Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 – 2020 gồm 7 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo, giúp các
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 – 2020 gồm 7 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 ôn luyện và củng cố kiến thức đã học một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, các em còn có thể luyện giải đề, làm quen với các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi, rồi so sánh đáp án rất tiện lợi. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm đề thi môn Ngữ văn, môn Toán để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới.
Xem Tắt
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 – 2020
Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6
Chủ để | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | VD | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Sự nở vì nhiệt của các chất (1 tiết) | Câu 1 K1;P1 |
Câu 10,11 K3;P2 |
3 câu | ||||
0,5 | 3,0 | 3,5đ (35%) |
|||||
2. Ứng dụng của sự nở vì nhiệt (2 tiết) | Câu 8 K1;P1 |
Câu 2 K2;P1 |
Câu 9 K2;P1 |
3 Câu | |||
0,5 | 0,5 | 3,0 | 4,0đ (40 %) |
||||
3. Sự chuyển thể của các chất (3 tiết) | Câu 4,5, câu 6,7 K2;P1 |
Câu 3 K2;P2 |
5 câu | ||||
2,0 | 0,5 | 2,5đ (25%) |
|||||
Tổng Số câu Số điểm |
6 câu 3,0 (30%) |
3 câu 4,0 (40 %) |
2 câu 3,0 (30%) |
11 Câu 10đ (100%) |
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý
TRƯỜNG THCS ……..
|
KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II (Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Khoanh tròn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1: Các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít được sắp xếp như sau:
A. Rắn – lỏng – khí.
B. Lỏng – khí – rắn.
C. Khí – lỏng – rắn.
D. Lỏng – rắn – khí.
Câu 2: Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để
A. Tôn không bị thủng nhiều lỗ.
B. Tiết kiệm đinh.
C. Tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.
D. Tiết kiệm thời gian lợp nhà
Câu 3: Trường hợp nào viên nước đá tan nhanh hơn khi thả vào?
A.Nước ở nhiệt độ 250C
B. Nước ở nhiệt độ -250C
C.Nước ở nhiệt độ 00C
D. Nước ở nhiệt độ 500C
Câu 4: Sự nóng chảy là quá trình
A. Chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
B. Chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
C. Chuyển từ thể rắn sang thể khí.
D. Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Câu 5: Quá trình chuyển thể khi đúc tượng đồng từ
A. Thể rắn -> Thể lỏng -> thể rắn.
B. Thể lỏng -> Thể rắn ->Thể lỏng.
C. Thể lỏng -> Thể rắn.
D. Thể rắn -> Thể lỏng.
Câu 6: Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận không đúng là
A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.
B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác.
C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 7: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng của một khối:
A. Chất lỏng biến thành khối chất rắn
B. Chất rắn biến thành khối chất lỏng
C. Chất khí biến thành khối chất lỏng
D. Chất lỏng biến thành khối chất khí
Câu 8: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là?
A.1000
B. 420
C. 800
D.350
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 9: (3,0 điểm): Nhiệt kế y tế thường dùng để làm gì? Có độ chia hiển thị như thế nào? Hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Khi Bác sỹ nói em đang bị sốt 380 thì cột thủy ngân trong ống nhiệt kế sẽ dâng lên tương ứng với vạch thứ bao nhiêu của nhiệt kế ?
Câu 10: (2,0 điểm): Tại sao khi quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng nó lại phồng lên?
Câu 11: (1,0 điểm) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi dậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào dể tránh hiện tượng này?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
Đáp án | C | C | D | D | A | B | A | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 9 3,0 điểm |
– Nhiệt kế y tế thường dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người Có độ chia hiển thị từ 35 đên 42 độ. |
1,5đ |
– Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. | 1,0đ | |
-Cột thủy ngân dâng lên đến đúng vạch số 38 trong ống thủy ngân | 0,5đ | |
Câu 10 2,0 điểm |
-Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, không khí bên trong quả bóng sẽ bị nóng dần lên, | 1,0đ |
– chất khí bên trong dãn nở gây ra lực đẩy chỗ bẹp của quả bóng phồng lên. | 1,0đ | |
Câu 11 1,0 điểm |
– Khi rót nước nóng thì không khí bên ngoài tràn vào bên trong phích gặp nhiệt độ cao nở ra. Nếu đẩy nút luôn sẽ gặp khí nở ra và làm bật lên. | 0,5đ |
– Cách phòng tránh: Chờ để nguội bớt một lúc rồi mới đậy nút. | 0,5đ |
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết