Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8, Với mong muốn giúp các bạn học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn: Bộ đề thi
Bạn đã ôn tập kỹ lưỡng cho kì thi giữa học kỳ 2 chưa? Với mong muốn giúp các bạn học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi này, VnDoc.com giới thiệu với các bạn: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8. Bộ đề thi giúp các bạn rèn luyện khả năng giải đề, làm quen với dạng đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Chúc các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi tới!
ĐỀ SỐ 1
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH Trường THCS BIÊN GIỚI |
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKII Năm học: 2015 – 2016 Môn thi: Sinh học; Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: (2,0 điểm)
a/ Sự tạo thành nước tiểu gồm mấy giai đoạn, trình bày?
b/ Giải thích nếu trong nước tiểu có glucozo hay mantozo thì người đó mắc bệnh gì?
Câu 2: (5,0 điểm)
a) Tại sao những người uống rượu, bia thường đi không vững (chân nọ xọ chân kia)?
b/ Mô tả cấu tạo của đại não?
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Da có cấu tạo như thế nào? Trình bày cấu tạo của da?
b) Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8
Câu 1:
a/ Bao gồm: (1,0 điểm)
- Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu
- Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết
- Quá trình bài tiết tiếp các chất không cần thiết và các chất độc ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức
b/ Tiểu đường (1,0 điểm)
Câu 2:
a/ Vì: Do các chất trong rượu, bia đã ngăn cản, ức chế dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng (2,0 điểm)
b/
* Hình dạng cấu tạo ngoài: (1,5 điểm)
- Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nữa
- Rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy (trán, đỉnh, chẩm, thái dương)
- Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não -> tăng diện tích bề mặt não
* Cấu tạo trong: (1,5 điểm)
- Chất xám (ngoài): làm thành vỏ não dày 2 – 3mm gồm 6 lớp
- Chất trắng (trong): là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống
Câu 3:
a) Da có cấu tạo gồm ba lớp: (1,0 điểm)
* Lớp biểu bì:
- Tầng sừng gồm các tế bào đã chết có tác dụng bảo vệ cơ thể
- Tầng tế bào sống có các tế bào có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, có sắc tố tạo màu da
* Lớp bì:
- Mô liên kết có các sợi liên kết bền chặt làm da bền vững
- Trong lớp bì có các cơ quan: thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu
* Lớp mỡ: Cấu tạo mô mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt
b/
- Không. Vì lạm dụng kem phấn sẽ làm bít lỗ chân lông và mồ hôi sẽ không tiết ra được (1,0 điểm)
- Nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng sẽ không ngăn được mồ hôi làm mồ hôi chảy vào mắt (1,0 điểm)
ĐỀ SỐ 2
TRƯỜNG THCS TẠ TỒN | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: SINH HỌC LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1. Nêu vai trò của hệ bài tiết, thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết khỏi các tác nhân có hại. (2,0 điểm)
Câu 2. Mô tả đặc điểm cấu tạo của da và chức năng có liên quan đến cấu tạo. (2,0 điểm)
Câu 3. Mô tả cấu tạo của đại não (2,0 điểm)
Câu 4. Nêu quá trình tạo ảnh ở màng lưới. (2,0 điểm)
Câu 5. Bằng khái niệm, phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Lấy ví dụ cụ thể cho từng phản xạ. (2,0 điểm)
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8
Câu 1
- Vai trò củ hệ bài tiết: Thải loại các chất dư thừa và các chất độc hại trong cơ thể, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Thói quen sống khoa học: Giữ vệ sinh cho cơ thể cũng như cho hệ bài tiết, khẩu phần ăn uống hợp lí, đi tiểu đúng lúc.
Câu 2. Cấu tạo của da:
- Lớp biểu bì: Tầng sừng, tầng tế bào sống.
Chức năng: Bảo vệ.
- Lớp bì: cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, thụ quan, dây thần kinh, mạch máu.
Chức năng: Tiếp nhận kích thích, điều hoà thân nhiệt, làm da mềm mại.
- Lớp mỡ dưới da: Dự trữ và cách nhiệt.
Câu 3. Cấu tạo đại não:
- Chất xám nằm ngoài là trung tâm phản xạ có điều kiện.
- Chất trắng nằm trong là các đường dẫn truyền.
- Bề mặt đại não gồm nhiều nếp gấp tạo thành các khe và rãnh, có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt, chia bề mặt thành các thuỳ và các hồi não.
Câu 4: Quá trình tạo ảnh ở màng lưới: Ánh sáng từ vật qua môi trường trong suốt ở cầu mắt Tác động làm hưng phấn tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới dây thần kinh thị giác vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật. 2,0 điểm
Câu 5
- PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập, rèn luyện.
Ví dụ:
- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
Ví dụ: