Câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9, Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến cho tất cả các bạn bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9, đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp
Nhằm giúp cho tất cả bạn học sinh có thể chuẩn bị một hành trang thật tốt để bước vào kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến tất cả thầy cô và các bạn tài liệu Câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9.
Hy vọng rằng với tài liệu này, sẽ giúp cho các bạn có thể đạt điểm tối đa trong phần đọc hiểu của đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo hệ thống câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9.
Xem Tắt
Câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
PHẦN I: (6,0 điểm)
Cho câu văn sau:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? (1,0 điểm)
2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? (1,0 điểm)
3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? (1,0 điểm)
4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ.Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? (1,0 điểm)
5. Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên? (2điểm)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: |
Nội dung |
Điểm (6,0 điểm) |
|
1. Nêu đúng tên văn bản, tác giả Giải thích được khái niệm 2. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 3. – Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác – Lối sống của Bác, của một vị “vua”, nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,… 4. HS trình bày suy nghĩ đúng đắn hợp lý 5. Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (1,5 điểm) 1. Mở bài – HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghĩ luận hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo. 2. Thân bài 2.1. Giai thích ngắn, nêu biểu hiện 2.2. Nhận định đánh giá vấn đề- nêu dẫn chứng 2.3. Phê phán 3. Kết bài – Mức tối đa: Khái quát được những nội dung đã trình bày ở phần thân bài hoặc nêu những liên tưởng, cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận; cách kết bài hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo 6· Các tiêu chí khác (0,5 điểm) 1. Hình thức HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB); các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lý; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả 2. Sáng tạo: HS đạt được 3- 4 yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết. 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điều cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. 3. Lập luận – Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lí các thao tác lập luận đã học. Lưu ý: Học sinh có thể có những lí giải lập luận riêng; nếu hợp lí, thuyết phục, kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa |
0,5 0,5 1,0
0.5
0,5
1,0 2.0
|
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Câu 1: Tìm đúng cụm từ thay thế cho hai chữ “việc đó” trong đoạn văn sau:
“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bảng đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”…
Câu 2: Đọc đoạn văn sau
“Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa […] Từ khi nhen nhóm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn
chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng thể tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”
(Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, G.G. Mác- két. SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 1)
a. Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là gì?
b. Đoạn văn trên câu văn nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn(chuyển luận điểm), vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề của đoạn văn, của luận điểm.
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Đọc đoạn trích sau:
Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết đuợc nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, qua đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội…
(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)
1. Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên? (1điểm)
2. Tìm ít nhất 4 từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5điểm)
3. Có ý kiến cho rằng gia đình và những người thân chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Em có đồng ý với ý kiến đó hay không? Vì sao? (1.5 điểm)
4. Tại sao việc bảo vệ trẻ em lại là việc quan trọng? (1 điểm)
5. “ Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm…” Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn luận về sống có trách nhiệm. (2 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Nội dung: Cần tạo cho trẻ em cuộc sống tốt, sống có trách nhiệm. |
2. Từ mượn tiếng Hán: nguồn gốc, trách nhiệm, khuyến khích, văn hóa. – Nêu đủ, đúng 4 từ: 0.5đ – Nêu đủ, đúng 2 từ: 0.25đ – Sai, thiếu 1 từ: trừ 0.25đ |
3. Gv tùy vào lựa chọn và cách lý giải, lập luận của hs (có thể đồng ý hoặc không đồng ý) để cho điểm. |
4. Việc trẻ bảo vệ trẻ em là quan trọng vì: – Trẻ em dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. – Chưa đủ năng lực để tự bảo vệ mình. (Hs có thể đưa ra cách giải thích khác ngoài gợi ý, sao cho phù hợp là đạt yêu cầu) |
5. a/ Yêu cầu về kỹ năng: – Đúng phương pháp kiểu bài NLXH. – Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. – Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận…) – Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp; trình bày rõ ràng. – Dựng đoạn có sự liên kết tốt. – HS viết dài hơn yêu cầu của đề bài: không trừ điểm – Bài làm viết 1 đoạn văn: – 0.5đ b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày những ý sau: – Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. – Giải thích được vấn đề cần nghị luận – Khẳng định đây là cách sống tốt, đúng đắn: + ý nghĩa, tầm quan trọng của sống có trách nhiệm + trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội (dẫn chứng thực tế để thấy những biểu hiện đó luôn là điều cần thiết trong cuộc sống) – Phê phán những người thiếu trách nhiệm… -> hậu quả. – Nêu phương hướng hành động của bản thân. |
……………..
Mời các bạn tải file dưới đây để tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu!