Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Vĩnh Long – Lần 1, Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Vĩnh Long – Lần 1 là tài liệu
Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các bạn thí sinh Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Vĩnh Long – Lần 1. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT với 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút.
Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn thí sinh ôn tập và củng cố thêm kiến thức của môn Lịch Sử để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới.
Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH LONG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 MÔN LỊCH SỬ – NĂM 2017 – 2018 Thời gian làm bài 50 phút |
Câu 1. Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930, có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau này là
A. cuộc khởi nghĩa Yên Bái. B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
C. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất. D. phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Câu 2. Do tác động của Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở
A. Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Trung Đông và vùng biển Caribê.
B. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á và Đông Bắc Á.
C. Đông Bắc Á, Nam Á và vùng biển Caribê.
D. Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
Câu 3. Tính hai mặt của xu thế toàn cầu hoá là
A. vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới.
B. nguy cơ cạnh tranh khốc liệt và đánh mất bản sắc dân tộc.
C. tạo ra cơ hội lớn cho cả các nước TBCN và XHCN.
D. tạo ra thách thức lớn cho cả các nước TBCN và XHCN.
Câu 4. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là gì?
A. Trung lập, không can thiệp vào các sự việc bên ngoài.
B. Ủng hộ các nước XHCN và phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
C. Hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
D. Quan hệ chặt chẽ với Mĩ và các nước lớn, các nước đối tác.
Câu 5. Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
C. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.
D. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Câu 6. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là
A. sự ra đời “kế hoạch Mácsan”.
B. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
C. sự ra đời “học thuyết Truman”.
D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 7. Cuộc chiến tranh nào không phải là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh?
A. Chiến tranh vùng Vịnh (1991).
B. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954).
C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975).
D. Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
Câu 8. Để thực hiện mục tiêu của “chiến lược toàn cầu”, chính quyền Mĩ đã dựa vào
A. nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh.
B. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của mình.
C. nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác trong khối NATO.
D. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử.
Câu 9. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu
A. phát triển nhanh chóng. B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản được phục hồi.
Câu 10. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
A. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ.
B. đánh đổ đế quốc để giành độc lập dân tộc.
C. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.
D. đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu 11. Ý nào không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
B. Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Bài học về công tác tư tưởng.
D. Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông.
Câu 12. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất là gì?
A. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
B. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ cùng với con người.
C. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
D. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Câu 13. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A. đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước.
B. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
C. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
D. hợp tác, bình đẳng dựa trên cơ sở các bên cùng có lợi.
Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là gì?
A. Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
B. Đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành.
C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng.
D. Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
Câu 15. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) chủ trương thành lập
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 16. Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng chính trị đại diện cho giai cấp nào?
A. Tư sản dân tộc. B. Tiểu tư sản, tư sản, địa chủ.
C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.
Câu 17. Ý nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 18. Văn kiện nào được thông qua trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930)?
A. Luận cương chính trị.
B. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
D. Cương lĩnh chính trị.
Câu 19. Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cùng nhiều nước Đồng minh thành lập liên minh quân sự (NATO).
B. sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.
C. chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.
D. không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.
Câu 20. Năm 1945, các quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập?
A. Việt Nam, Lào Philíppin. B. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan.
C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. D. Việt Nam, Lào, Campuchia.
Câu 21. Mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. CNXH trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu tới phía đông châu Á.
B. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, lựa chọn con đường đi lên CNXH.
C. Nhật Bản, Tây Âu vươn lên thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Câu 22. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930) đã thông qua
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng.
B. Chương trình hành động của Đảng.
C. Luận cương chính trị của Đảng.
D. Chính cương, Sách lược của Đảng.
Câu 23. “Kế hoạch Mácsan” thực hiện ở các nước Tây Âu còn được gọi là
A. Kế hoạch khôi phục kinh tế Mĩ – Âu. B. Kế hoạch phục hưng Liên minh châu Âu.
C. Kế hoạch phục hưng châu Âu. D. Kế hoạch chinh phục châu Âu.
Câu 24. Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?
A. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài.
B. Cải tổ, đổi mới về kinh tế – xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ về chính trị.
C. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường TBCN để phát triển nền kinh tế.
Câu 25. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
A. buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 26. Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?
A. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. B. Tăng nhanh về chất lượng.
C. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng. D. Tăng nhanh về số lượng.
Câu 27. Ý nào không giải thích đúng về nội hàm khái niệm “Chiến tranh lạnh”?
A. Ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
B. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe – TBCN và XHCN trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá – tư tưởng.
C. Đây là cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô về vũ khí hạt nhân.
D. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.
Câu 28. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, phong trào tiêu biểu nhất là
A. phong trào đấu tranh của quần chúng ở các đô thị lớn.
B. phong trào đấu tranh nghị trường.
C. phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
D. phong trào Đông Dương Đại hội.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file để xem thêm nội dung chi tiết.