Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi giữa học kì I môn Địa lý lớp 12 năm 2020 – 2021 giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, rèn luyện
Kì thi giữa học kì 1 đang ngày một đến gần Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 12 tài liệu Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2020 – 2021.
Với tài liệu này giúp các bạn học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như trau dồi kinh nghiệm về môn Địa lý. Bên cạnh đó, tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Đề thi giữa học kì I môn Địa lý lớp 12 năm 2020
Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là:
A. 200C
B. >250C
C. 18-220C
D. 22-270C
Câu 2: Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là:
A. Thúc đẩy sự đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp.
B. Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
C. Giao thông vận tải hoạt động thuận lợi quanh năm.
D. Đáp ứng tốt việc tưới tiêu cho nông nghiệp.
Câu 3: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:
A. Còn nhiều khả năng.
B. Khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá có thể cải tạo được.
C. Không thể mở rộng được.
D. Rất hạn chế.
Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi?
A. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.
B. Do nước ta có khí hậu gió mùa
C. Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới
D. Do Việt Nam có biển Đông
Câu 5: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên:
A. Nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.
B. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
C. Sinh vật chịu lạnh chiếm ưu thế.
D. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
Câu 6: Vị trí địa lí đem đến thuận lợi gì đối với sự phát triển KT-XH nước ta:
A. Có chung biển Đông với các nước trong khu vực.
B. Mở rộng mối quan hệ với các nước khác .
C. Tạo sự phân hoá đa dạng về tự nhiên
D. Phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm bao nhiêu diện tích là đất mặn và đất phèn:
A 1/3 diện tích tự nhiên
B. 2/3 diện tích tự nhiên
C. Toàn bộ diện tích tự nhiên
D. Không có đất mặn và đất phèn
Câu 8: Phần lớn đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm ở khu vực:
A. Đồng bằng.
B. Trung du.
C. Nhiều sông suối.
D. Miền núi.
Câu 9: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:
A. Nhiệt đới ẩm.
B. Nhiệt đới khô.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 10: Nước ta có các tỉnh – thành phố giáp biển là:
A. 26 tỉnh – thành phố
B. 27 tỉnh – thành phố
C. 28 tỉnh – thành phố
D. 29 tỉnh – thành phố
Câu 11: Đặc điểm nào không phải đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta
A. Đất nước nhiều đồi núi
B. Địa hình chịu sự tác động của con người
C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
D Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Câu 12: Đâu là hạn chế lớn nhất của khu vực đồng bằng:
A. Nhiều thiên tai: lũ lụt, ngập úng, bão.
B. Sườn dốc, bị chia cắt mạnh trở ngại cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế.
C. Dễ xảy ra lũ quét, xói mòn.
D. Đất trượt, đá lở, động đất, sương muối.
Câu 13. Thuận lợi của khu vực đồi núi là:
A. Cung cấp nguồn lợi thủy hải sản.
B. Là nơi tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
C. Phát triển giao thông đường bộ, đường sông
D. Khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp nên có tiềm năng du lịch sinh thái.
Câu 14: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:
A. Hẹp ngang, bị chia cắt.
B. Đất nhiều cát, ít phù sa.
C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp.
D. Đất phù sa màu mỡ.
Câu 15: Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với việc phát triển KT-XH nước ta là:
A. Có nhiều cao nguyên, sơn nguyên.
B. Hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam.
C. Bị chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực.
D. Các cao nguyên xếp tầng.
Câu 16. Nhận định chưa chính xác về đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Đồng bằng lớn nhất
B. Đồng bằng trũng thấp.
C. Phù sa bồi thường xuyên
D. Đồng bằng phù sa sông và biển
Câu 17: Thế mạnh lớn nhất của khu vực đồng bằng để phát triển KT-XH nước ta là:
A. Chăn nuôi và nuôi trồng
B. Trồng cây lương thực
C. Phát triển GTVT biển
D. Tập trung nhiều cảng biển
Câu 18: Nguồn tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở biển Đông nước ta là:
A. Sa khoáng
B. Muối
C. Dầu mỏ
D. Ti tan
Câu 19: nhận định nào chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông:
A. Nhiệt độ nước biển thấp
B. Có tính chất nhiệt đới gió mùa
C. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản
D. Vùng biển rộng và tương đối kín
Câu 20: 15000 km2 là diện tích của đồng bằng :
A. Đồng Bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng Nam Trung Bộ
Câu 21: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B. Đất nhiều cát, ít phù sa.
C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp
D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu
Câu 22: Vùng núi nào dưới đây có hướng vòng cung:
A. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
B. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
C. Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam
D. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam
Câu 23: Diện tích đồng bằng chiếm :
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 85%
Câu 24: Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức :
A. ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
B. WTO (Tổ chức thương mại thế giới )
C. APEC (Hiệp hội các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương)
D. OPEC (Hiệp hội dầu mỏ quốc tế)
Câu 25: l09024’Đ là điểm cực nào của nước ta
A. Cực Bắc
B. Cực Nam
C. Cực Đông
D. Cực Tây
Câu 26: Phần lãnh thổ đất liền của nước ta tiếp giáp với các quốc gia:
A. Lào, Thái Lan, Trung Quốc
B. Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc
C. Campuchia, Lào, Thái Lan
D. Lào, Campuchia, Trung Quốc
Câu 27: Tổng chiều dài đường biên giới nước ta :
A. 4600km
B. 4700km
C. 4800km
D. 4900km
Câu 28: 3260km là độ dài của:
A. Các con sông nước ta
B. Đường bờ biển nước ta
C. Đường quốc lộ 1A
D. Đường biên giới với Lào
Câu 29: Gió mùa Đông Bắc có đặc điểm :
A. Lạnh khô vào đầu mùa
B. Mát mẻ, mưa nhiều
C. Nóng ẩm, mưa nhiều
D. Đầu mùa lạnh ẩm
Câu 30 Vùng đất (Diện tích đất liền và các hải đảo ) nước ta là:
A. 330.212km2
B. 332.212 km2.
C. 331.212 km2.
D. 333.212 km2.
Câu 31: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
Năm | 2000 | 2002 | 2005 | 2010 |
Nhà nước | 11,7 | 9,5 | 9,5 | 10,4 |
Ngoài nhà nước | 87,3 | 89,4 | 88,9 | 86,1 |
Có vốn đầu tư nước ngoài | 1,0 | 1,1 | 1,6 | 3,5 |
Để thể hiện : Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2010 ta vẽ biểu đồ:
A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ miền
Câu 32: Giới hạn vùng núi nào nằm giữa sông Cả và dãy Bạch Mã
A. vùng núi Đông Bắc
B. vùng núi Tây Bắc
C. vùng núi Trường Sơn Bắc
D. vùng núi Trường Sơn Nam
Câu 33: Núi thấp chiếm bao nhiêu % địa hình nước ta:
A. 65 %
B. 75%
C. 85%
D. 95%
Câu 34: Tổng số giờ nắng nước ta đạt:
A. 1.400 – 3.000 giờ/năm.
B. 1.200 – 3.000 giờ/năm.
C. 1.000 – 3.500 giờ/năm.
D. 1500 – 4000 giờ / năm
Câu 35: Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều dài:
A. 10 hải lí
B. 12 hải lí
C. 14 hải lí
D. 16 hải lí