Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019 – 2020 là tài liệu cực kì hữu ích gồm 5 đề kiểm tra cuối học
Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019 – 2020 được Tài Liệu Học Thi đăng tải trong bài viết dưới đây.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích gồm 5 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 12. Hi vọng với tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo thêm một số đề thi học kì 1 môn Toán, môn Sinh học, môn GDCD. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 – Đề 1
A. Phần tự luận (4 đ)
Câu 1 (4 điểm) Tại sao Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? Nêu đường lối kháng chiến chống Pháp.
B. Phần trắc nghiệm (6 đ)
Câu 1: Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thành công nhanh chóng chỉ trong vòng
A. 10 ngày.
B. 15 ngày.
C. 20 ngày.
D. 30 ngày.
Câu 2: Thực hiện chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhân dân ta phải làm gì ?
A. Chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
B. Đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.
C. Thực hiện một cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Câu 3: Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong hội nghị nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
D. Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
Câu 4: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố tại
A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng ( 3-1945).
B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (4-1945).
C. Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945).
D. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (8-1945).
Câu 5: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
A. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
B. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
D. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 6: Hình thức đấu tranh cách mạng trong thời kì 1939 – 1945 là
A. hợp pháp, công khai.
B. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. bí mật, bạo động vũ trang.
D. bất hợp pháp, bán công khai.
Câu 7: Theo nhận định Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu gì ?
A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.
B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
C. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”.
D. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”.
Câu 8: Từ năm 1939, để đối phó với tỉnh hình mới, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách về chính trị là
A. mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.
B. thỏa hiệp với Nhật, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng và đàn áp nhân dân ta.
C. thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
D. tăng các loại thuế lên gấp nhiều lần.
Câu 9: Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương với âm mưu
A. lấy Đông Dương làm bàn đạp tấn công các nước khác.
B. biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
C. độc quyền chiếm Đông Dương.
D. biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
Câu 10: Đảng ta quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước khi
A. Nhật đảo chính Pháp.
B. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
C. Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận.
D. Anh – Mĩ triển khai các hoạt động tấn công Nhật Bản.
Câu 11: Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của
B. Cương lĩnh chính trị (2-1930).
A. Luận cương chính trị (10-1930).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
Câu 12: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đề ra từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939).
Câu 13: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được tôi luyện và có lãnh tụ thiên tài
B. Chủ nghĩa xã hội dần trở thành hệ thống thế giới
C. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước phát triển
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao
Câu 14: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng
C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối
D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật
Câu 15: Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán, lũ lụt
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
C. Quân Pháp tấn công ở Nam Bộ
D. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.
Câu 16: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. thành lập “Nha bình dân học vụ”
B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”
C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”
D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước
Câu 17: Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì khó khăn nào là chính yếu nhất?
A. Nạn đói, nạn dốt
B. Khó khăn về tài chính
C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
D. Các thế lực ngoại xâm
Câu 18: Việc có tới hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên đã thể hiện điều gì?
A. Phá vỡ âm mưu chống phá của kẻ thù
B. Sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào Đảng, chính quyền mới
C. Niềm tin của nhân dân còn hạn chế vì thiếu 10% cử tri
D. Sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào Đảng, chính quyền mới, đồng thời phá vỡ âm mưu chống phá của kẻ thù
Câu 19: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:
A.Toàn dân, toàn diện.
B. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
Câu 20: Hành động khiêu khích nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào?
A. Khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương.
C. Gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội.
D. Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ
Câu 21: Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm
A. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
B. khai thông đường biên giới biên giới Việt – Trung.
C. tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng.
D. để đánh bại kế hoạch Rơ-ve.
Câu 22: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là
A. tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm phân tán một bộ phận lớn quân địch.
B. bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não của ta.
C. bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.
D. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Câu 23: Quyết định của Đảng và Chính phủ ta trước hành động bội ước của thực dân Pháp cuối năm 1946 là
A. tiếp tục nhân nhượng, hòa hoãn với Pháp.
B. đề nghị chính phủ Pháp thương lượng, đàm phán.
C. phát động toàn quốc kháng chiến.
D. kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp.
Câu 24: Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đặt quan hệ ngoại giao với ta đầu năm 1950 đã
A. tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho cuộc kháng chiến của ta.
B. chứng tỏ sự thất bại của Pháp trong việc cô lập cuộc kháng chiến của ta.
C. phá được thế bao vây Việt Bắc của Pháp trong kế hoạch Rơ ve.
D. giúp ta tạo ra mối quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 – Đề 2
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1: Điểm nổi bật trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là
A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2- 1930).
B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
C. thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hóa” ở Việt Nam.
Câu 2: Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 khẳng định vấn đề gì?
A. Chính quyền cách mạng đã thật sự vững mạnh.
B. Xây dựng được chế độ mới hợp lòng dân, thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.
C. Đất nước đã vượt qua khó khăn thử thách.
D. Dân tộc Việt Nam đã có chính quyền riêng.
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong điều kiện
A. thu được nhiều chiến phí.
B. bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.
C. bán được nhiều vũ khí, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
D. chiếm được nhiều thuộc địa.
Câu 4: Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 – 1929?
A. Vai trò của hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đặc biệt phong trào “vô sản hóa”.
B. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
C. Giai cấp công nhân giác ngộ về chính trị.
D. Tác động và ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc.
Câu 5: Từ ngày 14 đến 15-8-1945, tại Tân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định
A. khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
C. khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
D. Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Câu 6: Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?
A. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.
B. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.
C. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
D. Kinh tế Mỹ suy thoái.
Câu 7: Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946?
A. Lực ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc và gạt quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
B. Để chuyển cở sở vật chất lên Việt Bắc chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C. Để Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
D. Tranh thủ thời gian hòa hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
Câu 8: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. có nền kinh tế phát triển nhất.
C. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
D. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.
Câu 9: Điểm khác nhau cơ bản của khoa học với kĩ thuật là gì?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.
C. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các vĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh.
D. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.
Câu 10: Người khởi xướng đường lối cải cách, mở cửa ở Trung Quốc là
A. Mao Trạch Đông.
B. Giang Trạch Dân.
C. Lưu Thiếu Kì.
D. Đặng Tiểu Bình.
Câu 11: Từ sau thế chiến thứ hai (1945), phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực
A. Đông Phi.
B. Nam Phi.
C. Tây Phi.
D. Bắc Phi.
Câu 12: Nước được mệnh danh là “Lá cờ trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh” là
A. Braxin.
B. Cuba.
C. Áchentina.
D. Mêhicô.
Câu 13: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Xây dựng chính quyền cách mạng.
B. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
C. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.
D. Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
Câu 14: Đến đầu thập kỉ 70, các nước Tây Âu đã trở thành
A. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới.
B. một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
C. khối kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới.
D. tổ chức liên kết kinh tế – chính trị lớn nhất hành tinh.
Câu 15: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là
A. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
B. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
Câu 16: Mục tiêu của Mỹ khi phát động “Chiến tranh lạnh” là
A. phá hoại phong trào cách mạng thế giới.
B. chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.
C. Mĩ lôi kéo các nước đồng minh của mình chống Liên Xô.
D. ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội từ Liên Xô sang Đông Âu và thế giới.
II- PHẦN TỰ LUÂN: (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy cho biết vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 2 (2 điểm): Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945?
Câu 3 (2 điểm): Những thuận lợi, khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945? Khó khăn nào lớn nhất, vì sao?
— Hết —
……………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết