Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2020 – 2021 dành cho học sinh lớp 12. Tài liệu này
Bộ đề thi giữa học kì I môn Lịch sử lớp 12 năm 2020 – 2021 gồm 2 đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1, giúp các bạn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Đồng thời giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm giữa học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử – Đề 1
Câu 1. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
a/ Đứng thứ nhất trên thế giới
b/ Đứng thứ hai trên thế giới
c/ Đứng thứ ba trên thế giới
d/ Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
a/ Hòa bình, trung lập
b/ Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
c/ Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
d/ Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 3. Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là:
a/ Lê-nin.
b/ Xta-lin.
c/ Gooc-ba-chốp
d/ En-xin.
Câu 4. Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
a/ Tháng 10 – 1948
b/ Tháng 10 – 1949
c/ Tháng 10 – 1950
d/ Tháng 10 – 1951.
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay:
a/ Thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
b/ Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.
c/ Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
d/ Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới,
Câu 6. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
a/ Ngày 8-8-1967
b/ Ngày 8-8-1977
c/ Ngày 8-8-1987
d/ Ngày 8-8-1997
Câu 7. Tên thủ đô của Mianma:
a/ Manila.
b/ Ran-gun
c/ Cua-la Lăm-pơ
d/ Gia-cac-ta.
Câu 8. Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979:
a/ Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
b/ Đối đầu căng thẳng,
c/ Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
d/ Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Câu 9. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:
a/ Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
b/ Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
c/ Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
d/ Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
Câu 10. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy” vì:
a/ Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
b/ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
c/ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
d/ Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
Câu 11. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
a/ An-giê-ri
b/ Ai Cập
c/ Ghi-nê
d/ Tuy-ni-di
Câu 12. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ latinh đã được mệnh danh là:
a/ “Hòn đảo tự do”
b/ “Lục địa mới trỗi dậy”.
c/ “Đại lục núi lửa”
d/ “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”..,
Câu 13: Tổ chức “Hiệp ước Vác sa va” thành lập khi nào
a/ 1 – 1949
b/ 5 – 1955
c/ 4 – 1949
d/ 3 – 1947
Câu 14. Chiến tranh lạnh kết thúc khi nào
a/ 12 – 1989
b/ 8 – 1975
c/ 11 – 1972
d/ 1 – 1973
Câu 15. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
a/ Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
b/ Mở rộng quan hệ với ASEAN
c/ Đối đầu với Liên Xô
c/ Đối đầu với Mĩ
Câu 16: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện
a/ Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) nă 1972.
b/ Định ước Henxinki năm 1975.
c/ Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
d/ Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)
Câu 17: Tổ chức “Hội đồng tương trợ kinh tế” thành lập khi nào
a/ 1 – 1949 b/ 5 – 1955
c/ 4 – 1949 d/ 3 – 1947
Câu 18. Địa danh nào được chọn để đặt trụ sở Liên Hợp Quốc:
a/ Xan Phơ-ran-xix-cô.
b/ Niu-Ióoc.
c/ Oa-sinh-tơn.
d/ Ca-li-phoóc-ni-a.
Câu 19. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô):
a/ Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
b/ Thành lập tổ chức quốc tế – Liên Hợp Quốc.
c/ Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận,
d/ Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 20. Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là:
a/ 24/10/1945.
b/ 4/10/1946.
c/ 20/11/1945.
d/ 27/7/1945.
Câu 21. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
a/ Anh.
b/ Pháp.
c/ Mỹ.
d/ Nhật.
Câu 22. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai đã có tác động tích cực đến xã hội loài người:
a/ Đưa con người bước sang nền văn minh công nghiệp.
b/ Làm thay đổi cơ bản các yếu tố sản xuất.
c/ Làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội gắn liền với kỹ thuật hiện đại.
d/ Câu b và c đúng.
Câu 23. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai đã gây những hậu quả tiêu cực đến đời sống của con người:
a/ Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp.
b/ Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi, lao động dịch vụ và trí oc tăng lên.
c/ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng,
d/ Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 24: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
a/ Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
b/ Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
c/ Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
d/ Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi
Câu 25: Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kĩ thuật
a/ Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
b/ Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước
c/ Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ.
d/ Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh
Câu 26: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai:
a/ Biết xâm nhập thị trường thế giới
b/ Tác dụng của những cải cách dân chủ
c/ Truyền thống “Tự lực tự cường”
d/ Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật
Câu 27: Thời gian thành lập khối thị trường chung Châu Âu ( EEC)
a/ Tháng 1-1949
b/ Tháng 5-1955
c/ Tháng 3-1957
d/ Tháng 3-1958
Câu 28: Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc
a/ Tháng 9-1967
b/ Tháng 9-1977
c/ Tháng 9-1987
d/ Tháng 9-1997
Câu 29: Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
a/ Do yêu cầu cuộc sống
b/ Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
c/ Những thành tựu khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền
đề và thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai
d/ Tất cả đều đúng
Câu 30: Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 – 1950 là:
a/ Liên Xô nhanh chóng khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá.
b/ Tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.
c/ Xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mĩ.
d/ Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.
Câu 31: Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là:
a/ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
b/ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
c/ Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
d/ Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
Câu 32: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ ?
a/ Mở rộng lãnh thổ.
b/ Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
c/ Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
d/ Khống chế các nước khác.
Câu 33: Khối quân sự được thành lập ở Đông Nam Á vào 9/1954 là:
a/ NATO
b/ CENTO
c/ SEATO
d/ ASEAN
Câu 34: Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là:
a/ Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
b/ Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
c/ Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
d/ Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
Câu 35: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi Vì sao?
a/ Tất cả các nước châu Phi đêu giành được độc lập.
b/ Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lựợt tan rã.
c/ Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
d/ Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
Câu 36: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi:
a/ Ai Cập
b/ Tuy-ni-di
c/ An-gô-la
d/ An-giê-ri
Câu 37: Sự kiện nào đánh dấu mốc tan rã về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi:
a/ Năm 1960 “Năm châu Phi”.
b/ Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.
c/ Năm 1975 Cách mạng Ăng gô la thắng lợi.
d/ Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở NamPhi.
Câu 38: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ la tinh được mệnh danh là “Đại lục bùng cháy”?
a/ Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng.
b/ Ở đây nhân dân đã đứng lên chống đế quốc Mĩ.
c/ Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng nổ ra và thắng lợi ở Cuba.
d/ Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ.
Câu 39: Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh”?
a/ Achentina
b/ Chi lê
c/ Nicanagoa
d/ Cuba
Câu 40. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài duy nhất của thế giới trong thời gian nào của thế kỉ XX?
a/ Thập niên 40 – 50.
b/ Thập niên 50 – 70.
c/ Thập niên 60 – 70.
d/ Thập niên 70 – 80.
Đề kiểm giữa học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử – Đề 2
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây, sau đó ghi vào giấy kiểm tra câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi.
Câu 1. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. 02/03/1930
C. 02/03/1929;
B. 03/02/1930
D. 03/02/1929.
Câu 2. Ai là người thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất?
A. Nguyễn Đức Cảnh.
C. Nguyễn Ái Quốc.
B. Lê Hồng Phong
D. Trần Phú.
Câu 3. Ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại địa điểm nào?
A. Pác Bó (Cao Bằng)
C. Cửu Long (Hương Cảng)
B. Tân Trào (Tuyên Quang)
D. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội)
Câu 4. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) quân ta đã tiến công địch làm mấy đợt?
A. Một đợt.
C. Ba đợt.
B. Hai đợt.
D. Bốn đợt.
Câu 5. Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), nguyên nhân nào mang tính quyết định?
A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo .
B. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang ba thứ quân, hậu phương vững chắc.
C. Có tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. Có sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
Câu 6. Tại sao cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên?
A. Vì lực lượng của ta ở Tây Nguyên rất mạnh.
B. Vì các đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên tích cực tham gia kháng chiến.
C. Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch bố trí lực lượng sơ hở, vì phán đoán sai lầm hướng tiến công của ta.
D. Vì Tây nguyên là căn cứ phòng thủ chủ yếu của địch.
Câu 7. Thời gian đánh dấu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là:
A. 10 giờ 30 phút
C. 11 giờ 45 phút
B. 10giờ 45 phút
D. 11 giờ 30 phút
Câu 8. Tỉnh cuối cùng ở Miền Nam được giải phóng ngày 2/5/1975 là:
A. Tỉnh Châu Đốc
C. Tỉnh Cần Thơ
B. Tỉnh Bạc Liêu
D. Tỉnh Kiên Giang
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Trong hoàn cảnh lịch sử nào Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính Phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950. Từ chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950, hãy làm rõ vai trò của Biên giới đối với sự tồn tại của Quốc gia dân tộc? Là một công dân tương lai của đất nước anh/chị cần làm gì để bảo vệ Biên giới Quốc gia?
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết