Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2019 – 2020 tất cả các môn có đáp án và bảng ma trận đề thi giúp cho các bạn học sinh lớp
Nhằm đánh giá lại năng lực học tập của các bạn học sinh lớp 12 trước khi bước vào kỳ thi học kì l, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2019 – 2020.
Tài liệu bao gồm đề kiểm tra cuối học kì 1 của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Công nghệ có đáp án chi tiết kèm theo. Với tài liệu này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xem Tắt
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn
Đề bài
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca cao nóng và bàn chuyện chiến sự thế giới cùng anh em chiến hữu…”.
Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?(1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).(1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, tr. 155, 156)
———- HẾT ——–
Đáp án
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ Chính luận. | 0,5 |
2 |
Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì: – Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”. |
1,0 |
3 |
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập. – Tác dụng: + Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục. + Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn. |
1,0 |
4 |
Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích: Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống hiện tại. |
0,5 |
Tổng điểm |
3,0 |
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):
1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay. |
|
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận. | 0,25 | |
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay. |
0,25 | |
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: (1)- Giải thích: |
1,0 |
|
d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
0,25 |
|
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. |
0,25 |
|
Tổng điểm |
2,0 |
Câu | Nội dung | Điểm |
2 |
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh: “Con sóng dưới lòng sâu … Hướng về anh – một phương” |
|
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,5 |
|
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ: nỗi nhớ và lòng thủy chung. |
0,5 |
|
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: (1) – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ: – Xuân Quỳnh: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca chống Mĩ. Thơ của chị là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. – “Sóng”: Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. – Đoạn thơ trích nằm ở giữa của bài thơ, khắc họa rõ nét nỗi nhớ mong, lòng thủy chung trong tình yêu. (2) – Sáu câu thơ đầu: – Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày –đêm. – Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức). – Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được). – Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh). -> Cách diễn đạt nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt khôn nguôi. (3) – Bốn câu cuối: – Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh –một phương. – Phương bắc, phương nam là phương của đất trời, phương anh chính là phương tâm trạng, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha. (4) – Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn thơ: – Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ. – Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, tương phản góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược; cách nói ngược: xuôi bắc – ngược nam nhằm diễn tả những khó khăn trắc trở trong cuộc sống. – Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân. |
3,0 |
|
d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
0,5 |
|
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. |
0,5 |
|
Tổng điểm |
5,0 |
Ma trận đề thi
Mức độ nhận thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Tổng số |
I. Đọc hiểu Đoạn trích. |
– Xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt, … của đoạn trích. |
– Nội dung đoạn trích. Quan điểm, tư tưởng của tác giả. Nghệ thuật và tác dụng trong đoạn văn, đoạn thơ. |
Thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích (nhận xét, đánh giá, rút ra bài học,…). |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5% |
1 1,0 10% |
2 1,5 15% |
3 3,0 30% |
|
II. Làm văn 1. Nghị luận xã hội: viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) 2. Nghị luận văn học về một đoạn thơ hoặc một bài thơ |
Vận dụng tổng hợp kĩ năng và kiến thức về xã hội, văn học để viết đoạn văn ngắn về vấn đề xã hội trong đoạn trích phần đọc hiểu. Vận dụng tổng hợp những hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (HKI – Ngữ văn 12). |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 7,0 70% |
2 7,0 70% |
|||
Tổng chung Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5% |
1 1,0 10% |
2 1,5 15% |
2 7,0 70% |
6 10,0 100% |
…………
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử
Đề bài
A. Phần tự luận (4 đ)
Câu 1 (4 điểm) Tại sao Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? Nêu đường lối kháng chiến chống Pháp.
B. Phần trắc nghiệm (6 đ)
Câu 1: Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thành công nhanh chóng chỉ trong vòng
A. 10 ngày.
B. 15 ngày.
C. 20 ngày.
D. 30 ngày.
Câu 2: Thực hiện chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhân dân ta phải làm gì ?
A. Chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
B. Đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.
C. Thực hiện một cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Câu 3: Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong hội nghị nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
D. Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
Câu 4: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố tại
A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng ( 3-1945).
B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (4-1945).
C. Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945).
D. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (8-1945).
Câu 5: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
A. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
B. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
D. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 6: Hình thức đấu tranh cách mạng trong thời kì 1939 – 1945 là
A. hợp pháp, công khai.
B. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. bí mật, bạo động vũ trang.
D. bất hợp pháp, bán công khai.
Câu 7: Theo nhận định Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu gì ?
A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.
B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
C. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”.
D. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”.
Câu 8: Từ năm 1939, để đối phó với tỉnh hình mới, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách về chính trị là
A. mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.
B. thỏa hiệp với Nhật, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng và đàn áp nhân dân ta.
C. thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
D. tăng các loại thuế lên gấp nhiều lần.
Câu 9: Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương với âm mưu
A. lấy Đông Dương làm bàn đạp tấn công các nước khác.
B. biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
C. độc quyền chiếm Đông Dương.
D. biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
Câu 10: Đảng ta quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước khi
A. Nhật đảo chính Pháp.
B. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
C. Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận.
D. Anh – Mĩ triển khai các hoạt động tấn công Nhật Bản.
Câu 11: Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của
B. Cương lĩnh chính trị (2-1930).
A. Luận cương chính trị (10-1930).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
Câu 12: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đề ra từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939).
Câu 13: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được tôi luyện và có lãnh tụ thiên tài
B. Chủ nghĩa xã hội dần trở thành hệ thống thế giới
C. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước phát triển
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao
Câu 14: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng
C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối
D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật
Câu 15: Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán, lũ lụt
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
C. Quân Pháp tấn công ở Nam Bộ
D. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.
Câu 16: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. thành lập “Nha bình dân học vụ”
B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”
C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”
D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước
Câu 17: Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì khó khăn nào là chính yếu nhất?
A. Nạn đói, nạn dốt
B. Khó khăn về tài chính
C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
D. Các thế lực ngoại xâm
Câu 18: Việc có tới hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên đã thể hiện điều gì?
A. Phá vỡ âm mưu chống phá của kẻ thù
B. Sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào Đảng, chính quyền mới
C. Niềm tin của nhân dân còn hạn chế vì thiếu 10% cử tri
D. Sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào Đảng, chính quyền mới, đồng thời phá vỡ âm mưu chống phá của kẻ thù
Câu 19: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:
A.Toàn dân, toàn diện.
B. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
Câu 20: Hành động khiêu khích nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào?
A. Khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương.
C. Gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội.
D. Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ
Câu 21: Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm
A. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
B. khai thông đường biên giới biên giới Việt – Trung.
C. tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng.
D. để đánh bại kế hoạch Rơ-ve.
Câu 22: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là
A. tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm phân tán một bộ phận lớn quân địch.
B. bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não của ta.
C. bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.
D. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Câu 23: Quyết định của Đảng và Chính phủ ta trước hành động bội ước của thực dân Pháp cuối năm 1946 là
A. tiếp tục nhân nhượng, hòa hoãn với Pháp.
B. đề nghị chính phủ Pháp thương lượng, đàm phán.
C. phát động toàn quốc kháng chiến.
D. kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp.
Câu 24: Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đặt quan hệ ngoại giao với ta đầu năm 1950 đã
A. tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho cuộc kháng chiến của ta.
B. chứng tỏ sự thất bại của Pháp trong việc cô lập cuộc kháng chiến của ta.
C. phá được thế bao vây Việt Bắc của Pháp trong kế hoạch Rơ ve.
D. giúp ta tạo ra mối quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.
……………..
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 môn Địa lý
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dọc theo lát cắt điạ hình từ C đến D (C-D) cao nguyên Mộc Châu nằm ở đô ̣cao:
A. 1000 m – 1500 m.
B. 1500 m.
C. 1000 m.
D. 200 m – 1000 m.
Câu 2. Mục tiêu ban hành “Sách đỏ Việt Nam” là
A. bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.
B. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
C. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
D. kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam.
Câu 3. Những đổi mới đầu tiên ở nước ta được thực hiện trong lĩnh vực:
A. giao thông vận tải.
B. sản xuất nông nghiệp.
C. thông tin liên lạc.
D. sản xuất công nghiệp.
Câu 4. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao (m):
A. Miền Bắc từ 600 – 700 đến 2600, miền Nam từ 900- 1000 đến 2600.
B. Miền Bắc từ 700 – 800 đến 2600, miền Nam từ 700- 1000 đến 2600.
C. Miền Bắc từ 900 – 1000 đến 2600, miền Nam từ 800- 1000 đến 2600.
D. Miền Bắc từ 800 – 900 đến 2600, miền Nam từ 600- 1000 đến 2600.
Câu 5. Sự phân hóa theo độ cao của nước ta không biểu hiện rõ nhất ở thành phần tự nhiên:
A. Khí hậu.
B. Khoáng sản.
C. Sinh vật.
D. Thổ nhưỡng.
Câu 6. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:
A. nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương.
B. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
C. tiếp giáp với biển Đông.
D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là
A. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên.
B. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
C. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh.
D. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên.
Câu 8. Tín phong thổi vào nước ta chỉ mạnh nhất vào thời kì:
A. Mùa đông.
B. đầu mỗi mùa hạ sang đông.
C. mùa hạ.
D. chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Câu 9. Ý nào sau đây không thể hiện được đặc điểm khí hậu nước ta?
A. Mưa quanh năm.
B. Tính chất nhiệt đới.
C. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
D. Gió mùa.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống Nam là
A. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.
B. Ba Bể, Cát Tiên, Bạch Mã, Cúc Phương.
C. Cúc Phương, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên.
D. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có đường biên giới với Campuchia và Lào:
A. Đắk Nông.
B. Đắk Lắk.
C. Kon Tum.
D. Gia Lai.
Câu 12. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là
A. vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. vùng nội thủy.
C. vùng lãnh hải.
D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 13. Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở nước ta là
A. làm ruộng bậc thang.
B. đào hố vẩy cá.
C. bón phân hợp lí.
D. trồng cây theo băng.
Câu 14. Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:
A. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
B. mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan.
C. có sự tích tụ nhiều oxit nhôm.
D. có sự tích tụ nhiều oxit sắt.
Câu 15. Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?
A. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.
C. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 16. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là
A. sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương.
B. sự hạ khí áp đột ngột.
C. sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm.
D. sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương.
II. Phần tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 đ) Hãy chứng minh nước ta có nhiều thành tựu công cuộc đổi mới?
Câu 2. (2,0 đ) Trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lí nước ta?
Câu 3. (1,0 đ) Nguyên nhân nào làm nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam?
Câu 4. (1,0 đ) Trình bày thực trạng và biện pháp bảo vệ rừng ở nước ta?
………..
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 môn Sinh học
Câu 1: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu?
A. 100%
B. 25%
C. 75%
D. 50%
Câu 2: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
A. tương tác gen.
B. tương tác bổ sung.
C. tương tác cộng gộp.
D. tương tác bổ trợ.
Câu 3: Điều nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người ?
A. NST giới tính chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào.
B. NST giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục.
C. NST giới tính chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác
D. NST giới tính tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
Câu 4: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 như thế nào?
A. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ.
B. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
D. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
Câu 5: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền
A. độc lập với giới tính.
B. chéo giới.
C. thẳng theo bố.
D. theo dòng mẹ.
Câu 6: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật nào?
A. Liên kết gen hoàn toàn.
B. Tương tác bổ trợ.
C. Tương tác cộng gộp.
D. Phân li độc lập.
Câu 7: Trường hợp một gen (có thể trội hoặc lặn) làm cho một gen khác không alen với nó trong cùng một kiểu gen không biểu hiện kiểu hình là kiểu tương tác nào?
A. Cộng gộp.
B. Bổ trợ.
C. Át chế.
D. Đồng trội.
Câu 8: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng?
Câu 9: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ bí quả tròn đồng hợp thu được ở F2 trong phép lai trên là
A. 1/8.
B. 1/4.
C. 1/2.
D. 1/3.
Câu 10: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là gì?
A. gen đa hiệu.
B. gen điều hòa.
C. gen tăng cường.
D. gen trội.
Câu 11: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau?
A. 24%
B. 1%
C. 8%
D. 16%
Câu 12: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là gì?
A. Sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I
B. Sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân
C. Sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I
D. Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II
Câu 13: Vì sao bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ?
A. Ở nam cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
B. Ở nam cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
C. Ở nam chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
D. Ở nam chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 14: Vì sao hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% ?
A. Các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết.
B. Hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống.
C. Các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
D. Chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.
B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.
C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
Câu 16: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền
A. như gen trên NST thường.
B. chéo.
C. theo dòng mẹ.
D. thẳng.
Câu 17: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số
A. tính trạng của loài.
B. giao tử của loài.
C. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài.
D. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.
Câu 18: Cho phép lai PTC: hoa đỏ x hoa trắng, F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa được dự đoán là như thế nào?
A. 3 đỏ: 1 trắng.
B. 1 đỏ: 3 trắng.
C. 1 đỏ: 1 trắng.
D. 3 đỏ: 5 trắng.
Câu 19: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ở đâu?
A. nằm ở ngoài nhân.
B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
Câu 20: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. ở một tính trạng.
B. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.
C. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
D. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.
Câu 21: Loài nào có NST giới tính ở con đực là XY và con cái XX?
A. Người, châu chấu, ruồi giấm.
B. Người, bọ nhạy, châu chấu
C. Người, châu chấu, 1 số động vật có vú
D. Người, ruồi giấm,1 số động vật có vú.
………..
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 môn Hóa học
SỞ GD & ĐT ………… TRƯỜNG THPT ……… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12 MÔN: Hóa học Năm học 2019 – 2020 |
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ba = 137.
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3-COOC6H5.
B. CH2=CH-COOCH3.
C. CH3-COOCH=CH2.
D. CH3-COOC2H5.
Câu 2. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 3. Khi cho dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu
A. xanh tím.
B. đỏ gạch.
C. không chuyển màu.
D. vàng.
Câu 4. Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói?
A. tơ visco.
B. xenlulozơ trinitrat.
C. tơ axetat.
D. xenlulozơ.
Câu 5. Số đồng phân cấu tạo amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 6. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
A. H2NCH2
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5NH2.
D. HCOONH4.
Câu 7. Công thức phân tử của glyxin (axit aminoaxetic) là
A. C3H7O2N.
B. C2H5O2N.
C. C2H7O2N.
D. C4H9O2N.
Câu 8. Số gốc α-amino axit trong phân tử tripeptit mạch hở là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 9. Chất nào sau đây không tham gia vào phản ứng màu biure?
A. Ala-Val-Gly-Val.
B. Gly-Ala-Ala.
C. Val-Gly-Ala.
D. Gly-Ala.
Câu 10. Tơ visco thuộc loại polime
A. bán tổng hợp.
B. thiên nhiên.
C. tổng hợp.
D. trùng hợp.
Câu 11. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2 =CHCOOCH3.
B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH3COOCH=CH2.
D. C6H5CH=CH2.
Câu 12. Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do
A. chúng có chứa nitơ trong phân tử.
B. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác.
C. chúng được tạo từ amino axit có tính chất lưỡng tính.
D. liên kết -CO-NH- (liên kết amit) phản ứng được với cả axit và kiềm.
Câu 13. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ?
A. glucozơ và fructozơ.
B. etylamin và đimetylamin.
C. axit propionic và metyl fomat.
D. alanin và amoni acrylat.
Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Cấu tạo của X là
A. Gly-Lys-Val-Ala-Glu.
B. Gly-Val-Lys-Ala-Glu.
Gly-Lys-Val-Glu-Ala.
D. Lys-Gly-Val-Ala-Glu
Câu 15. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là
A. (2) và (4).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (2).
Câu 17. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng ngưng axit e-aminocaproic.
B. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
C. Trùng hợp isopren.
D. Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin).
Câu 18. Khi trùng ngưng m gam axit e-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư người ta thu được 126,56 kg polime và 20,16 kg nước. Giá trị của m là
A.183,40.
B. 157,20.
C. 170,30.
D. 196,50.
Câu 19. Để trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N.
B. CH5N.
C. C2H5N.
D. C2H7N.
Câu 20. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 2 mol Ala. Phân tử khối của X là
B. 349.
C.335.
D. 326.
Câu 21. Thuỷ phân 13,2 gam etyl axetat bằng 300 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 12,30.
B. 12,84.
C. 15,60.
D. 4,92.
Câu 22. Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, 1 mol X tác dụng được tối đa với bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
A. 4 mol.
B. 2 mol.
C. 3 mol.
D. 1 mol.
Câu 23. Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:
Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là
A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.
B. CH3COOH, CH3OH và HCl đặc.
C. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 loãng.
D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.
Câu 24. Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Cho các este sau:
(a) metyl propionat. (b) metyl axetat .
(c) etyl axetat. (d) phenyl axetat.
(e) metyl acrylat. (g) vinyl axetat.
Số este thoả mãn các điều kiện trên là
A. 1.
B.3.
C. 2.
D.4.
Câu 25. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Khi thủy phân CH3COOCH=CH2 bằng dung dịch NaOH thu được muối và ancol tương ứng.
B. Muối natri stearat không thể dùng để sản xuất xà phòng.
C. Vinyl axetat, metyl metacrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
Câu 26. Cho các nhận xét sau:
(a) Khi đun nóng, glucozơ oxi hóa được dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo amoni gluconat và Ag.
(b) Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
(c) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được một loại monosaccarit.
(d) Glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axit axetic trong phân tử khi tham gia phản ứng với anhiđrit axetic (CH3COO)2O, có mặt piriđin.
(e) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
(g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
Số nhận xét đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 27. Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
A. 17,472 lít.
B. 16,128 lít.
C. 20,160 lít.
D. 15,680 lít.
Câu 28. Từ m gam tinh bột điều chế được 575 ml ancol etylic 100 (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%. Giá trị của m là
A. 135.
B. 75,9375.
C. 108.
D. 60,75.
Câu 29. Chất M có công thức phân tử là C2H7O2N. Cho 7,7 gam M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối hơi của Y so với H2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,20.
B. 14,60.
C. 18,45.
D. 10,70.
Câu 30. Cho 0,2 mol một amino axit (X) phản ứng vừa đủ với 0,2 mol NaOH thu được 28 gam muối natri. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa hết với 0,2 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,1.
B. 18,4.
C. 38,2.
D. 19,2.
Câu 31. Thủy phân 28,35 gam một tripeptit mạch hở X với hiệu suất 80% thu được 27 gam một a-amino axit Y. Công thức cấu tạo của Y là
A. H2N-[CH2]2COOH.
B. H2N-CH(CH3)COOH.
C. H2N-CH2
D. H2N-CH(C2H5)COOH.
Câu 32. Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,96% nitơ. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích acrilonitrin trong cao su buna-N trên gần giá trị nào nhất sau?
A. 1 : 2.
B. 1 : 1.
C. 2 : 1.
D. 3 : 1.
Câu 33. Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,2.
B. 48,3.
C. 35,3.
D. 46,5.
Câu 34. Cho 38,8 gam peptit X mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 38,8 gam muối natri của glyin và 22,2 gam muối natri của alanin. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Câu 35. Hỗn hợp Q gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp Q tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp Q tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,64
B. 13,32.
C. 7,76.
D. 8,88.
Câu 36. Trong các kim loại sau đây, kim loại nào dẻo nhất?
A. Sn.
B. Au.
C. Cu.
D. Al.
Câu 37. Kim loại có các tính chất vật lí chung là
A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 38. Để làm sạch một mẫu thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, người ta khuấy mẫu thuỷ ngân này trong dung dịch muối
A. Hg(NO3)2 (dư).
B. Pb(NO3)2 (dư).
C. Sn(NO3)2 (dư).
D. Zn(NO3)2(dư).
Câu 39. Trong các kim loại: Na, Ca, Fe và Cu, số kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A. 5
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 40. Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 2,24.
Câu 41. Cho 15,2 gam hỗn hợp bột Mg và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là
A. 6,4 gam.
B. 12,8 gam.
C. 9,6 gam.
D. 4,8 gam.
Câu 42. Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
B. 2Ag + Cu(NO3)2 → Cu + 2AgNO3.
C. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.
D. Hg + S ® HgS.
Câu 43. Một vật làm bằng gang, thép đặt trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa, tại anot
A.sắt bị oxi hóa.
B. oxi hòa tan trong nước bị khử.
C. sắt bị khử.
D. electron được chuyển đến từ catot.
Câu 44. Sục 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,125 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10 gam.
B. 15 gam.
C. 20 gam.
D. 25 gam.
Câu 45. Cho hỗn hợp bột gồm 0,54 gam Al và 1,12 gam Fe vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,32.
B. 9,39.
C. 9,20.
D. 8,64.
Câu 46. Cho các phát biểu sau:
(a) Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể
kim loại gây ra.
(b) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
(c) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
(d) Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
(e) Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
(g) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết