Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc, Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh
Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây.
Bộ đề thi bao gồm đề thi môn tiếng Anh, Ngữ văn và môn Lịch sử. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.
Đề minh họa môn Sử THPT Quốc gia 2018
Câu 1: Sự kiện nào dưới đây chứng minh xu thế hòa hoãn Đông-Tây đã xuất hiện?
A. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
B. Hai siêu cường Xô – Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược
C. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava
D. Hai nhà cấp cao của Mĩ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Manta (Địa Trung Hải).
Câu 2: Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về mặt tiêu cực của toàn cầu hóa: “Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất (a) và xâm phạm đến (b) của các quốc gia… ”
A. bản sắc dân tộc, nền độc lập tự chủ
B. bản sắc dân tộc, an ninh quốc gia
C. truyền thống văn hóa, nền độc lập tự chủ
D. truyền thống văn hóa, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 3: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển
B. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật
C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước
D. Chi phí cho quốc phòng thấp
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác?
A. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928)
B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).
C. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
D. Bãi công Ba Sơn (8-1925).
Câu 5: Ý nào không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
A. Triều đình phong kiến Việt Nam ngả theo hướng quân chủ lập hiến
B. Do bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài
C. Họ thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản
D. Có sự xuất hiện của tầng lớp tư sản
Câu 6: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất.
B. Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng
C. Nhân dân mới giành được chính quyền
D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp
Câu 7: Nội dung nào trong Hiệp định Giơ – ne – vơ 1954 thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?
A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương
B. Các bên thực hiện ngừng bắn
C. Các bên thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực
D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do
Câu 8: Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hitle đã thực hiện chính sách chủ yếu nào?
A. Thực hiện chính sách bài xích người Do Thái.
B. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ
C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
D. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân
Câu 9: Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam?
A. Cải lương hương chính
B. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất
C. Khai thác thuộc địa lần thứ hai
D. Phát triển giáo dục
Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
A. Bao vây kinh tế
B. Phát động “chiến tranh lạnh”.
C. Đẩy mạnh chiến tranh tổ lực
D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô
Câu 11: Đế quốc Pháp – Mỹ thực hiện kế hoạch Na – va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là
A. xoay chuyển cục diện chiến tranh
B. kết thúc chiến tranh trong danh dự
C. đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động
D. dọn đường cho Mỹ từng bước thay thế quân Pháp
Câu 12: Kết quả phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đều đã giành được độc lập.
B. Lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ
C. Thành lập các nước cộng hòa
D. Lật đổ chủ nghĩa thực dân mới
Câu 13: Quyết định quan trọng nào dưới đây không phải của Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Thảo thuận việc giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.
D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á
Câu 14: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á đều
A. là thuộc địa của Pháp
B. là các nước phát triển mạnh mẽ về kinh tế
C. giành được độc lập
D. bị chủ nghĩa thực dân nô dịch
Câu 15: Điểm giống nhau nổi bật về kết quả trong hai chiến thắng tại cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai là
A. quân Pháp hoang mang
B. làm nức lòng quân dân ta
C. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng
D. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng
Câu 16: Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam?
A. Đại hội quốc dân Tân Trào (16-18/8/1945).
B. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939).
C. Hội nghị Trung ương lần 8 (tháng 5/1941)
D. Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945).
……..
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Đề minh họa môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2018
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao, SGK Ngữ văn 11, tập I)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
Câu 2. Văn bản trên nói về điều gì?
Câu 3. Cách sắp xếp tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo: Bắt đầu hắn chửi trời…Rồi hắn chửi đời…chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo … sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Anh/chị có thể giải thích để trả lời giúp Chí Phèo câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lối sống tình nghĩa của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(SGK Ngữ văn 12, NXBGD tập I)
————————————-Hết—————————————
Đề minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc gia 2018
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 1: A. hour B. historic
C. honourable D. honesty
Question 2: A. halves B. speaks
C. photographs D. bats
Question 3: A. change B. machine
C. choose D. teacher
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
Question 4: A. employer B. minority
C. reasonable D. vocational
Question 5: A. pointing B. student
C. between D. signal
Mark the letter (A, B, C, or D) to indicate the word/phrase that is CLOSEST in meaning to the italic part in each of the following questions.
Question 6: It was inevitable that the smaller company should merge with the larger.
A. urgent B. necessary
C. important D. unavoidable
Question 7: School uniform is required in most of Vietnamese schools.
A. divided B. depended
C. compulsory D. paid
Mark the letter (A, B, C, or D) on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the italic word(s) in each of the following questions.
Question 8: That is a well-behaved boy whose behaviours have nothing to complain about.”
A. behaving cleverly B. good behaviours
C. behaving nice D. behaving improperly
Question 9: After five days on trial, the court found him innocent of the crime and he was released.
A. benevolent B. guilty
C. innovative D. naïve
Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to show the underlined part that needs correction in each of the following sentences.
Question 10: Tom hasn’t completed the work yet and Maria hasn’t neither.
A. yet B. the work
C. hasn’t neither D. hasn’t
Question 11: It was so a funny film that I burst out laughing.
A. laughing B. It
C. so D. that
Question 12: Animals and man use the energy finding in food to operate their bodies and muscles.
A. their B. to operate
C. use D. finding
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.
Question 13: My daughter often says that she won’t get married until she________ 25 years old.
A. is B. will be
C. will have been D. has been
Question 14: Ken asked Barbara________ she would like to go to the cinema.
A. whether B. in case
C. regarding D. unless
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.