Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc
Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh có đáp án kèm theo. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH CỤM 7 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 04 trang) |
ĐỀ THỰC TẬP THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ: 501 |
Câu 1: Thời cơ “ ngàn năm có một ” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ sau khi Nhật đầu hàng đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Từ trước khi Nhật đầu hàng đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. Từ sau khi Nhật đầu hàng đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. Từ trước khi Nhật đầu hàng đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 2: Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là gì?
A. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Xây dựng được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.
C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
D. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự hình thành liên minh công – nông.
Câu 3: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền nào cho các nước Đông Dương?
A. Quyền dân tộc cơ bản.
B. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
C. Quyền được hưởng độc lập, tự do.
D. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
Câu 4: Xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng và nhà nước Việt Nam đã vận dụng vào lĩnh vực kinh tế hiện nay là
A. hợp tác với các nước châu Âu.
B. hợp tác với các nước trong khu vực.
C. hợp tác và phát triển.
D. hợp tác và đầu tư.
Câu 5: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi dã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trên toàn miền Nam sang giai đoạn
A. phản công chiến lược.
B. tổng tiến công chiến lược.
C. tiến công chiến lược.
D. phòng ngự chiến lược.
Câu 6: Trước khi thực dân Pháp xâm lược vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là
A. quốc gia phong kiến, nửa thuộc địa.
B. quốc gia bị thực dân phương Tây xâm lược.
C. quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
D. quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng lệ thuộc vào nhà Thanh.
Câu 7: Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936- 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là gì?
A. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
B. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
C. Đánh đế quốc – phát xít.
D. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Câu 8: Nội dung nào trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
B. Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
C. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh…
Câu 9: Trong những năm 1919- 1925, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
B. Chuẩn bị về lí luận cho sự ra đời của Đảng.
C. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
D. Tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 10: Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với bậc tiền bối?
A. Tìm cách chấn hưng dân khí để đuổi Pháp về nước.
B. Tìm sự trợ giúp của Nhật Bản để chống Pháp.
C. Sang các nước phương Tây, đến nước Pháp tìm hiểu về nước Pháp…
D. Bất hợp tác với Pháp để Pháp tự động rút lui.
Câu 11: Bài học kinh nghiệm từ việc kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.
B. Lợi dụng sự ủng hộ của quốc tế.
C. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.
D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
Câu 12: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định hình thức của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. đi từ đấu tranh chính trị, tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa.
D. khởi nghĩa từng phần kết hợp tông khởi nghĩa.
Câu 13: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn, trong đó nguy hiểm nhất là gì?
A. Ngoại xâm và nội phản phá hoại.
B. Nội phản và nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống của nhân dân.
C. Các tệ nạn xã hội cũ, hơn 90% dân số bị mù chữ.
D. Ngoại xâm và chính quyền cách mạng còn non trẻ.
Câu 14: Đặc điểm nổi bật về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm
2000 là gì?
A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.
B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng đều muốn thống trị thế giới.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Câu 15: Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961- 1965 là
A. lập các “khu trù mật”.
B. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
C. lập các “vành đai trắng” để dễ bề khủng bố cách mạng.
D. phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
Câu 16: Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm các tầng lớp và giai cấp nào?
A. Địa chủ, nông dân, công nhân, tự sản.
B. Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.
C. Địa chủ, nông dân, công nhân.
D. Địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 17: Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông đã thành lập
A. Việt Nam Quang phục hội.
B. phong trào Đông du.
C. Hội Duy tân.
D. phong trào Duy tân.
Câu 18: Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế ngày nay?
A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế.
B. Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế.
Câu 19: Vì sao trong những năm 60- 70 của thế kỷ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
B. Cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương.
C. Chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế.
D. Không muốn phụ thuộc vào nguồn vốn và thị trường bên ngoài.
Câu 20: Nội dung nào sau đây sai khi nói về thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Dánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng.
B. Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc.
C. Là thắng lợi mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc.
D. Là thắng lợi vĩ đại và giành độc lập dân tộc từ Pháp- Nhật.
Câu 21: Sau khi không chiếm được Đà Nẵng, năm 1859 Pháp quyết định đưa quân vào
A. Gia Định.
B. Vĩnh Long.
C. Định Tường.
D. Biên Hòa.
Câu 22: Nội dung nào sau đây sai khi nói đến ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đối với dân tộc ta?
A. Đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Là thắng lợi quyết định buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. Đánh dấu nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết