Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 sở GD&ĐT Yên Bái, Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu hữu ích để ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018, Tài Liệu Học Thi
Nhằm cung cấp thêm nhiều tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 sở GD&ĐT Yên Bái.
Đề thi có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn ôn luyện và làm quen với cấu trúc đề thi để rút kinh nghiệm cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT TỈNH YÊN BÁI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 04 trang) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết đã đem lại thuận lợi gì cho cách mạng miền Nam ?
A. Quân Mĩ rút khỏi nước ta, So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự ủng hộ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Tạo điều kiện cho miền Bắc hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
D. Đất nước được thống nhất, non sông thu về một mối.
Câu 2: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929 ?
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng.
Câu 3: Điểm khác của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì ?
A. Được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
D. Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta.
Câu 4: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân minh” là kết luận được Nguyễn Ái Quốc rút ra sau sự kiện nào ?
A. Gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai.
B. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
D. Đọc bản Luận cương của Lênin.
Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã tác động đến xu hướng phát triển của các nước như thế nào ?
A. Đầu tư phát triển kĩ thuật để nâng cao sức cạnh tranh.
B. Mua phát minh, sáng chế khoa học – kĩ thuật để thu lợi nhuận.
C. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
D. Liên kết khu vực để tăng sức cạnh tranh.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
A. mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.
B. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh.
C. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để.
D. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
Câu 7: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam là
A. Hiến pháp đầu tiên của nước ta được thông qua.
B. phát hành tiền Việt Nam.
C. thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
D. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.
Câu 8: Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở
Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường chủ nghĩa xã hội.
C. tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.
D. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
Câu 9: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nên King Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật ?
A. Phát triển độc lập tự chủ, có thị trường mở rộng ra nhiều nước.
B. có sự chuyển biến hơn trước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập.
D. Phát triển cân đối giữa các ngành.
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ?
A. Ba Đình.
B. Yên Thế.
C. Hương Khê.
D. Bãi Sậy.
Câu 11: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất là cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản kiều cũ.
B. vô sản.
C. tu sàn.
D. dân tộc, dân chủ nhân dân.
Câu 12: Chiến dịch Biên giới (thu – đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm
A. giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường.
B. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.
C. làm cho quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.
D. phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của thực dân Pháp.
Câu 13: Việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã ảnh hưởng như thế nào đến cục diện cuộc k háng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?
A. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Làm dấy lên phong trào phản đối Hiệp ước Giáp Tuất trên cả nước.
C. Cứu nguy cho số phận của quân Pháp, gây bất lợi cho nhân dân kháng chiến.
D. Triều đình Huế tiếp tục lấn sâu vào con đường thương lượng, đầu hàng.
Câu 14: Yếu tố quyết định để năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân t ộc Việt Nam là
A. xuất phát từ yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước.
B. xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất
C. xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
D. xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Câu 15: Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hoá là
A. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến.
B. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
C. thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
D. đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao tính cạnh tranh.
Câu 16: Lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam là đội du kích
A. Bắc Sơn.
B. Đình Bảng.
C. Ba Tơ.
D. Võ Nhai.
Câu 17: Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh ng hiệm nào để đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng hiện nay ?
A. Đảng phải tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi.
B. Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới kịp thời.
C. Đảng phải linh hoạt kết hợp các biện pháp đấu tranh.
D. Đảng phải có đường lối đúng đắn.
Câu 18: Chiến lược xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chiến lược
A. toàn cầu hóa.
B. “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Cam kết và mở rộng”.
D. toàn cầu.
Câu 19: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt
A. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.
B. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
C. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 20: Lực lượng quan trọng Mĩ sử dụng trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam là
A. quân đội Sài Gòn.
B. quân viễn chinh Mĩ.
C. quân các nước đồng minh của Mĩ.
D. quân Mỹ và đồng minh của Mĩ.
Câu 21: Hội nghị Ban Chấp hành Trung trong Đảng lần thứ 15 (1 –
1939) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam ra sao?
A. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ – Diệm thi hành Hieepoj định Giơnevơ.
B. Đãu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để giành chính quyền.
C. Đầu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
………….
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán