Câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn và bảo mật mạng, Câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn và bảo mật mạng
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN: AN TOÀN VÀ BẢO MẬT MẠNG
Câu 1: Kỹ thuật đánh cắp tài khoản bằng Keylog thường được các newbie Hacker ưa thích sử dụng là do:
a. Keylog rất mạnh trong việc nhận dạng user/password trong các gói tin gởi ra ngoài
b. Keylog rất mạnh trong việc dò tìm mật khẩu đã bị mã hóa (encrypt) hoặc bị băm (Hash)
c. Do đa phần người dùng không quan tâm đến vấn đề bảo mật và Anti Virus
d. Khó bị các chương trình Anti Virus phát hiện
Câu 2. Để thực hiện cuộc tấn công Trojan-Backdoor. Hacker sẽ thực hiện:
a. Trojan Server được cài trên máy nạn nhân – Hacker điều khiển bằng Trojan Client
b. Hacker dùng Trojan Client, tấn công vào máy nạn nhân qua các port nhận đươc từ kỹ thuật Scanning.
c. Hacker dùng Trojan Server, tấn công vào máy nạn nhân qua các port nhận đươc từ kỹ thuật Scanning.
d. Trojan Client được cài trên máy nạn nhân – Hacker điều khiển bằng Trojan Server
Câu 3. Trojan là một phương thức tấn công kiểu:
a. Can thiệp trực tiếp vào máy nạn nhân để lấy các thông tin quan trọng
b. Đánh cắp dữ liệu của nạn nhân truyền trên mạng
c. Tấn công làm tê liệt hệ thống mạng của nạn nhân
d. Điều khiển máy tính nạn nhân từ xa thông qua phần mềm cài sẵn trong máy nạn nhân
Câu 4: Metasploit Framework là công cụ tấn công khai thác lỗ hổng để lấy Shell của máy nạn nhân. Ngay sau khi cài đặt, chạy công cụ này thì gặp sự cố: tất cả các lệnh gõ trên Metasploit không được thi hành. Nguyên nhân là do:
a. Do không kết nối được tới máy nạn nhân.
b. Do không cài đặt công cụ Metasploit vào ổ C.
c. Do máy nạn nhân không cho phép tấn công.
d. Do Phần mềm Anti Virus trên máy tấn công đã khóa (blocked) không cho thi hành.
Câu 5: System Hacking là một phương thức tấn công kiểu:
a. Điều khiển máy tính nạn nhân từ xa
b. Can thiệp trực tiếp vào máy nạn nhân để lấy các thông tin quan trọng
c. Tấn công làm tê liệt hệ thống mạng của nạn nhân
d. Đánh cắp dữ liệu của nạn nhân truyền trên mạng
Câu 6: Sniffing là một phương thức tấn công kiểu:
a. Điều khiển máy tính nạn nhân từ xa
b. Đánh cắp dữ liệu của nạn nhân truyền trên mạng
c. Can thiệp trực tiếp vào máy nạn nhân để lấy các thông tin quan trọng
d. Tấn công làm tê liệt hệ thống mạng của nạn nhân
Câu 7: RFID – Radio Frequency Identification là kỹ thuật nhận dạng nào?
a. Nhận dạng sinh trắc học
b. Nhận dạng qua tín hiệu RF với thông tin cần xác định
c. Nhận dạng hình ảnh
d. Không phải các dạng nói trên
Câu 8: Phương thức thông dụng để chia sẻ một kết nối internet cho nhiều máy khác trong mạng là:
a. NAT (Network Address Translation)
b. ROUTE (Routing Service)
c. RAS (Remote Access Service)
d. ICS (Internet Connection Sharring)
Câu 9: Máy Windows Server 2003 có 2 thiết bị giao tiếp mạng: một giao tiếp Internet và một giao tiếp với các Client. Người quản trị triển khai NAT trên Windows Server này để chia sẻ kết nối internet. Sau khi triển khai xong thì Server giao tiếp internet tốt, còn các Client thì không giao tiếp được mặc dùng đã khai báo đúng và đủ các thông số IP cho Clients. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
a. Do Hệ Điều hành trên Client không hỗ trợ giao tiếp internet qua NAT Server
b. Do Windows Server dùng phiên bản Standard, không hỗ trợ SecureNAT
c. Do dịch vụ “Basic Firewall” ngăn không cho các Client giao tiếp internet
d. Khi triển khai NAT, người quản trị đã chọn sai thiết bị giao tiếp internet.
Câu 10. Một máy Windows Server 2003 tên SERVER1 trước đây được xây dựng thành một FTP Server cung cấp Files cho người dùng nội bộ và người dùng các chi nhánh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp dùng SERVER1 để chia sẻ kết nối internet kiểu SecureNAT cho các máy khác. Khi người Quản trị thực hiện SecureNAT bằng Wizard của RRAS. Anh ta chọn “Network Address Translation (NAT)” và click “Next” cho đến khi “Finish”. Kết quả:
a. Người dùng tại các chi nhánh sẽ không truy cập dữ liệu trong FTP được vì khi đăng nhập vào FTP Server, các Username/Password đều bị Server từ chối.
b. Người dùng bên trong mạng của SERVER1 sẽ truy cập FTP bình thường nhưng không giao tiếp được internet.
c. Người dùng tại các chi nhánh vẫn truy xuất dữ liệu trên FTP Server như bình thường
d. Người dùng tại các chi nhánh sẽ không truy cập dữ liệu trong FTP trên SERVER1 được.
Câu 11: Một máy tính kết nối internet bằng công nghệ ADSL. Khi kết nối internet thành công, ISP sẽ cấp một địa chỉ IP. Trong trường hợp không có một sự can thiệp nào khác, hãy chọn phát biểu chính xác:
a. Địa chỉ IP đó được cấp cho thiết bị mạng cổng RJ-45 trên ADSL modem
b. Địa chỉ IP đó được cấp cho card mạng giao tiếp intenet trên máy người dùng.
c. Địa chỉ IP đó được cấp cho thiết bị mạng cổng RJ-11 trên ADSL modem
d. Địa chỉ IP đó được cấp cho máy tính của người dùng
Câu 12: Trước đây, phòng Kỹ thuật của một Doanh nghiệp chỉ có một máy tính chạy Windows Server 2003 tên SERVER1. Người quản trị thường sử dụng Remote Desktop để điều hành máy này từ nhà anh ta. Doanh nghiệp trang bị thêm cho Phòng Kỹ thuật 10 máy tính và dùng máy SERVER1 chia sẻ kết nối internet bằng SecureNAT. Sau khi chia sẻ kết nối internet thành công, người quản trị không còn sử dụng Remote Desktop để điều hành máy SERVER1 từ nhà được nữa. Giải pháp tối ưu nhất để khắc phục vấn đề này:
a. Thay đổi tài khoản được quyền Remote Desktop máy SERVER1
b. Tắt Basic Firewall trên máy SERVER1
c. Tắt dịch vụ Remote Desktop trên SERVER1 rồi khởi tạo lại dịch vụ này
d. Trên Basic Firewall của máy SERVER1: mở port 3389 chuyển về IP address của chính máy SERVER1.
Câu 13: Trường Đào tạo CNTT có nhiều chi nhánh. Các nhân viên kế toán ở các Chi nhánh muốn chia sẻ những thông tin kế toán với nhau. Giải pháp nào sau đây là khả thi hiện nay?
a. Với đường truyền Internet có sẵn, triển khai hệ thống VPN cho các Chi nhánh.
b. Sử dụng Remote Dial-up để quay số nối mạng từ Chi nhánh A qua B mỗi khi có nhu cầu truy cập thông tin chia sẻ.
c. Mỗi Chi nhánh thuê bao một Leased Line riêng. Routing các Leased Line lại với nhau.
d. Sử dụng dây mạng để nối tất cả các Chi nhánh lại với nhau.
Câu 14: Một gói tin có hỗ trợ IPSec được mã hóa cả Header và Content. Phương thức mã hóa này có tên gọi:
a. ESP
b. AH
c. SSL
d. EFS
Câu 15: Trường Đào tạo CNTT dự tính triển khai kết nối VPN Site-to-Site giữa các Chi nhánh nhưng vẫn còn lo ngại về độ an toàn của dữ liệu khi truyền trên hạ tầng internet. Là người quản trị mạng tại trường, bạn chọn giải pháp nào dưới đây để khắc phục khó khăn trên?
a. Sử dụng IPSec kết hợp với giao thức L2TP.
b. Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) mã hóa các dữ liệu truyền bằng VPN từ ra ngoài internet.
c. Sử dụng hệ thống mã hóa tập tin (Encrypt File System – EFS) có sẵn trong Windows đê mã hóa các tập tin trước khi chia sẻ qua VPN.
d. Đặt mật khẩu có độ phức tạp cao cho các Dial-In User
Câu 16: Trường Đào tạo CNTT có nhiều chi nhánh. Các nhân viên thuộc Chi nhánh Biên Hòa có nhu cầu truy cập dữ liệu trên các máy tính trong phòng Kế toán của Chi nhánh Phú Nhuận. Là một người quản trị mạng tại, bạn chọn giải pháp nào là tối ưu nhất:
a. Thiết lập VPN kiểu Site-to-Site giữa 2 chi nhánh
b. Thiết lập VPN kiểu Remote-asccess và cấp cho những nhân viên tại Chi nhánh Biên Hòa tài khoản truy cập vào Chi nhánh Phú nhuận
c. Thiết lập một FTP Server tại chi nhánh Phú nhuận. Các dữ liệu Kế toán sẽ được đưa vào FTP Site để nhân viên CN Biên hòa truy xuất
d. Những dữ liệu cần truy xuất sẽ được nhân viên phòng Kế toán gởi mail cho các nhân viên Chi nhánh Biên Hòa.
Câu 17: Khi xây dựng kết nối VPN kiểu Remote-Access, người dùng A không thể dial vào VPN Server mặc dù đã thiết lập đúng các thông số cho VPN Connection và khai báo chính xác Username và password. Các người dùng khác vẫn kết nối VPN từ nhà vào Văn phòng Công ty được bình thường. Nguyên nhân lỗi có thể là:
a. Tài khoản của người dùng A không được cấp phép đăng nhập từ xa
b. IP address trên máy người dùng A không cùng Net.ID với IP address trong Văn phòng Công ty
c. Hệ Điều hành trên máy người dùng A và Hệ Điều hành trên máy VPN Server không tương thích nhau.
d. Hệ Điều hành trên máy người dùng A không hỗ trợ kết nối VPN
Câu 18: Áp dụng IPSec vào hệ thống VPN, phương thức chứng thực được hỗ trợ sẵn trong dịch vụ RRAS của Windows là:
a. Encapsulating Security Payload (ESP)
b. Internet Key Exchange (IKE)
c. Certified Authentication (CA)
d. Kerberos
Câu 19: IP Security Policy được Windows cấu hình với 3 Policies mặc định. Trong đó Policy có tên “Secure Server (Request Security)” mang ý nghĩa:
a. Máy tính cũng gởi yêu cầu sử dụng IPSec. Nếu máy kia không đáp ứng thì vẫn có thể giao tiếp bình thường (không có IPSec).
b. Nếu một máy khác yêu cầu dùng IPSec để giao tiếp, máy sẽ từ chối – không giao tiếp.
c. Máy tính cũng gởi yêu cầu sử dụng IPSec. Nếu máy kia không đáp ứng thì kết thúc phiên giao tiếp.
d. Nếu một máy khác yêu cầu dùng IPSec để giao tiếp, máy tính sẽ tự kích hoạt IPSec.
Câu 20. Khi xây dựng VPN Server bằng dịch vụ RRAS trên Windows Server 2003, người quản trị của một Doanh nghiệp cần phải xác định trước dãy IP address sẽ cấp phép cho các máy VPN Client đăng nhập vào hệ thống. Dãy IP này phải là:
a. Dãy IP address bất kỳ, nhưng phải bằng hoặc lớn hơn số lượng client đăng nhập vào hệ thống mạng qua VPN.
b. Dãy IP address cùng Net.ID với các mạng bên trong VPN Server của Doanh nghiệp. Đồng thời, không cùng Net.ID với mạng nội bộ nơiVPN Client là thành viên.
c. Dãy IP address này phải cùng Net.ID với mạng nội bộ của VPN Client.
d. Dãy IP address này là đoạn “Exclusive IP addresses” của Scope trên DHCP Server của mạng Doanh nghiệp.
Download tài liệu để xem chi tiết.