Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2019 – 2020, Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2019 – 2020 được Tài Liệu Học Thi
Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập ôn thi học kì 1, Tài Liệu Học Thi giới thiệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2019 – 2020.
Tài liệu bao gồm đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 11 của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, Hóa học, GDCD, Công nghệ có đáp án chi tiết kèm theo. Đây là bộ đề thi giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Xem Tắt
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1,0 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm)
Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)
Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu I (2 điểm)
Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính , Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Viết khoảng 200 từ )
Câu II (5,0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Đáp án
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Phần đọc hiểu |
1. |
Đọc đoạn văn và trả lời từ câu 1 đến 4: |
3,0 |
– Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. – Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực. |
0,5 0,5 |
||
2. |
– Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (có thể thêm: tự sự, miêu tả). | 0,5 | |
3 |
– Nhân vật trữ tình: nhân vật anh – chàng trai. | 0,5 | |
4. |
– Biện pháp tu từ : + Liệt kê ( trang phục của cô gái ); + Câu hỏi tu từ ( 4 câu ) : “Nào đâu cái yếm…nái đen? ”; + Điệp ngữ : nào đâu. |
1,0 |
|
Phần làm văn |
I |
Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
2.0 |
Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: – Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc đó không phải ngẫu nhiên mà có được. – Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. – Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. |
1,5 |
||
– Bàn luận, mở rộng vấn đề: – Liên hệ một số đối tượng trong xã hội có lối sống đua đòi dẫn đến văn hóa truyền thống bị phá vỡ (dẫn chứng). – Cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác để làm giàu có và phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. |
0,5 |
||
II |
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân. |
5,0 |
|
– Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; kết bài kết luận được vấn đề. |
0,5 |
||
Xác định đúng vấn đề nghị luận |
0,25 |
||
1. Giới thiệu chung |
0,25 |
||
Cảm nhận : |
|||
*Vẻ đẹp tài hoa: – Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhân vật đẹp nhất trong thế giới nhân vật của nguyễn Tuân và là nhân vật điển hình của văn học lãng mạn trước năm 1945 – Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản ngục và thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm…” – Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” . – Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao. – Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng. Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn, tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người… |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||
*Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất : – Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấy nước. – Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết (hành động lạnh lùng chúc mũi gông nặng trước mặt quân lính, thản nhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục…) . => Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa liệt dựng cờ chống lại triều đình, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. |
0,25 0,25 0,25 |
||
* Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: – Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài hoa, khí phách mà thiếu thiên lương thì Huấn cao chưa phải là nhân vật hoàn mĩ – Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp. – Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặng Quản Ngục những lời khuyên quý giá nhằm cứu vớt con người lầm đường lạc lối. => Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và mối quan hệ mật thiết giữa cái Tài và cái Tâm. |
0,25 0,25 0,25 |
||
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: – Tạo dựng tình huống truyện độc đáo. – Sử dụng thành công thủ pháp đối lập. – Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, ngôn ngữ giàu tính tạo hình… |
0,75 |
||
Kết thúc vấn để: – Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật . -Chính tả, dùng từ, đặt câu. – Đảm bảo quy tắc chính tả;dùng từ; đặt câu. |
0,75 |
…………
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử
SỞ GD & ĐT ………… TRƯỜNG THPT ……… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. LỚP 11 MÔN: LỊCH SỬ Năm học 2019 – 2020 |
Đề bài
Câu 1. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới I chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì
A. có hệ thống thuộc địa nhiều, ít khác nhau.
B. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế.
C. các nước đều cho mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.
D. đã nảy sinh bất đồng do mâu thuẫn về phân chia quyền lợi.
Câu 2. Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của
A. tư sản trí thức Ấn Độ.
B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.
C. giai cấp tư sản Ấn Độ.
D. giai cấp công nhân Ấn Độ.
Câu 3. Câu nào sai khi nói về ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911):
A. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.
B. Giải quyết ruộng đất cho nông dân.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. Thành lập được Dân quốc.
Câu 4. Anh, Pháp, Mỹ đã chọn giải pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.
B. Cải cách kinh tế – xã hội.
C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
D. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
Câu 5. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là đã
A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.
B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần.
D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 6. Đến cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đều trở thành thuộc địa của thực dân
A. Pháp.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D. Tây Ban Nha.
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược là
A. khởi nghĩa của Hoàng thân SI-vô-tha.
B. khởi nghĩa của A-cha-Xoa.
C. khởi nghĩa của nhân dân A-Chê.
D. khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
Câu 8. Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị gì ?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Độc tài chuyên chế.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Cộng hòa tư sản.
