Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020 – 2021, Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020 – 2021
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020 – 2021 là tài liệu hữu ích, gồm 2 đề kiểm tra giữa học kì 1 có kèm theo bảng ma trận đề thi.
Thông qua tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập lại kiến thức GDCD đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn GDCD
Nội dung kiến thức cần KT | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng điểm | |||
TN | TL | TN | TL | Thấp | Cao | ||
Sống giản dị | Biểu hiện tính giản dị | ||||||
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Trung thực |
Hành vi thể hiện tính trung thực. |
|
|
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Tự trọng |
Câu tục ngữ thể hiện lòng tự trọng |
|
|
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Đạo đức và kỉ luật |
Hành vi vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật |
|
|
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
1 câu 0.5đ |
|
|
|
|
|
1 câu 0.5đ |
Yêu thương con người. |
|
|
|
Hiểu thế nào là yêu thương con người. kể việc làm cụ Thể thể hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người. |
|
|
|
Số câu: Số điểm: |
|
|
|
1 câu 2đ |
|
|
1 câu 2đ |
Tôn sư trọng đạo. |
|
|
|
Hiểu được tôn sư trọng đạo là gì?. |
Lấy VD thể hiện tôn sư trong đạo |
|
|
Số câu: Số điểm: |
|
|
|
1/5 câu 0.5đ |
4/5 câu 2đ |
|
1 câu 2.5đ |
Đoàn kết tương trợ |
|
|
|
|
|
Hiểu được đoàn kết tượng trợ là gì? |
|
Số câu: Số điểm: |
|
|
|
|
|
1 câu 3 đ |
1 câu 3 đ |
Tổng số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
4 câu 2 đ 20% |
|
|
1.1 câu 2.5 đ 25% |
1 câu 2đ 20% |
1 câu 3.5đ 35% |
7 câu 10đ 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 – Đề 1
A. Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em cho trả lời đúng:
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị?
a. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu.
b. Nói năng cộc lốc, trống không.
c. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
d. Đáp án A và C.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực.
a. Quay cóp trong kiểm tra., thi cử.
b. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
c. Nhận lỗi thay cho bạn
d. Cả đáp án B và C.
Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng?
a. Chết vinh hơn sống nhục.
b. Đói cho sạch, rách cho thơm
c. Cây ngay không sợ chết đứng.
d. Tất cả đều đúng
Câu 4: Hành vi nào sau đây vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
Không nói chuyện riêng trong giờ học.
Quay cóp trong khi kiểm tra
Luôn giúp đỡ bạn khi khó khăn
d. Ý a và c đúng
B. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2điểm): Em hiểu thế nào là yêu thương con người? kể ba việc làm cụ thể của em thể hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người.
Câu 2 (2.5 điểm): Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? Sắp tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 em dự định sẽ làm gì để thể hiên lòng kính trọng của mình với thầy cô giáo đã và đang dạy mình?
Câu 3 (3.5 điểm): Giờ kiểm tra toán, có một bài toán khó , Tuấn và Hưng ngồi cạnh nhau đã “ Góp sức” để cùng làm, khi nhận điểm trả bài cả hai đều được điểm cao. Tuấn nói với Hưng thế mới là “ Đoàn kết chứ”. Theo em quan niệm của Tuấn đúng hay sai? Vì sao?
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 – Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Em có cách xử sự như thế nào khi gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra?
A. Rủ bạn ngồi gần bên cùng giải
B. Chép bài của bạn
C. Suy nghĩ để tìm cách giải
D. Xem tài liệu, bài giải sẵn
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải yêu thương con người?
A. Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn vui trung thu.
B. Bạn có hoàn cảnh khó khăn, em cho bạn mượn tiền để bạn đi chơi điện tử.
C. Chép bài giúp bạn khi bạn bị ốm nặng
D. Quét dọn nhà cửa giúp những người neo đơn.
Câu 3: Theo em thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo?
A. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình
B. Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
C. Cho rằng quan niệm “Một chữ là Thầy” nay đã lạc hậu
D. Không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?
A. Ăn mặc cầu kì, kiểu cách.
B.Tính tình xuề xòa, dễ dãi, thế nào cũng được.
C. Nói năng đơn giản, dễ hiểu
D. Luôn cho mình là nhất
Câu 5: Biểu hiện dưới đây thể hiện tính là tự trọng?
A. Ăn mặc luộm thuộm cẩu thả
B. Mong chờ sự thương hại của người khác
C. Biết giữ lời hứa
D. Nhún nhường, nhường nhịn là yếu, hèn.
Câu 6: Gặp lại thầy cô giáo cũ, em sẽ:
A. Không chào vì em không quý.
B. Lẩn tránh vì xấu hổ.
C. Chào hỏi thầy cô.
D. Chào to, cười cợt.
Câu 7: Chọn những từ hoặc cụm từ cho trước (biết ơn, truyền thống, mọi nơi, dân tộc, phát huy) để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (1đ)
“ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và …(a)… đối với thầy cô giáo ở mọi lúc …(b)… ; coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy cho mình. Tôn sự trọng đạo là một …(c)… quý báu của dân tộc, chúng ta cần …(d)…
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2đ)
? Em hãy giải thích rõ câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
? Nêu ý nghĩa và suy nghĩ của em về câu nói trên
Câu 2. (4đ).
Cho tình huống sau: Hải là học sinh lớp 7A. Hôm Hải trực nhật, do đến lớp muộn, dù vội vàng nhưng Hải vẫn chưa làm vệ sinh lớp xong. Không kịp mang rác đi đổ , Hải lén hất xẻng rác vào góc tường cạnh lớp 7B. Hải nghĩ, ở đó là chỗ khuất. Hơn nữa, nếu thầy cô hay đội cờ đỏ có nhìn thấy thì cũng sẽ trừ điểm lớp 7B, chứ không trừ điểm lớp Hải.
a. Em suy nghĩ gì về việc làm của Hải
b. Nếu là bạn của Hải, em sẽ nói gì với Hải