Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2018 – 2019, Chỉ sau kì nghỉ tết là các bạn học sinh bắt đầu bước vào kì thi giữa học kì 2, đối với môn Sinh lớp
Kỳ thi học kỳ 2 sắp đến, Tài Liệu Học Thi đã tổng hợp gửi đến các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 để các bạn cùng tham khảo.
Hi vọng rằng với Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học các em học sinh lớp 11 sẽ luyện tập và ôn lại những phần còn chưa nắm chắc để chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kỳ sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 11 môn Sinh học – Đề 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (16 CÂU, 4 ĐIỂM)
Câu 1. Khi tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi, phía trong màng mang điện tích:
A. dương
B. trung tính
C. âm
D. lúc âm, lúc dương tùy nồng độ ion
Câu 2. Trình tự các giai đoạn của điện thế hoạt động là:
A. mất phân cực → đảo cực → tái phân cực
B. tái phân cực → mất phân cực → đảo cực
C. mất phân cực → tái phân cực → đảo cực
D. đảo cực → mất phân cực → tái phân cực
Câu 3. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:
A. chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng
B. nhanh và ít tiêu tốn năng lượng
C. chậm và ít tiêu tốn năng lượng
D. nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng
Câu 4. Điều kiện hóa đáp ứng là:
A. hiện tượng động vật phớt lờ khi kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm
B. sự hình thành mối liên kết giữa một hành vi và một phần thưởng
C. hiện tượng con non di chuyển theo vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên
D. sự hình thành mối liên kết thần kinh mới dưới tác động của các kích thích đồng thời
Câu 5. Quá trình sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh:
A. đỉnh thân
B. đỉnh rễ
C. bên
D. lóng
Câu 6. Đặc điểm đúng với sinh trưởng sơ cấp là:
A. làm gia tăng chiều cao của cây, có ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm
B. làm gia tăng chiều cao của cây, chỉ có ở cây hai lá mầm
C. làm gia tăng chiều ngang của cây, có ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm
D. làm gia tăng chiều ngang của cây, chỉ có ở cây hai lá mầm
Câu 7. Khi trời nắng nóng, các khí khổng của lá đóng lại dưới tác động của hoocmôn:
A. auxin
B. xitôkinin
C. êtilen
D. axit abxixic
Câu 8. Hoocmôn nào sau đây có tác dụng làm cho quả chín nhanh?
A. gibêrelin
B. êtilen
C. xitôkinin
D. auxin
Câu 9. Hoocmôn ra hoa florigen được sinh ra ở:
A. lá
B. hoa
C. quả
D. rễ
Câu 10. Phitôcrôm Pđx có tác dụng:
A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.
B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.
D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.
Câu 11. Ecđixơn có tác dụng:
A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 12. Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật bậc thấp.
B. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần.
C. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
D. Thụ tinh kép xảy ra ở tất cả thực vật.
Câu 13. Hoocmôn sinh trưởng GH được sinh ra ở:
A. buồng trứng
B. tinh hoàn
C. tuyến giáp
D. tuyến yên
Câu 14. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
A. tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
D. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cây con
Câu 15. Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng:
A. thân rễ
B. thân củ
C. lá
D. cành
Câu 16. Tại sao khi tiến hành ghép cành thì nên cắt bỏ hết lá trên cành ghép?
A. Để cành ghép không bị mất sức
B. Giúp cành ghép không bị mất nước
C. Để dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép
D. Để cành ghép mọc lại lá mới tốt hơn
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (4 câu, 6 điểm)
Câu 1. Trình bày quá trình truyền tin qua xinap. (1,5 điểm)
Câu 2. Tập tính là gì? Thế nào là tập tính bẩm sinh và tập tính học được? (1,5 điểm)
Câu 3. Hãy nhìn hình và nhận xét vai trò của xitokinin đối với sự hình thành chồi trong mô callus. (1,0 điểm)
……………
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 11 môn Sinh học – Đề 2
Câu 1: Động vật có máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhiều nhất:
A. Cá cóc Tam Đảo
B. Cá
C. Rùa
D. Gà
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây làm tăng huyết áp và vận tốc máu?
A. Đang hoạt động cơ bắp một cách tích cực
B. Đang nghỉ ngơi thư dãn
C. Sống ở nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh
D. Nồng độ NaCl trong máu thấp.
Câu 3: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ở thú:
1. Tâm thất trái 5. Động mạch phổi
2. Tâm thất phải 6. Động mạch chủ
3. Tâm nhĩ trái 7. Tĩnh mạch phổi
4. Tâm nhĩ phải 8. Mao mạch phổi
Đáp án đúng là:
A. 1,5,8,7,4
B. 2,5,8,7,3
C. 4,6,8,7,3
D. 3,5,8,7,1
Câu 4: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?
A. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan à tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.
B. Gan à Insulin à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.
C. Gan à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Insulin à Glucôzơ trong máu giảm.
D. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.
Câu 5: Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi (từ cao nhất tới thấp nhất)
A. Máu rời phổi đi, không khí thở vào, các mô tế bào
B. Không khí thở vào, các mô tế bào, máu rời phổi đi
C. Không khí thở vào, máu rời phổi đi, các mô tế bào
D. Các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi
Câu 6: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
A. hướng sáng.
B. hướng tiếp xúc.
C. hướng trọng lực âm
D. hướng hóa.
Câu 7: Rễ cây thường mọc hướng về phía có nhiều chất dinh dưỡng, điều này thể hiện?
A. Tính hướng hóa dương.
B. Tính hướng hóa âm.
C. Tính hướng đất.
D. Tính hướng nước.
Câu 8: Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại?
1.Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hóa xenlulozơ, tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất đơn giản.
2.Vi sinh vật cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hóa prôtêin và lipit trong dạ múi khế
3. Vi sinh vật cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế và ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.
Đáp án đúng là:
A. 1,3
B. 1
C. 3
D. 1,2
Câu 9: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B. Cơ quan sinh sản
C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
D. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
Câu 10: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:
A. Sự co dãn của phần bụng.
B. Sự di chuyển của chân.
C. Sự nhu động của hệ tiêu hoá.
D. Vận động của cánh.
Câu 11: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là kiểu ứng động:
A. quang ứng động
B. thủy ứng động
C. nhiệt ứng động
D. hóa ứng động
Câu 12: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 13: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.
B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.
D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng.
Câu 14: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành mao mạch.
B. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
C. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
D. Qua thành động mạch và mao mạch.
Câu 15: Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là:
A. Khoang mũi
B. Phế quản
C. Thanh quản
D. Phế nang
………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết