Chính tả bài Trí dũng song toàn trang 27, Chính tả bài Trí dũng song toàn trang 27 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả,
Chính tả bài Trí dũng song toàn trang 27 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng. Đồng thời, biết cách phân biệt âm đầu r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Trí dũng song toàn, Tiếng rao đêm của tuần 21. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 27, 28
Câu 1
Nghe – viết: Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần Việt Nam … đến hết)
Trả lời:
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
– Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”.
Câu 2
Tìm và viết các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Giữ lại để dùng về sau.
- Biết rõ, thành thạo.
- Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao.
b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quà.
- Đồng nghĩa với giữ gìn.
Trả lời:
a) Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:
- Giữ lại để dùng sau: dành dụm, để dành
- Biết rõ, thành thạo: rành, rành rọt.
- Đồ đựng đan bằng tre nứa đáy phẳng, thành cao: cái giành
b) Các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
- Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm: dũng cảm
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ
- Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
Câu 3
a) Có thể điền r, d hay gi vào chỗ trống nào trong bài thơ sau?
Dáng hình ngọn gió
Bầu trời rộng thênh thang
Là căn nhà của gió
Chân trời như cửa ngõ
Thả sức gió đi về
Nghe cây lá …ầm …ì
Ấy là khi gió hát
Mặt biển sóng lao xao
Là gió đang …ạo nhạc
Những ngày hè oi bức
Cứ tưởng gió đi đâu
Gió nép vào vành nón
Quạt …ịu trưa ve sầu
Gió còn lượn lên cao
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa …ào
Cho xanh tươi đồng ruộng
Gió khô ô muối trắng
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao …ờ mệt !
Nhưng đố ai biết được
Hình …áng gió thế nào.
Theo ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN
b) Có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm nào trong mẩu chuyện vui sau?
Sợ mèo không biết
Một người bị bệnh hoang tương, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mai ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hai giai thích:
– Bên công có một con mèo.
Bác sĩ bảo:
– Nhưng anh đã biết mình không phai là chuột kia mà.
Anh chàng trả lời:
– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhơ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?
Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU
Trả lời:
a)
… Nghe lá cây rầm rì
… Lá gió đang dạo nhạc
… Quạt dịu trưa ve sầu
… Cõng nước làm mưa rào
… Gió chẳng bao giờ mệt!
… Hình dáng gió thế nào.
b) Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi… Bệnh nhân sợ hãi giải thích:
– Bên cổng có một con mèo.
– Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.
– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?