Câu 9. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. lạm phát tăng cao, nhà nước không thể điều tiết được.
B. sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
C. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
D. nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
Câu 10. Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là
A. chính quyền song song của tư sản và của công – nông cùng tồn tại.
B. chính quyền liên hợp công – nông và tư sản được thành lập.
C. chính quyền quân chủ chuyên chế vẫn còn tồn tại.
D. chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
Câu 11. Hiến pháp mới của Nhật Bản được ban hành năm 1889 đã thiết lập chế độ:
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến
D. Cộng hòa.
Câu 12. Một trong những nội dung về cải cách giáo dục ở Nhật Bản trong cuộc Duy tân Minh Trị là chú trọng vào nội dung
A. khoa học – xã hội.
B. quốc phòng – an ninh.
C. khoa học – dân dụng.
D. khoa học – Kĩ thuật.
Câu 13. Trong thành tựu văn hóa châu Âu thời cận đại, Vích – to – Huy – gô, được xem là
A. nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp.
B. tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp
C. đại diện xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp.
D. nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết nổi tiếng Pháp.
Câu 14 . Xét về tính chất thì cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) và cuộc cải cách ở nước Xiêm vào cuối thế kỉ XIX, đều được xem là các cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản kiểu mới.
B. dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. tư sản không triệt để.
D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 15. Phe Hiệp ước được hình thành từ 1890 đến 1907 gồm
A. Anh, Pháp, Nga.
B. Anh, Nhật, Áo – Hung.
C. Anh, Áo – Hung.
D. Anh – Italia – Nhật.
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
Câu 2. (3.0 điểm)
Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì? Tính chất của cách mạng tháng Mười? Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với nước Nga và đối với thế giới?
Đáp án
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | D | C | B | B | D | A | D | C | B | A | C | D | D | C | A |
II. Tự luận
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kính tế 1929 – 1933: – Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản (SXCN giảm 38%, thương mại giảm 2/3) – Đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ. – Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. – Để đối phó lại cuộc khủng hoảng:các nước Đức-Italia-Nhật thiết lập hình thức thống trị mới (CNPX) ráo riết chạy đua vũ trang -> báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2 (3 điểm) |
Cách mạng tháng Mười Nga: * Giải quyết nhiệm vụ: Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản * Tính chất: Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ( cách mạng vô sản) * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1. Đối với nước Nga: – Đập tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động. – Đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới. 2. Đối với thế giới: – Làm thay đổi cục diện thế giới (CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa). – Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
………….
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Địa lý
Đề bài
SỞ GD &ĐT ……. Trường THPT ………… |
ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 11 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na thuộc các nhóm nào trong các nhóm sau đây:
A. Các nước phát triển.
B. Các nước chậm phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới.
D. A và C đúng.
Câu 2. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:
A. Xuất hiện và hình thành nền kinh tế tri thức.
B. Xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
C. Hướng nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều sâu.
D. Phát triển kinh tế dựa vào kĩ thuật và công nghệ.
Câu 3. Biểu hiện nào sau đây chưa đúng của xu thế toàn cầu hóa TG:
A. Tồng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa có giá trị lớn và tăng mạnh.
B. Hoạt động đầu tư quốc tế tăng mạnh.
C. Chuyển giao kĩ thuật công nghệ và hợp tác trên cơ sở chuyên môn hóa.
D. Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước đang phát triển.
Câu 4. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng TG (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của:
A. Thương mại TG phát triển mạnh.
B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò lớn.
Câu 5. Trái Đất nóng dần lên là do:
A. Mưa axit ở nhiều nơi trên TG.
B. Tầng ozone bị thủng.
C. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển.
D. Băng tan ở hai cực.
Câu 6. Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu là do
A. Con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều
B. Các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều
C. Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều
D. Hiện tượng cháy rừng ngày càng nhiều
Câu 7. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản của châu Phi, nhất là các khoáng sản quý là:
A. Có trữ lượng rất lớn, có thể khai thác lâu dài phục vụ cho xã hội.
B. Có trữ lượng lớn, đang được khai thác hợp lí nên đem lại lợi ích lâu dài.
C. Phân bố không đều đem lại lợi ích cho tất cả các nước.
D. Chỉ tập trung ở một số nước, trữ lượng hạn chế, bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Câu 8. Loại môi trường nào sau đây không phổ biến ở châu Phi:
A. Hoang mạc.
B. Ôn đới.
C. Nhiệt đới.
D. Cận nhiệt.
Câu 9. Trong tổng số dân cư đô thị của Mĩ La Tinh có tới:
A. 1/4 sống trong điều kiện khó khăn
B. 1/3 sống trong điều kiện khó khăn
C. 1/2 sống trong điều kiện khó khăn
D. 3/4 sống trong điều kiện khó khăn
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á
A. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng
B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
C. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).
D. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
Câu 11. Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm là:
A. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên
C. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu lục địa khô hạn
D. Các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc
Câu 12. Tài nguyên khoáng sản của Hoa Kì được phân bố như sau:
A. Quặng sắt ở phía bắc, vàng ở phía nam đồng bằng trung tâm.
B. Kim loại màu tập trung chủ yếu ở hệ thống núi A-pa-lat.
C. Dầu mỏ, khí đốt ở Tếch, ven vịnh Mê-hi-cô, A-lat-xca.
D. Than đá và quặng sắt có trữ lượng lớn ở miền Tây.
Câu 13. Hiện nay, dân số Hoa Kỳ đông:
A. Thứ hai thế giới
B. Thứ ba thế giới
C. Thứ tư thế giới
D. Thứ năm thế giới
Câu 14. Năm 2004, GDP của Hoa Kỳ
A. Hơn châu Á, châu Phi, kém châu Âu
B. Hơn châu Âu, châu Phi, kém châu Á
C. Hơn châu Phi, châu Âu, kém châu Á
D. Kém châu Âu, châu Á, châu Phi
Câu 15. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kỳ như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hóa chất, dệt… tập trung chủ yếu ở vùng:
A. Đông Bắc
B. Ven Thái Bình Dương
C. Đông Nam
D. Đồng bằng Trung tâm
Câu 16. Những thành tựu nổi bật có ý nghĩa nhất của châu Âu:
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu trên thị trường thế giới.
B. Từ 6 nước thành viên ban đầu, nay đã trở thành một khối với 27 nước.
C. Thành lập thị trường chung và sử dụng đồng tiền Ơ-rô cho các nước thành viên.
D. Các nước thành viên có chung chính sách thương mại với các nước ngoài.
Câu 17. Đặc điểm nào không đúng với EU:
A. EU là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
B. EU là liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới
C. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
D. EU là lãnh thổ phát triển đồng đều giữa các vùng
Câu 18. Chứng minh EU có vị trí hàng đầu trên TG về mặt kinh tế:
A. EU chỉ chiếm 7,1% về dân số TG và 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất nhưng lại đứng thứ 1 TG về GDP.
B. Giá trị FDI của EU đầu tư ra nước ngoài và FDI đầu tư vào EU chỉ đứng sau Hoa Kì và trên Nhật Bản.
C. Giá trị FDI của EU đầu tư ra nước ngoài và FDI đầu tư vào EU chiếm một nửa của TG.
D. EU chỉ chiếm 7,1% về dân số TG và 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất nhưng chiếm 60% GDP của TG.
Câu 19. Hoa Kỳ có nền nông nghiệp phát triển và đứng hàng đầu thế giới chủ yếu là do
A. Đất đai màu mỡ, sản xuất chuyên môn hóa cao, gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ
B. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, gắn liền với thị trường tiêu thụ
C. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, công nghiệp chế biến phát triển
D. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, cơ giới hóa cao
Câu 20. Liên minh châu Âu được thành lập vào năm 1957 với 6 nước thành viên ban đầu là:
A. Bỉ, Pháp, Ý, Luc-xăm-bua, Hà Lan và Đức.
B. Bỉ, Pháp, Anh, Luc-xăm-bua, Hà Lan và Đức.
C. Bỉ, Anh, Na Uy, Đan Mạch, Áo và Tây Đức.
D. Bun-ga-ri, Pháp, Ý, Luc-xăm-bua, Ba Lan và Tây Đức, Áo.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Hoa Kì? Giải thích nguyên nhân?
Câu 2: ( 3 điểm )
Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC – NĂM 2004
(Đơn vị %)
Nhóm nước | Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế | ||
Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | |
Phát triển | 2,0 | 27,0 | 71,0 |
Đang phát triển | 25,0 | 32,0 | 43,0 |
a) Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004.
b) Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004?
Đáp án
I. Trắc nghiệm
1 | C | 6 | A | 11 | C | 16 | C |
2 | B | 7 | D | 12 | C | 17 | D |
3 | D | 8 | B | 13 | B | 18 | A |
4 | B | 9 | B | 14 | A | 19 | B |
5 | C | 10 | B | 15 | A | 20 | A |
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành CN: (1,0 điểm)
+ Giảm tỉ trọng ngành CN truyền thống: dệt, luyện kim, gia công đồ nhựa.
+ Tăng tỉ trọng ngành CN hiện đại: CN hàng không, vũ trụ, điện tử.
– Giải thích: (1,0 điểm)
+ HK đạt được thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đầu tư phát triển ngành CN hiện đại
+ Các ngành CN truyền thống đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển nên thu hẹp.
Câu 2 (3,0 điểm):
– Vẽ 2 biểu đồ tròn bán kính bằng nhau (1,5 điểm)
– Nhận xét: (1,5 điểm)
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm nước
+ Các nước phát triển: tỉ trọng khu vực I thấp nhất, khu vực III cao nhất (DC)
+ Các nước ĐPT: tỉ trọng giữa các khu vực ít có sự chênh lệch (DC)
– Phần tự luận (mã đề 217 và 219)
Câu 1 (2,0 điểm)
– Khí hậu đặc trưng: khô, nóng
– Cảnh quan chính: hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
– Khoáng sản và rừng phong phú nhưng đang bị khai thác mạnh → xa mạc hóa, cạn kiệt tài nguyên.
– Biện pháp: (0,5 điểm)
+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên. + Phát triển thủy lợi.
Câu 2 (3,0 điểm)
– Vẽ biểu đồ miền (2,0 điểm)
– Nhận xét (1,0 điểm)
+ Cơ cấu giá trị XNK của HK có sự thay đổi:
+ Tỉ trọng XK có xu hướng giảm (DC) + Tỉ trọng NK có xu hướng tăng (DC)
+ Tỉ trọng NK luôn lớn hơn tỉ trọng XK → HK luôn nhập siêu trong giai đoạn 1995- 2004.
Ma trận đề thi
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng cấp thấp | Vận dụng cấp cao |
– Sự tương phản trình độ KT- XH. – Xu hướng toàn cầu hóa – Một số vấn đề mang tính toàn cầu |
– Biết được các tiêu chí phân chia các nhóm nước. |
– Hiểu được các nguyên nhân, hậu quả của các vấn đề dân số, môi trường. |
– Liên hệ thực trạng VN khi xu hướng toàn cầu hóa diễn ra. |
|
Số điểm: 1,5 điểm Tỉ lệ: 15% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
|
– Vấn đề về châu Phi. – Vấn đề Mĩ La Tinh – Vấn đề TNA và Trung Á |
Biết được các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực. |
– Hiểu được nguyên nhân dẫn đến thực trạng kinh tế, xã hội của các khu vực trên |
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tự nhiên của châu Phi và vị trí quan trọng của TNA và Trung Á. |
|
Số điểm: 1,5 điểm Tỉ lệ: 15% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
|
– Hoa Kì |
– Biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của HK. |
– Vẽ biểu đồ, nhận xét về kinh tế của HK |
||
Số điểm:4,0 điểm Tỉ lệ: 40% |
1,0 điểm (10%) |
3,0 điểm (30%) |
||
– Liên minh Châu Âu (EU) |
– Biết được quá trình phát triển của EU |
– Hiểu được nội dung bốn mặt tự do lưu thông. |
||
Số điểm 3,0 Tỉ lệ: 30% |
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% |
1,0 điểm (tỉ lệ: 10 %) |
||
Số điểm: 10 điểm Tỉ lệ: 100 % |
Số điểm:4,0 điểm Tỉ lệ: 40 % |
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% |
3,5 điểm Tỉ lệ: 35% |
0,5 điểm Tỉ lệ: 5% |
………..
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Sinh học
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm) Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Úp cây trong chuông thủy tinh lớn, sau một đêm ta thấy có giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện tượng:
A. ứ giọt, rỉ nhựa.
B. thoát hơi nước.
C. ứ giọt.
D. rỉ nhựa
Câu 2: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
C. Lực đẩy của rễ do quá trình hấp thụ nước.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
Câu 3: Cho các đặc điểm sau:
(1) Mao mạch có tiết diện hẹp
(2) Mao mạch rất mỏng nên nếu máu chảy nhanh gây vỡ mạch máu
(3) Tăng khả năng trao đổi giữa tế bào và máu
Nguyên nhân quyết định vận tốc máu chảy ở mao mạch chậm nhất là:
A. (1),(2)
B. (2)
C. (1),(3)
D. (3)
Câu 4: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng, vì:
A. vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
B. vật liệu xây dựng tỏa nhiệt làm môi trường xung quanh nóng lên.
C. cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
D. vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn
Câu 5: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là:
A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 6: Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì?
A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy.
B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
C. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây.
D. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.
Câu 8: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:
A. rễ và thân
B. thân và lá
C. Lá và rễ
D. cành và lá
Câu 9: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?
A. Diệp lục a và b
B. Diệp lục a
C. Diệp lục b
D. Diệp lục a, b và carôtenôit.
Câu 10: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzo bị phân giải trong quá trình phân giải hiếu khí :
A. 32 phân tử
B. 36 phân tử
C. 38 phân tử
D. 34 phân tử
Câu 11: Hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở là vì :
A. không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
B. tốc độ máu chảy chậm.
C. máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn.
D. còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu.
Câu 12: Các nguyên tố đại lượng gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.
Câu 13: Thực vật chỉ hấp thụ được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:
A. Nitơ nitrat (NO3–), nitơ amôn (NH4+).
B. Nitơnitrat (NO3–).
C. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2).
D. Nitơ amôn (NH4+).
Câu 14: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
A. Lục lạp, lizôxôm, ty thể.
B. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể.
C. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.
D. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể.
Câu 15: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở màng trong
B. Ở màng ngoài
C. Ở chất nền
D. Ở tilacôit.
Câu 16: Lá cây có màu xanh lục là vì:
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 17: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Da của giun đất
B. Phổi của chim.
C. Phổi và da của ếch nhái.
D. Phổi của bò sát.
Câu 18: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
D. Tiêu hoá nội bào.
Câu 19: Ở động vật ăn thực vật, ngoài tiêu hóa cơ học và hóa học còn có hình thức tiêu hóa sinh học là vì :
A. thức ăn có thành phần chính là xenlulôzơ
B. thức ăn nghèo dinh dưỡng
C. khả năng hoạt động của dạ dày không tốt
D. ruột non không hấp thụ nhanh dưỡng chất
Câu 20: Về bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là
A. Pha khử nước để sử dụng H+và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha oxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha oxy hoá nước để sử dụng H+và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha oxy hoá nước để sử dụng H+và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
II. PHẦN TỰ LUẬN :
Câu 1: a.Trình bày khái niệm và phân loại huyết áp ? (1 điểm)
b. Ở người, khi cơ thể mất máu thì huyết áp thay đổi như thế nào? Giải thích ?(1 điểm)
Câu 2: a.Hướng động ở thực vật là gì ? (1 điểm)
b. Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật ? (1 điểm)—-
———– HẾT ———-
………….
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Hóa học
Đề bài
SỞ GD&ĐT………. TRƯỜNG……… |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 Môn Hóa học. Lớp 11 Năm học: 2019 – 2020 |
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1.Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. tổng hợp phân đạm.
B. tổng hợp amoniac.
C. sản xuất axit nitric.
D. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử…
Câu 2: Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là:
A. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2.
B. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí.
C. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ.
D. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên.
Câu 3.Trong giờ thực hành hoá học, một nhóm học sinh thực hành phản ứng của kim loại đồng với axit HNO3 đặc và HNO3 loãng, các khí sinh ra khi làm thí nghiệm này làm ô nhiễm môi trường. Hãy chọn biện pháp xử lí tốt nhất
A. nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước .
B. nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch Ca(OH)2.
C. nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch HCl.
D. nút ống nghiệm bằng bông.
Câu 4: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 0,1 M. Sau phản ứng thu được muối là :
A. NaH2PO4
B. Na3PO4
C. Na2HPO4
D. NaH2PO4 và Na2HPO4
Câu 5: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng :
A. C+O2 → CO2
B. C + 2CuO → 2Cu + CO
C. 3C + 4Al → Al4C3
D. C + H2O → CO+ H2
Câu 6: Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các hoạt chất sau:
A. CuO và MnO2
C. CuO và than hoạt tính
B. CuO và MgO
D. Than hoạt tính
Câu 7: Cho các kim loại sau : Mg, Al, Cu, Ag, Fe, Cr, Au, Pt, Zn, Ca. Số kim loại tác dụng được với dung dịch axit HNO3 đặc nguội là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 17,0 gam AgNO3 thu được a gam kim loại. Giá trị của a là
A. 2,7 gam
B. 10,8 gam
C. 5,4 gam
D. 13,5 gam
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1( 2,0 điểm)
Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2 M thu được dung dịch D .Cô cạn dung dịch D thu được m gam chất rắn khan . Tính m ?
Câu 2( 2.0 điểm).Thực hiện dãy chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có, mỗi mũi tên là một phương trình hóa học.
NH3 → NO → NO2 → HNO3 → CO2 → NaHCO3
Câu 3. (4,0 điểm)
Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al phản ứng vừa đủ với 200,6 gam dung dịch HNO3 . Sau phản ứng thu được dd Y và 11,2 lít khí NO (đktc) bay ra.( biết NO là sản phẩm khử duy nhất).
a)Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. b) Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dd Y?
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết