
C. Cách sinh sản tiếp hợp.
Câu 2 Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là : (0,25 đ)
A. Trùng giày.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng roi.
D. Tập đoàn vôn vốc.
Câu 3/ Thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức : (0,25 đ)
A. Nẩy chồi và tái sinh.
B. Chỉ nẩy chồi.
C. Chỉ có tái sinh.
D. Phân đôi.
Câu 4/ Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :
A. Hấp thu chất dinh dưỡng.
B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.
C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.
D. Giúp cơ thể di chuyển.
Câu 5 / Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh : (0,25 đ)
A. Các nội quan tiêu biến.
B. Kích thước cơ thể to lớn.
C. Mắt lông bơi phát triển.
D. Giác bám phát triển.
Câu 6 / Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do : (0,25 đ)
A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.
B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.
C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.
D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.
Câu 7/ Nơi sống chủ yếu của giun kim là : (0,25 đ)
A. Ruột non của thú.
B. Ruột già của người.
C. Ruột cây lúa.
D. Máu của động vật.
Câu 8/ Nhóm giun được xếp cùng ngành với nhau là : (0,25 đ)
A. Giun đũa, giun kim, giun móc câu.
B. Giun đũa, giun dẹp, giun chỉ.
C. Sán lá gan, sán dây, giun rễ lúa.
C. Giun móc câu, sán bã trầu, giun kim.
Câu 9 / Điền chú thích vào hình cấu tạo ngoài của giun đất : (1 đ)
II / Phần tự luận : (7 điểm)
Câu 1 : Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì? Tại sao miền núi thường mắc bệnh sốt rét cao, đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì ? (1,5 điểm).
Câu 2 : Trình bày vòng đời của sán lá gan, đề phòng bệnh giun sán ta phải làm gi ? (2,5 điểm).
Câu 3 : Lối sống cộng sinh giữa hải quỳ và tôm có ý nghĩa gì ? (1,5 điểm)
Câu 4 : Giun đất đào hang di chuyển trong đất giúp gì cho trồng trọt của nhà nông ? Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông ? (1,5 điểm).
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học
I / TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đúng | B | B | A | C | D | C | B | A |
Câu 9
1.Vòng tơ mỗi đốt.
2. Lỗ sinh dục cái.
3. Lỗ sinh dục đực.
4. Đai sinh dục.
II/ Tự luận:
Câu 1 / Trùng sốt rét kí sinh trong tuyến nuớc bọt của muỗi Anôphen khi muỗi đốt người hút máu trùng theo vào máu kí sinh và sinh sản gây bệnh sốt rét. 1đ
Miền rừng núi khí hậu ẩm mưa nhiều, muỗi có điều kiện phát triển nhiều nên thường gây bệnh sốt rét.
Để phòng tránh bệnh sốt rét ta cần tiêu diệt muỗi, lăng quăng bằng cách khai thông cống rãnh, phát quang, thả cá ăn lăng quăng,thoa xịt thuốc diệt muỗi,ngũ mùng kể cả ban ngày. 1đ
Câu 2/ Sán lá gan kí sinh ở gan trâu, bò, trứng theo phân ra ngoài gặp nước nở thành ấu trùng có lông, ấu trùng chui vào ốc ruộng kí sinh sau một thời gian ra khỏi ốc ruộng thành ấu trùng có đuôi, ấu trùng vướn ở rau cỏ rụng đuôi thành kén trâu bò ăn cỏ có kén sán sẽ mắc bệnh sán lá gan.1,5đ
Đề phòng cần giử vệ sinh cá nhân ăn chín uống sôi, không ăn thịt tái, ăn rau sống phải rữa thật sạch phân chuồng trước khi đem bón phải ủ cho chết trứng giun sán giữ vệ sinh ăn uống cho vật nuôi.1,5 đ
Câu 3 ; Hải quỳ có lối sống cố định không di chuyển được, có tế bào gai chứa nọc độc làm các loài săn mồi không dám đến gần. 0,5 đ
Tôm có lối sống bơi lội tự do nhưng thường bị các loài khác ăn thịt như cá, mực,bach tuộc. 0,5đ
Tôm và hải quỳ sống cộng sinh cả hai cùng có lợi tôm giúp hải quỳ di chuyển. Hải quỳ giúp tôm xua đuổi kẻ thù 0,5 đ
Câu 4 / Giun đất đào hang di chuyển trong đất làm xáo trộn bề mặt của đất làm đất tơi xốp giúp rễ cây hô hấp. 0,5 đ
Giun đất ăn các mãnh vụn hữu cơ và đất thải ra thành chất mùn rất tốt cho cây trồng vì vậy ta có thể nói giun đất là bạn của nhà nông. 1 đ
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1
|
Nhận biết – 4đ |
Thông hiểu – 3đ |
Vận dụng – 3đ |
Tổng |
|||||||||||||
|
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||||||||
Chủ đề 1 Xã hội phong kiến phương Tây
|
Thời gian ra đời và các giai cấp trong XHPK phương Tây và thành thị trung đại. |
|
Kinh tế trong Thành thị và lãnh địa |
3 |
1,2 |
1 |
2,0 |
||||||||||
|
3 |
1.2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
2,0 |
|
|
|
|
|
Chủ đề 2 Xã hội phong kiến phương đông |
Một số thành tựu về văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. |
Sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường |
Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc |
3 |
1,2 |
1 |
3,0 |
||||||||||
3 | 1.2 | 1/2 | 2,0 | 1/2 C | 1,0 | ||||||||||||
Chủ đề 3 Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê |
Sự ra đời của nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê |
|
|
2 |
0,8 |
|
|
||||||||||
2 | 0.8 | ||||||||||||||||
Chủ đề 4 Nước Đại Việt thời Lý |
Luật Pháp và tổ chức quân đội của nhà Lý |
Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt |
|
2 |
0,8 |
1 |
1,0 |
||||||||||
2 | 0,8 | 1 | 1,0 | ||||||||||||||
Tổng | 10 | 4,0 | 1,5 | 3,0 | 1,5 | 3,0 | 10 | 4,0 | 3 | 6,0 |
Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Sử – Đề 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?
A. Cuối thế kỉ VI
B. Cuối thế kỉ V
C. Đầu thế kỉ V
D. Đầu thế kỉ IV
Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?
A. Nô lệ
B. Nông dân
C. Nô lệ và nông dân
D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh
Câu 3: Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là
A. nông nô
B. thợ thủ công
C. nông dân
D. thương nhân
Câu 4: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là
A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt.
B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.
C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác.
Câu 5: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường là
A.Tư Mã Thiên, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.
B. La Quán Trung, Thi Lại Am, Tào Tuyết Cần.
C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
D. Đỗ Phủ, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.
Câu 6: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là
A.chữ Hán
B. chữ Phạn
C. chữ Ả Rập
D. chữ Hin-đu
Câu 7: Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm
A. cuối thời nhà Ngô
B. cuối thời nhà Đinh
C. đầu thời nhà Đinh
D. Đầu thời nhà Tiền Lê
Câu 8: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là
A.Đại Ngu
B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Việt .
D. Đại Nam.
Câu 9: Nhà Lý ban hành bộ luật
A.Hình luật
B. Hình thư
C. Hình văn
D. Hoàng triều luật lệ
Câu 10: Quân đội nhà Lý gồm
A.Cấm quân
B. Quân địa phương
C. Quân thường trực
D. Cấm Quân và quân địa phương
II. Tự luận
Câu 1: Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế trong lãnh địa?
Câu 2: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến và trình bày quan điểm của em về vấn đề biển Đông hiện nay? (3đ)
Câu 3: Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ?
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sử
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ. án | B | C | A | C | C | B | A | B | B | D |
II. Tự luận
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||
1 |
|
0.5
0.75
0.75
|
||||
2 |
* Biểu hiện: – Kinh tế: Phát triển cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt đặc biệt là chính sách quân điền – Xã hội: Ổn định , đạt đến sự phồn thịnh – Đối ngoại : Tăng cường mở rộng bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược => Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển cường thịnh nhất châu Á. * Điểm chung trong chính sách đối ngoại là bành chướng mở rộng lãnh thổ – Quan điểm của HS về Biển Đông: Biển Đông là biểu hiện của đường lối đối ngoại có từ thời phong kiến của Trung Quốc………….cần nên án.
|
0.5
0.5
0.5 0.5
1 |
||||
3 |
– Trước âm mưu của nhà Tống, nhà Lý đã chủ công tiến công trước để tiêu hao sinh lực của địch, phá hủy các căn cứ quân sự, các kho lương thảo của địch. Sau khi đạt được mục đích tiến công tự vệ, nhà Lý đã rút quân về nước. – => Đây là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
|
0,75
0,25 |
Đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh lớp 7 năm 2020
Đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh
PHÒNG GD & ĐT…………..
|
BÀI KSCL GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: TIẾNG ANH LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút |
A. LISTENING
I. Listen and circle the best answer for the following questions as you hear. (1.25 pts)
1. How was Melissa’s weekend?
A. It’s terrible.
B. It’s very good.
C. It’s OK.
2. What did she do on Saturday night?
A. She went out.
B. She stayed at home.
C. She visited her friend.
3. Who did she go to the cinema with?
A. With her sisters.
B. With her boyfriend.
C. With some friends.
4. What was the film like?
A. It was so boring
B. It was really good.
C. It was not very good.
5. What did she do on Sunday?
A. Stayed at home and watched TV
B. Slept in until 10 a.m.
C. Did gardening with her mom.
II. Listen to Jack and Naomi. Are the statements below true (T) or false (F)? Check (T or F) in the boxes. (1.25 pts)
1. Jack’s weekend was very bad.
2. Jack bought a CD as a present for his dad and he took it home.
3. He met some friends in town and they had dinner at a café on Saturday night.
4. On Sunday, he wrote a short e-mail and sent it successfully to his friend in Canada.
5. He rented a DVD- Troy, but there was a different film in.
B. PHONETICS + LANGUAGE FOCUS + LANGUAGE FUNCTION
I/ Circle the word that has the underlined part pronounced differently from the others. (0.5 pt)
1.
A. answer
B. teacher
C. butter
D. birth
2.
A. surprise
B. alone
C. neighbour
D. burn
3.
A. of
B. fat
C. few
D. safe
4.
A. sping
B. visit
C. present
D. usually
5.
A. curl
B. keen
C. glove
D. cook
II. Choose the best answer to complete the sentences. (2,0 pts)
1. -“What would you like to drink now?” – “_______________.”
A. No, thanks
B. Yes, please
C. I like to do nothing
D. Orange juice, please
2. All of us enjoy _______ to classical music.
A. listen
B. listens
C. listening
D. listened
3. She worked very hard, _______she passed all her exams.
A. because
B. and
C. so
D. but
4. Hoa looks red. She was outdoors yesterday. Perhaps she has _______
A. flu
B. sunburn
C. spots
D. stomachache
5. My family has decided to use _________ electricity by using more solar energy instead.
A. more
B. less
C. much
D. fewer
6. I …………… playing board games interesting because I can play them with my friends.
A. find
B. think
C. say
D. tell
7. -“ Would you like me to turn off your computer?
– “ ______________. I’ll do it myself”
A. No, thanks
B. Yes, please
C. Don’t do it
D. Of course
8. You like playing monopoly or chess, your hobby may be _______.
A. collecting things.
B. playing sports
C. dancing
D. board games
C. READING
I. Read and fill in the blanks with ONE word given in the box. There is one Extra word you don’t need to use. (1.0 pt)
hobby improve when writes because difficult |
My name is Sara. My favourite _____________(1) is reading. I enjoy reading a book when I am free. I started to do it ______________(2) I was four years old. The first time I did it, I felt interested. So I kept reading. The teachers always taught me to read the difficult words. I was happy when I read a story with a happy ending. I was thrilled when I read a detective story.
I enjoy reading ______________(3) I like to explore the imaginative world of my favourite author, J.K. Rowling who _____________(4) “ Harry Potter” . There are a lot of advantages of reading. Reading can make me relaxed and calm. I can also learn new vocabulary items. Then I can further _________________(5) my English. Moreover, it can give me an unlimited imagination, so I can write books in the future. I can learn the different cultures and customs of other countries in the world too.
