Bộ đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 9 năm 2019 – 2020, Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 9 năm 2019 – 2020 (Có đáp án) giúp các bạn học sinh tham khảo trọng
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Bộ đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 9 năm 2019 – 2020 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9, ôn tập và hệ thống kiến thức đã học như: sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể, phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen, vai trò của protein đối với tế bào và cơ thể. Đồng thời giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Sau đây, mời quý thầy cô và các bạn học sinh tải về để xem trọn bộ tài liệu.
Xem Tắt
Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 9 môn Sinh học – Đề 1
SỞ GD&ĐT…………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. |
Phần I: Trắc nghiệm. ( 3 điểm ).
Câu 1. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Chó lông ngắn x lông dài thu được F1. Những trường hợp nào sau đây là kết quả của F1.
a.1 L. ngắn: 1 L. dài.
b. Toàn lông ngắn.
c. Toàn lông dài.
d. 3 L. ngắn: 1 L. dài.
Câu 2. Cho sơ đồ lai sau: AABB x aabb F1 AaBb. kết quả sai ở giao tử F1 là.
a. Ab.
b aB.
c. Aa
d. AB.
Câu 3. Thế nào là phép lai phân tích.
a. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
b. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn.
c. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
d. Cả a, b & c.
Câu 4. Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì.
a. Sự phân li của các cặp tính trạng độc lập với nhau.
b. F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn.
c. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
d. Cả a, b & c.
Câu 5. ADN nguyên phân dựa trên nguyên tắc.
a. Nguyên tắc bổ xung.
b. Nguyên tắc bán bảo toàn.
c. Nguyên tắc khuôn mẫu.
d. Cả a, b & c.
Câu 6. Một cơ thể mang hai gen không giống nhau được gọi là.
a. Thể dị hợp.
b. Thể đồng hợp.
c. Cơ thể lai.
d. Thể đồng tính.
Phần II: Tự luận. ( 7 điểm ).
Câu 7 ( 4 điểm ) Ở cá kiếm tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ. Cho cá kiếm mắt đen thuần chủng lai với cá kiếm mắt đỏ thu được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Cho F1 tự giao phối thu được F2.
a. Xác định kiểu gen của P.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không ta làm thế nào.
Câu 8: ( 1 điểm ) Một phân tử ADN có 300 Nu loại A, 200 Nu loại G. Hãy tìm số lượng các
Câu 9 ( 2 điểm ) Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người ? Tại sao tỉ lệ con trai & con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1 ?.
………………..
Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 9 môn Sinh học – Đề 2
SỞ GD&ĐT…………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. |
Đề bài
A. Trắc nghiệm (3 điểm) Em hãy ghi vào bài làm các đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Dễ gieo trồng
B. Có khả năng sinh sản mạnh
C. Có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.
Câu 2: Trong chu kì tế bào sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào?
A. Kì cuối
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì trung gian
Câu 3. Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng diễn ra ở kì nào trong giảm phân I?
A. Kì cuối
B. Kì sau
C. Kì giữa
D. Kì đầu
Câu 4: Sự tự nhân đôi của AND có ý nghĩa với sinh vật?
A. Tạo ra 2 AND con giống mẹ.
B. Tăng số lượng nuclêôtit.
C. Là cơ sở phân tử của di truyền và sinh sản.
D. Tăng thành phần nuclêôtit.
Câu 5: Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin do yếu tố nào quy định.
A. Thành phần, số lượng, trình tự axit amin.
B. Số lượng nuclêôtit.
C. Thành phần nuclêôtit.
D. Thành phần axit amin.
Câu 6: Ở người, gen A quy định mất đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa).
B. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa).
C. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa).
D. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA).
B. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm): Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa của di truyền học.
Câu 2 (2 điểm):
a. Loài cải bắp có bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit ở kì giữa và kì sau.
b. Cho đoạn gen có trình tự các Nu trên mạch gốc như sau:
– T – G – X – A – A – T – X – G – A – T –
Hãy viết trình tự các Nu trên phân tử ARN được tổng hợp từ mạch gốc trên?
Câu 3 (1,5 điểm): Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
Câu 4 (1 điểm): Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đúng không? Giải thích?
Đáp án đề thi
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Mỗi lựa chọn đúng được 0.5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | D | A,C | A | B, C |
B. TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu |
Nội dung |
|||||||||
Câu 1 (2,5 điểm) |
– Đối tượng nghiên cứu di truyền là nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền. – Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế di truyền, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. – Biến dị và di truyền là cơ sở của chọn giống, phát hiện các nguyên nhân, cơ chế của bệnh, tật di truyền. |
|||||||||
Câu 2 (2 điểm) |
a.
b. Trình tự các Nu trên ARN là: – A – X – G – U – U – A – G – X – U – A- |
|||||||||
Câu 3 (1,5 điểm) |
– Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn được liên kết với các nuclêôtit tự do ở môi trường nội bào theo NTBS. – Trong mỗi phân tử AND con sẽ có 1 mạch đơn cũ và một mạch đơn mới. |
|||||||||
Câu 4 (1 điểm) |
– Không đúng, vì theo cơ chế xác định giới tính thì bố khi giảm phân cho 2 loại giao tử X và Y, mẹ giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử X → Sự kết hợp 2 loại tinh trùng của bố với trứng của mẹ tạo nên hợp tử XX hoặc XY. |
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem nội dung chi tiết