Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 gồm 3 đề thi có đáp án kèm theo,
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 – 2021 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Tài liệu bao gồm 3 đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập Ngữ văn. Đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo ra đề kiểm tra cho các em học sinh lớp 10. Nội dung chi tiết mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Xem Tắt
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10
Đề khảo sát Ngữ văn 10 – Đề 1
SỞ GD VÀ ĐT…….. TRƯỜNG THPT ………………
|
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 |
Câu 1 ( 2,0 điểm)
a) Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
b) Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây:
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Câu 2 (1,0 điểm)
“Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.”
Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại nào của Văn học dân gian Viện Nam? Nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3 ( 3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về phương châm : “Học đi đôi với hành.”
Câu 4 (4,0 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải- Ngữ văn 9, tập 2)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời qua cảm xúc của nhà thơ.
Đề khảo sát Ngữ văn 10 – Đề 2
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!…(5)”
1) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2) “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
3) Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Câu 3. (2,0 điểm)
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn vừa viết.
Câu 4. (5,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long…
(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Ngữ văn 9, tập một, trang 140, NXB Giáo dục, 2006)
——— HẾT ———
Đề khảo sát Ngữ văn 10 – Đề 3
Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nội dung là gì?
b. Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ ?
Phần II: Viết (8 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói sau đây của Hồ Chí Minh:
“Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.”
Đáp án đề thi KSCL đầu năm lớp 10 môn Ngữ văn
Đáp án đề Ngữ văn 10 – Đề 1
Câu 1: (2 điểm)
a) Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. (1,0)
b) Các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao: (1,0)
– Nhân vật giao tiếp: cách xưng hô “thiếp”, “chàng” cho ta biết đó là đôi lứa yêu nhau ở làng quê Việt Nam.
– Hoàn cảnh giao tiếp: đêm khuya, không gian thơ mộng, trữ tình cho các cuộc hát đối đáp, trao duyên.
– Nội dung giao tiếp: cô gái mượn chuyện “cau xanh”, “trầu vàng” để nói chuyện kết duyên.
– Mục đích giao tiếp: bộc lộ tình cảm.
– Cách thức giao tiếp: hát đối- đáp, mượn hình ảnh sự vật để bày tỏ tình cảm.
Câu 2: (1 điểm)
– Đoạn trích trên trích từ văn bản: Chiến thắng Mtao Mxây (Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên) (0,25)
– Thể loại: sử thi ( sử thi anh hùng) (0,25)
– Nội dung: cuộc chiến giữa hai vị tù trưởng, Đăm Săn chiến đấu với sức mạnh phi thường còn Mtao Mxây yếu đuối, kém cõi phải cầu cứu Hơ Nhị. (0,5)
Câu 3: (3 điểm) Bài viết của HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Yêu cầu về kỹ năng
– Nắm vững kiểu bài văn nghị luận xã hội.
– Trình bày ngăn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
– Bố cục rõ ràng.
– Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
2. yêu cầu về kiến thức:
Giải thích:
Học: thu nhận kiến thức, kỹ năng.
Hành: áp dụng lí thuyết vào thức tế.
“Học đi đôi với hành”: học và hành phải gắn liền nhau. Đây là cách để việc học có kết quả cao và việc thực hành thật sự có ích cho bản thân và xã hội.
Lí giải:
a. Vai trò của việc “học”:
– Là phương thức thực hiện tích lũy kiến thức.
– Là con đường tiếp nhận và rèn luyện kỹ năng.
=> giúp người học tự khẳng định mình và tìm được chỗ đứng trong xã hội.
b. Vai trò của việc “hành”:
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế.
– Nâng cao vốn hiểu biết.
– Là thước đo của việc học.
c. Hiệu quả của sự kết hợp “học đi đôi với hành”:
– Hai hoạt động này có thể hỗ trợ nhau để mỗi hoạt động đều trở nên có hiệu quả hơn.
– Khi “học đi đôi với hành”,mỗi người có thể tự kiểm tra, đánh giá để tự hoàn thiện bản thân.
3. Đánh giá:
– Đây là phương châm đúng đắn vì nó tạo được sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành khi ứng dụng trong đời sống.
– Phương châm có tính ứng dụng cao vì đây là con đường tiếp thu và vận dụng tri thức, kĩ năng cho tất cả mọi người.
4. Liên hệ, mở rộng: HS tự vận dụng từ chính bản thân. VD: ứng dụng của việc học kiến thức văn hoá trong cách sống, ứng xử hằng ngày.
Câu 4 (5 điểm) Bài viết của HS cần đạt được một số yêu cầu sau:
Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết viết bài văn nghị luận văn học có kết cấu chặt chẽ.
– Văn cô đọng, lí lẽ sâu sắc và xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú,…
– Yêu cầu về kiến thức: HS phải làm bật được các ý sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
– Nhà thơ Thanh Hải quê ở Thừa Thiên Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu.
– Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
– Đoạn trích là phần mở đầu tác phẩm, bộc lộ cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
b. Phân tích nội dung đoạn thơ
-Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thiên nhiên đất trời khoáng đạt, trong sáng và đầy sức sống.
+Không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời).
+ Sắc màu tươi thắm (sông xanh, hoa tím biếc).
+Âm thanh vang vọng (chim chiền chiện hót vang trời).
– Cảm xúc của tác giả:
+ Niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân. Nhà thơ cảm nhận Từng giọt long lanh rơi bằng tất cả các giác quan. Có thể hiểu đó là giọt mưa xuân; cũng có thể hiểu là giọt tiếng chim chiền chiện qua sự chuyển đổi cảm giác: từ âm thanh đến hình khối, sắc màu và cả sự cảm nhận bằng xúc giác.
+ Sự trân trọng, nâng niu, yêu mến cuộc đời của tác giả.(Qua biểu hiện của thi nhân Tôi đưa tay tôi hứng)
c. Nghệ thuật
– Thể thơ 5 chữ;
– Hình ảnh thơ chọn lọc.(dòng sông, bông hoa, tiếng chim chiền chiện)
– Chi tiết thơ tạo hình (Từng giọt long lanh rơi…); ngôn từ giản dị, trong sáng, mang dư âm dịu ngọt, đằm thắm của xứ Huế ( Ơi…chi mà…)… góp phần biểu hiện thành công tâm trạng cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.
Đáp án đề Ngữ văn 10 – Đề 2
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
– Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
– Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (2,0 điểm)
1) – Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng. – Tác giả là Kim Lân. 2) – “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai. – “Điều nhục nhã” được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc. 3)- Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3). – Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5). Lưu ý: Nếu xếp các nhóm câu văn không đúng như trên thì không cho điểm. – Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai: băn khoăn, day dứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng. Lưu ý: Có thể thí sinh không xếp đúng nhóm câu văn (theo yêu cầu của ý 1) nhưng trong nhóm vẫn có câu văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật, thí sinh vẫn nói đúng tâm trạng của nhân vật thì vẫn cho điểm như bình thường. |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,5 điểm
|
Câu 2: (1,0 điểm)
Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện pháp tu từ sau: – Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người. – Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng. – Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình. Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ ra (hoặc gọi tên) đúng một biện pháp tu từ thì được 0,25 điểm; nêu đúng được hiệu quả của một biện pháp tu từ được 0,25 điểm. |
1,0 điểm
|
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Về hình thức: – Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. – Viết đủ số câu theo yêu cầu. – Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. – Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. b) Về nội dung: Thí sinh chỉ ra được những tác hại của mạng Facebook với giới trẻ hiện nay. Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau: – Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. – Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá. – Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng. – Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ. Lưu ý: Nếu thí sinh có những ý khác nhưng hợp lí thì giám khảo vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. |
0,5 điểm
1,5 điểm
|
Câu 4: (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
– Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.(0,5 điểm)
* Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
Về nội dung
– Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên: (2,0 điểm)
+ Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng.
+ Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên ( 2,0 điểm)
+ Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa.
+ Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động.
+ Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
– Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới.
Về nghệ thuật ( 0,5 điểm)
– Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu.
+ Biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại.
+ Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng.
3. Cách cho điểm:
– Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
– Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
– Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.
– Điểm 1-2: Năng lực cảm nhận, phân tích còn yếu, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
– Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Đáp án đề Ngữ văn 10 – Đề 3
Câu | Ý | Đáp án | Biểu điểm |
Phần 1 Đọc hiểu |
|
Phần I: Đọc hiểu (2 điểm) Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nội dung là gì? b. Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ ? |
2,0 điểm |
|
a |
– Đoạn thơ viết theo thể thơ năm chữ – Ca ngợi đất nước dù phải trải qua gian lao vất vả vẫn tươi đẹp, tráng lệ, trường tồn vẫn vươn lên phí trước. |
0,5 0,5 |
|
b |
– Ẩn dụ nhân hoá: Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao (0,25 điểm) – So sánh: đất nước như vì sao (0,25 điểm) |
0,5
0,5 |
Phần 2 Viết
|
|
Phần 2: Viết Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói sau đây của Hồ Chí Minh: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.” |
8,0 điểm |
|
|
Yêu cầu về kĩ năng – Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí. – Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
|
|
|
Yêu cầu cụ thể |
|
1 |
Nêu được vấn đề cần nghị luận: Trong cách học, tự học là cốt yếu nhất. |
0,5 |
|
2 |
Giải thích: – Tự học: người học chủ động, tích cực, quyết đoán trong tiếp cận, tìm tòi, nghiên cứu tri thức. – Nội dung câu nói: Trong cách học, người học phải lấy việc chủ động, tích cực,… tiếp cận, tìm tòi, nghiên cứu là cốt yếu. |
2,0 |
|
3 |
Bàn luận: – Phân tích những biểu hiện đúng đắn của vấn đề: + Chủ động, tích cực, quyết đoán sẽ giúp người học nắm vững tri thức hơn là cách học thụ động (phụ thuộc hoàn toàn vào thầy). + Nếu chỉ học thụ động thì người học khó linh hoạt trong việc vận dụng, sắp xếp thời gian để học. + Tự học sẽ giúp người học có nhiều cơ hội sáng tạo. Tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng……. – Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: + Vẫn có nhiều người hoàn toàn phụ thuộc vào việc truyền giảng của thầy trong học tập, không chủ động, tích cực, quyết đoán trong lĩnh hội tri thức. + Vì quá tự tin trong tự học, nhiều người bỏ qua những chỉ dẫn của người khác nên việc lĩnh hội tri thức trở nên lệch lạc (sai hoặc phản khoa học,…) |
3,0 |
|
4 |
Bài học: – Từ việc phân tích những biểu hiện đúng đắn và bác bỏ những sai lệch có liên quan đến vấn đề nêu phương hướng và biện pháp phấn đấu. – Nêu ý nghĩa của vấn đề, bài học nhận thức và hành động: Câu nói là đúc kết từ những trải nghiệm của Hồ Chí Minh trong cuộc đời với thành công trong sự nghiệp lớn lao của Người, mỗi HS ngày nay cần ý thức sâu sắc và thực hiện tinh thần tự học. |
2,0 |
|
5 |
Khái quát lại vấn đề nghị luận |
0,5 |
|
|
|
* Lưu ý: – Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. – Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. |