I read at least one hour every day. I read books by myself. I usually read it at home. I wish I could read different kinds of books because it might be very challenging.
II. Read the following passages and answer the questions below.(1.5 pts)
Oil painting:
Since the 18th century, under the impact of society, culture, and technology, oil painting has undergone dramatic changes. They are rebellious but passionate, and prosperous.
Watercolor paintings
Watercolor paintings are considered a unique way to creatively represent dreams, illusions, emotions, and bright feelings using water-soluble pigments.
Sketch: (Tranh phác họa)
Van Gogh did not begin painting until his late twenties. He produced more than 2,000 artworks, consisting of around 900 paintings and 1,100 sketches.
Portrait: (Tranh chân dung)
The Mona Lisa is a famous 16th-century portrait by Leonardo da Vinci. The true identity of the woman pictured in the portrait remains unknown, despite intensive researchs by art historians.
1. What kind of painting is rebellious?
=>……………………………………………………………………….
2. Who was famous for Sketch?
=>……………………………………………………………………….
3. When did Leonardo da Vinci draw the portrait ‘ The Mona Lisa”?
=>…………………………………………………………………………
D. WRITING
I. Combine each pair of the following sentences into one, using the suggested conjunctions in the brackets. (1.5 pts)
1. Mr. Hai usually has stomach problems. He eats dinner very close to the bedtime. (so)
=>……………………………………………………………….
2. My dad has a lot of carved eggs. He has never sold any of them. (but)
=> ………………………………………………………………………………
4. You will get a breathing problem. Clean your bed room more regularly. (or)
=> ………………………………………………………………………………..
II. Rearrange the jumbled words to make meaningful sentences.(1.0 pt)
1. It/ be/ good idea/ eat/ diferrent/ kind/ fruit/ vegetable/ every day.
=>…………………………………………………………………………….
2. My brother/ not like/ ice-skating/ because/ think/ it/ dangerous.
=> ……………………………………………………………………………….
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh
A. LISTENING (Tỉ lệ 25%)
I. Listen and circle the best answer for the following questions as you hear.
(5 items x 0,25 = 1.25 pts)
1.C | 2. A | 3. C | 4. B | 5. A |
II. Listen to Jack and Naomi. Are the statements below true (T) or false (F)? Check (T or F) in the boxes. (5 items x 0,25 = 1.25 pts)
1.T | 2. F | 3. T | 4. F | 5. T |
B. PHONETICS + LANGUAGE FOCUS + LANGUAGE FUNCTION (Tỉ lệ 25%)
I/ Circle the word that has the underlined part pronounced differently from the others.)
(5 items x 0,1 = 0,5 pt)
1.D | 2. D | 3. A | 4. B | 5. C |
II. Choose the best answer to complete the sentences. (8 items x 0,25 =2,0 pts)
1. D | 2. C | 3. C | 4. B |
5. B | 6. A | 7. A | 8. D |
C. READING
I. Read and fill in the blanks with ONE word given in the box. There is one Extra word you don’t need to use. (5 items x 0,2 = 1,0 pt)
1. hobby | 2. when | 3. because | 4. writes | 5. improve |
II. Read the following passages and answer the questions below. (1.5 pts)
1. It is Oil painting.
2. Van Gogh was famous for it.
3. He painted it in the sixteenth century.
D. WRITING
I. Combine each pair of the following sentences into one, using the conjunctions in brackets.
(3 items x 0,5 =1.5 pts)
1. Mr. Hai eats dinner very close to the bedtime, so he usually has stomach problems.
2. My dad has a lot of carved eggs, but he has never sold any of them.
3. Clean your bed room more regularly or you will get a breathing problem.
II. Rearrange the jumbled words to make meaningful sentences. (2 items x 0,5 =1.0 pt)
1. It’s a good idea to eat diferrent kinds of fruit and vegetables every day.
2. My brother doesn’t like ice-skating because he thinks it is dangerous.
………………
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết