Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm học 2016 – 2017, Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm học 2016 – 2017 với các đề thi được tuyển chọn từ các trường THCS
Để củng cố lại phần kiến thức đã học, nắm được cấu trúc ra đề thi và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi trong kỳ thi học kì 1. Hãy cùng tham khảo: Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm học 2016 – 2017
ĐỀ SỐ 1
PHÒNG GD&ĐT HOÀNH BỒ TRƯỜNG TH&THCS KỲ THƯỢNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Vật lý 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúngtrong các câu sau:
Câu 1: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?
A. Hành khách nghiêng sang phải
B. Hành khách nghiêng sang trái
C. Hành khách ngã về phía trước
D. Hành khách ngã về phía sau
Câu 2: Công thức tính vận tốc là:
A. v = t/s B. v = s/t C. v = s.t D. v = m/s
Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.
B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.
C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.
D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.
Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. Lực ma sát trượt.
B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát lăn.
D. Lực quán tính.
Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang phải
D. Đột ngột rẽ sang trái.
Câu 6: Đơn vị đo lực là:
A. kg B. lít C. mét D. Niutơn.
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 7. (3,0 điểm) Định nghĩa chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều và cho biết từng đại lượng trong công thức.
Câu 8. (4,0 điểm) Một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 8
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
B |
A |
C |
D |
D |
II. Tự luận
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
7 |
– Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. – Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: vtb = S/t Trong đó: vtb: Vận tốc trung bình s: Quảng đường đi được t: Thời gian đi hết quảng đường đó. |
1,0
0,5
1,5 |
8 |
Thể tích của vật nhúng trong nước là: m = D.V => V = m/D => Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: FA = d.V = 0,0004.10000 = 4 (N) |
0,5 0,5
1,5
1,5 |
ĐỀ SỐ 2
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI |
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: VẬT LÝ – LỚP 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng của các câu sau:
Câu 1: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì
A. Máy bay đang chuyển động.
B. Người phi công đang chuyển động.
C. Sân bay đang chuyển động.
D. Máy bay và người phi công đang chuyển động.
Câu 2: Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố sau:
A. Phương và chiều của lực
B. Độ lớn, phương và chiều của lực
C. Điểm đặt, phương và chiều của lực
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
Câu 3: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
Câu 4: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng co một chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
Câu 6: Áp suất có đơn vị đo là
A. Paxcan B. N/m3 C. N.m2 D. N
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Câu 8: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ
A. Bằng trọng lượng của vật.
B. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
C. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 9: (1,0 điểm)
Viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu tên của từng đại lượng và đơn vị của các đại lượng đó.
Câu 10: (3,0 điểm) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m hết 25s rồi mới dừng hẳn.
a) Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường.
b) Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường.
Câu 11: (2,0 điểm)
Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước
b) Tính thể tích của vật.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 8
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
D |
B |
D |
C |
A |
C |
A |
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 9 |
p = d.h Trong đó: p: Áp suất chất lỏng (N/m2) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: Độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m) |
1,0 |
Câu 10
|
Vận tốc trung bình trên đoạn đoạn đường đầu là: vtb1 = s1/t1 = 100/25 = 4 (m/s) Vận tốc trung bình trên đoạn đoạn đường thứ 2 là: vtb2 = s2/t2 = 50/25 = 2 (m/s) Vận tốc trung bình cả quãng đường
|
1,0
1,0
1,0 |
Câu 11
|
a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước: FA = P – F = 4,8 – 3,6 = 1,2 (N) b) Thể tích của vật bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ FA = d.V => V = FA/d = 1,2/10000 = 0,00012 (m3) Chú ý: Thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25 điểm |
1,0
1,0
|