Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2020 – 2021, Ngày thi giữa học kì 1 đang đến gần Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Bộ đề thi giữa học
Nhằm đem đến cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2020 – 2021.
Tài liệu bao gồm 2 đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 môn Vật lí, qua đó sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi cho các thầy cô giáo. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm giữa học kì 1 lớp 11 môn Vật lý – Đề 1
SỞ GD&ĐT …….. TRƯỜNG THPT……….. |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN VẬT LÝ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I/ Trắc nghiệm: (5đ)
Câu 1/ Chọn câu đúng
A. Một vật nhiễm điện dương là trên vật chỉ có điện tích dương.
B. Một vật nhiễm điện âm là trên vật chỉ có điện tích âm.
C. Một vật nhiễm điện âm là trên vật có cả điện tích dương
D. Một vật nhiễm điện âm là điện tích dương lớn hơn điện tích âm
Câu 2/ Lực tương tác giữa hai điện tích điểm thay đổi thế nào khi khoảng cách giữa chúng giảm 2 lần và mỗi điện tích tăng độ lớn 2 lần.
A. không thay đổi.
B. giảm 2 lần.
C. Tăng 4 lần.
D. tăng 16 lần
Câu 3/ Chọn phát biểu sai. Hai quả cầu giống nhau, một quả mang điện, một quả trung hòa điện. Cho chúng tiếp xúc với nhau, rồi tách chúng ra.
A. điện tích trên hai quả cầu bằng nhau.
B. điện tích trên hai quả cầu bằng nhau nhưng trái dấu
C. điện tích trên hai quả cầu chỉ bằng nhau khi 2 quả cầu hoàn toàn giống nhau ( hình dạng, kích thước).
D. Điện tích của hai quả cầu luôn cùng dấu.
Câu 4/ Chọn phát biểu đúng
A. điện trường do điện tích đứng yên tạo ra là điện trường tĩnh và là điện trường đều.
B. đường sức của điện trường tĩnh không khép kín
C. đường sức của điện trường tĩnh là những đường song song.
D. vec tơ cường độ điện trường tại tại mỗi điểm luôn luôn cùng phương, cùng chiều với lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm đặt tại đó.
Câu 5/ Chọn phát biểu đúng
A. đường đi càng dài thì công của lực điện càng lớn.
B. công của lực điện luôn luôn dương.
C. công của lực điện phụ thuộc vào dạng đường đi.
D. công của lực điện có thể âm hoặc dương
Câu 6/ Năng lượng của tụ điện
A. là năng lượng điện trường
B. là năng lượng từ trường.
C. gồm cả năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.
D. đo bằng fara.
Câu 7/ Chọn phát biểu đúng
A. ở đâu có điện tích thì ở đó có dòng điện.
B. ở đâu có điện trường thì ở đó có dòng điện.
C. ở đâu có từ trường thì ở đó có dòng điện
D. ở đâu có tụ điện thì ở đó có hiệu điện thế.
Câu 8/ Theo thuyết electron, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron
B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron
C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương
D. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.
Câu 9/ Nguồn gốc của sự tương tác giữa 2 điện tích là
A. do các điện tích ở gần nhau.
B. do có từ trường.
C. do có điện trường
D. còn nguyên nhân khác.
Câu 10/ Di chuyển một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong điện trường. Công AMN của lực điện sẽ càng lớn nếu
A. đường đi MN càng lớn.
B. đường đi MN càng ngắn.
C. hiệu điện thế UMN càng lớn
D. hiệu điện thế UMN càng nhỏ.
II/ Tự luận: (5đ)
Đề bài: Có 36 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động ξ = 12V và điện trở trong
r = 2Ω được ghép thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm n dãy song song, mỗi dãy gồm m nguồn nối tiếp. Mạch ngoài của bộ nguồn này là 6 bóng đèn giống nhau được mắc song song. Khi đó hiệu điện thế mạch ngoài là U = 120V và công suất mạch ngoài là 360W.
a) Tính điện trở của mỗi bóng đèn
b) Tính số dãy n và số nguồn m trong mỗi dãy
c) Tính công suất và hiệu suất của bộ nguồn trong trường hợp này
Đề kiểm giữa học kì 1 lớp 11 môn Vật lý – Đề 2
Câu 1: Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong môi trường
A. chân không.
B. nước nguyên chất.
C. không khí ở điều kiện chuẩn.
D. dầu hỏa.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện đi qua.
B. Các đường sức điện của hệ điện tích là đường cong không kín.
C. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 3: Lực điện trường là lực thế vì công của lực điện trường
A. phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển.
B. phụ thuộc vào đường đi của điện tích di chuyển.
C. không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi của điện tích.
D. phụ thuộc vào cường độ điện trường.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
A. Giữa hai bản kim loại sứ;
B. Giữa hai bản kim loại không khí;
C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi;
D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết.
Câu 5: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển 1 đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
B. tạo ra điện tích dương trong 1s.
C. tạo ra các điện tích trong 1s.
D. thực hiện công của nguồn điện trong 1s.
Câu 6: Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là
A. vôn(V), ampe(A), ampe(A)
B. ampe(A), vôn(V), cu lông (C)
C. Niutơn(N), fara(F), vôn(V)
D. fara(F), vôn/mét(V/m), jun(J)
Câu 7: Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E , điện trở trong r và điện trở mạch ngoài R . Cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Suất điện động của nguồn điện là biểu thức nào sau đây?
A. E = Ir + IR
B. E = I(r – R)
C. E = IR – Ir
D. E = Ir – IR
Câu 8: Hai điện tích điểm q1 = -10-6 và q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20cm và cách B 60cm có độ lớn
A. 105V/m
B.0,5.105V/m
C. 2.105V/m
D. 2,5.105V/m
Câu 9: Vật A trung hòa về điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do
A. điện tích dương từ vật B di chuyển sang vật A.
B. ion âm từ vật A di chuyển sang vật B.
C. êlectron di chuyển từ vật A sang vật
D. Proton di chuyển từ vật B sang vật A.
Câu 10: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 1000 J.
B. 1 J.
C.1 mJ.
D. 1 μJ.
Câu 11: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2= 1,6 (m).
B. r2= 1,6 (cm).
C. r2 = 1,28 (m).
D. r2 = 1,28 (cm).
………….
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết