Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học CÓ ĐÁP ÁN, Mời các bạn cùng tham khảo Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học. Đây là tài liệu tham
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học
Nhằm giúp các bạn thí sinh ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp tới. Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học. Bộ tài liệu tổng hợp các đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa học của các Trường THPT quốc gia trên toàn quốc. Thông qua bộ tài liệu này sẽ giúp các bạn thí sinh làm quen với các dạng đề thi, câu hỏi đề chuẩn bị tốt nhất cho bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Yên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Nam
ĐỀ SỐ 1:
Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh |
THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 – LẦN 2 Mã đề thi 001 |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
B. Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.
C. Có thể dùng dung dịch HCl để làm mềm nước cứng tạm thời.
D. Dung dịch Na3PO4 được sử dụng để làm mềm nước cứng vĩnh cữu.
Câu 42: Este được tạo thành từ ancol no, đơn chức, mạch hở và axit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2nO (n ≥ 3). B. CnH2n + 2O2 (n ≥ 2). C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. C2H2n – 2O2 (n ≥ 3).
Câu 43: Số đồng phân amin bậc I có công thức phân tử C3H9N là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 44: Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua… rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là
A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C12H22O12.
Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sắt là kim loại có tính khử trung bình nhưng mạnh hơn crom.
B. Thành phần chính của quặng xiđerit là FeS2
C. Phần trăm về khối lượng của cacbon trong gang nhiều hơn trong thép.
D. Sắt (II) oxit có nhiều trong tự nhiên, là nguyên liệu chính sản xuất gang.
Câu 46: Để phân biệt ba dung dịch loãng: NaCl, MgCl2 và FeCl3 có thể dùng
A. dung dịch Na2SO4. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch NaNO3.
Câu 47: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit gây tác hại rất lớn đối với cây trồng, sinh vật sống trong hồ ao, sông ngòi, phá hủy các công trình xây dựng,… Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit?
A. CO2. B. SO2. C. CH4. D. O3.
Câu 48: Cho các kim loại: Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 49: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poli(vinyl clorua). B. nilon-6,6. C. cao su buna. D. polistiren.
Câu 50: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Quỳ tím | Quỳ tím chuyển sang màu đỏ |
Y | Cu(OH)2 | Tạo dung dịch màu xanh lam |
Z | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm | Có màu tím |
T | Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 |
Tạo dung dịch màu xanh lam |
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Axit glutamic, glucozơ, lòng trắng trứng, triolein.
B. Glucozơ, axit glutamic, triolein, lòng trắng trứng.
C. Axit glutamic, lòng trắng trứng, glucozơ, triolein.
D. Lòng trắng trứng, axit glutamic, triolein, glucozơ.
Câu 51: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các protein đều tham gia phản ứng màu biure.
B. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein.
C. Dung dịch amino axit thiên nhiên đều không làm đổi màu quì tím.
D. Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.
Câu 52: Chất nào không bị thủy phân trong môi trường kiềm?
A. Peptit. B. Tinh bột. C. Chất béo. D. Nilon-6.
Câu 53: Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm Fe2O3, Fe3O4 và CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, dẫn khí tạo thành sau phản ứng sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 7,84. C. 5,60. D. 4,48.
Câu 54: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Ag. B. Na. C. Fe. D. Hg.
Câu 55: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về triolein?
A. Triolein không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
B. Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái lỏng.
C. Triolein làm mất màu nước brom.
D. Triolein phản ứng với khí hiđro dư (xúc tác Ni, t0) thu được tripanmitin.
Câu 56: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 300 gam. B. 270 gam. C. 360 gam. D. 250 gam.
Câu 57: Cho 3,75 gam axit aminoaxetic tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, khối lượng muối tạo thành là
A. 4,85 gam. B. 10,00 gam. C. 4,50 gam. D. 9,70 gam.
Câu 58: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng đủ với 0,45 mol FeSO4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư là
A. 22,05 gam. B. 36,75 gam. C. 24,99 gam. D. 29,4 gam.
Câu 59: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng cách
A. điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. nhiệt phân Al2O3.
C. điện phân dung dịch AlCl3.
D. nhiệt phân Al(OH)3
Câu 60: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.
C. Cây thuốc lá chứa amin rất độc là nicotin.
D. Trong y học, saccarozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
Câu 61: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe(OH)3 và HCl. B. CrO3 và H2O.
C. FeO và HNO3 loãng. D. Cr2O3 và NaOH.
Câu 62: Kim loại không bị hoà tan trong dung dịch axit HNO3 đặc, nguội nhưng tan được trong dung dịch NaOH là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 63: Để bảo quản kim loại natri, người ta phải ngâm chìm natri trong
A. phenol lỏng. B. ancol etylic. C. nước. D. dầu hoả.
Câu 64: Cho 5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,8 lít khí (đktc). Kim loại đó là
A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.
Câu 65: Tiến hành các thí nghiệm và hiện tượng được mô tả như sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH thì dung dịch thu được có màu vàng.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch kali đicromat loãng thì màu của dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(3) Cho bột đồng đến dư vào dung dịch muối sắt (III) sunfat, dung dịch từ màu vàng chuyển dần sang màu xanh.
(4) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch sắt (II) clorua thu được kết tủa màu đen.
Số thí nghiệm được mô tả đúng hiện tượng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 66: Cho dãy gồm các chất sau: anlyl axetat (1), metyl fomat (2), phenyl axetat (3), vinyl axetat (4), tristearin (5). Số chất trong dãy trên khi bị thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 67: Cho 33,1 gam hỗn hợp X chứa hai chất hữu cơ C3H12N2O3 và C3H10N2O4 (tỉ lệ mol 2: 3, đều mạch hở và không chứa liên kết C=C) vào 800 ml dung dịch NaOH 1M (dư) đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm hai khí A và B (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon, đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của Y so với H2 là 13,4) và dung dịch Z chứa m gam các hợp chất của natri. Giá trị của m là
A. 30,7. B. 44,8. C. 42,7. D. 32,8.
Câu 68: Điện phân dung dịch X chứa ,3 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng dung dịch giảm 28,25 gam so với dung dịch X (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 3 gam và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5).
Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,5.
Câu 69: Cho E là triglixerit được tạo bởi hai axit béo X, Y (trong ba axit panmitic, stearic, oleic; Mx < My) và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam E thu được ,55 mol CO2 và 0,51 mol H2O. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,58 gam E bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp hai muối, trong đó có m gam muối của X. Giá trị của m là
A. 6,40. B. 3,22. C. 3,20. D. 2,94.
Câu 70: Cho 2 ,7 gam hợp chất hữu cơ X (phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử C7H6O3 tác dụng hoàn toàn với 6 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch Y cần 75 ml dung dịch H2SO4 1M. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 39,3 gam. B. 33,3 gam. C. 36,6 gam. D. 42,0 gam.
Câu 71: Cho 2 chất hữu cơ X, Y mạch hở có cùng công thức phân tử là C3H7O2N. Đun nóng X, Y với dung dịch NaOH, xảy ra phản ứng theo các phương trình:
(1) X + NaOH Z + NH3 + H2O
(2) Y + NaOH T + CH3OH
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Y là hợp chất có tính lưỡng tính.
B. Z có thể làm mất màu nước brom.
C. X tác dụng được với dung dịch HCl.
D. T tác dụng với dung dịch HCl dư theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Câu 72: Cho từ từ và khuấy đều 3 ml dung dịch gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch gồm HCl, 2M và NaHSO4, 6M; sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí CO2 và dung dịch X. Thêm 1 ml dung dịch gồm KOH ,6M và BaCl2 1,5M vào dung dịch X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25,8. B. 27,4. C. 22,3. D. 8,3.
Câu 73: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Dẫn khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(2) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
(3) Dẫn khí CO (dư) qua ống sứ đựng MgO nung nóng.
(4) Cho dung dịch HCl đặc vào kali đicromat, đun nóng.
(5) Cho kim loại Ba vào nước.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số thí nghiệm tạo ra sản phẩm chứa đơn chất là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 74: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 3,12 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí Y gồm clo và oxi (tỉ khối của Y so với He bằng 12,55); sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp rắn Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan hoàn toàn Z cần vừa đủ 32 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cho AgNO3 dư vào dung dịch T, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 70,33. B. 66,01. C. 68,17. D. 50,24
Câu 75: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%, nhỏ tiếp từng giọt dung dịch NH3 đến dư, thêm tiếp 1 ml dung dịch fructozơ 1% và đun nóng nhẹ.
(2) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml dung dịch anilin.
(3) Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch metyl amin đậm đặc.
(4) Nhỏ vài giọt dung dịch metyl amin vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm là kết tủa hoặc dạng chất rắn là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 76: Tiến hành hai thí nghiệm như sau:
– Thí nghiệm 1: Nhúng thanh kẽm vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.
– Thí nghiệm 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn.
Biết thanh kẽm và dung dịch H2SO4 loãng ở cả 2 thí nghiệm đều giống nhau.
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Thí nghiệm 1: thanh kẽm chỉ bị ăn mòn hóa học.
Thí nghiệm 2: thanh kẽm vừa bị ăn mòn hóa học, vừa bị ăn mòn điện hóa học.
B. Cả 2 thí nghiệm có khí thoát ra ở thanh kẽm.
C. Cả 2 thí nghiệm ion H+ của dung dịch H2SO4 chỉ bị khử tại thanh kẽm.
D. Thanh kẽm ở thí nghiệm 2 tan nhanh hơn thanh kẽm ở thí nghiệm 1.
Câu 77: Cho hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy có khối lượng m gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp Y. Để nguội, nghiền nhỏ, trộn đều rồi chia Y thành 2 phần:
– Phần 1 có khối lượng là 19,32 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng dư, thu được dung dịch Z và 4,928 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
– Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được ,4 32 lít khí H2 (đktc) và còn lại 3, 24 gam chất rắn.
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm về khối lượng của Al có trong X là
A. 27,95%. B. 36,33%. C. 22,36%. D. 29,07%.
Câu 78: Peptit X được tạo bởi từ một α-aminoaxit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ ,81 mol O2 thu được sản phẩm cháy gồm N2, H2O và 0,6 mol CO2. Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y và Z đều mạch hở và có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2: 3. Đun nóng m gam hỗn hợp E với 43 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 46,33 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Biết tổng số liên kết peptit trong E là 15. Giá trị của m là
A. 29,13. B. 29,31. C. 30,21. D. 31,53.
Câu 79: Hỗn hợp E chứa hai este đều hai chức, mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy hoàn toàn 69,6 gam E cần dùng vừa đủ 3,6 mol O2, thu được 39,6 gam nước. Mặt khác, đun nóng 69,6 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa hai ancol đều no (tỉ khối của F so với H2 bằng 27,8) và hỗn hợp G chứa hai muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 27 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp E là
A. 80,2%. B. 73,3%. C. 24,4%. D. 26,7%.
Câu 80: Đốt cháy 19,52 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong 3 4,5 gam dung dịch HNO3 30%, sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối nitrat và 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2O và NO, tỉ khối hơi của T so với H2 là 17. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z, đem nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 64,99 gam. Mặt khác, nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z, sau phản ứng lọc lấy kết tủa, đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 29,6 gam chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10%. B. 14%. C. 12%. D. 11%.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
41, C 42, C 43, D 44, A 45, C 46, B 47, B 48, D 49, B 50, A |
51, C 52, B 53, C 54, D 55, D 56, B 57, A 58, A 59, A 60, D |
61, C 62, D 63, D 64, A 65, D 66, B 67, C 68, B 69, D 70, A |
71, A 72, C 73, B 74, A 75, F 76, C 77, A 78, C 79, B 80, D |