ADVERTISEMENT
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Liên hệ
Thứ Ba, Tháng Tám 16, 2022
Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
No Result
View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng
No Result
View All Result
Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Văn mẫu lớp 10: Lập dàn ý bài thơ Nhàn (4 Mẫu)

Tiny Edu by Tiny Edu
18 Tháng Mười Một, 2021
in Các Lớp Học, Học Tập, Văn 10
0
Văn mẫu lớp 10: Lập dàn ý bài thơ Nhàn (4 Mẫu)
ADVERTISEMENT
ADVERTISEMENT

Văn mẫu lớp 10: Lập dàn ý bài thơ Nhàn (4 Mẫu), Dàn ý Nhàn giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức, nắm vững được các luận điểm,

Có thể bạn quan tâm
  • Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương I Hình học lớp 8
  • Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương III Đại số lớp 7 có ma trận đề thi
  • Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Thể dục – THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai (Đề 5)
  • Bộ sách giáo khoa Lớp 10: Cánh diều (Sách học sinh)
  • Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 7 chương 1

Lập dàn ý bài thơ Nhàn gồm 4 mẫu dàn ý chi tiết và đầy đủ nhất xoay quanh các vấn đề như: phân tích Nhàn, cảm nhận bài thơ Nhàn, phân tích triết lý nhân sinh và dàn ý quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bạn Đang Xem: Văn mẫu lớp 10: Lập dàn ý bài thơ Nhàn (4 Mẫu)

Qua 4 mẫu dàn ý Nhàn giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức, nắm vững được các luận điểm, luận cứ, rèn luyện kỹ năng viết văn ngày một tiến bộ hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm rất nhiều bài văn mẫu hay khác tại chuyên mục Văn 10.

Xem Tắt

  • 1 Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn
  • 2 Dàn ý phân tích Nhàn
  • 3 Dàn ý phân tích triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn
  • 4 Dàn ý quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đa tài, sống trong xã hội đầy bất công ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người, quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.

– “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.

II. Thân bài

– Hai câu đề:

“Một mai/một cuốc/một cần câu
Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào”

+ Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung

+ Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.

+ Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.

– Câu thực:

+ Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.

+ Cách xưng hô “ta”, “người”

>>>> Hai về tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.

– Hai câu luận:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

+ Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” -> Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.

+ Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.

– Hai câu kết:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

  • Xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.
  • Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường

III. Kết luận

– Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi.

Xem thêm: 9 bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Nhàn

Dàn ý phân tích Nhàn

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.

– Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.

– Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.

– Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn

→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy

– Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn

→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.

– Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.

⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.

⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.

– Nghệ thuật ẩn dụ:

  • “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà
  • “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

Xem Thêm : Đề cương ôn thi học kỳ II môn Tiếng Anh lớp 10

– Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

  • Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.
  • Tuy nhiên, “dại” thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình

⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

– Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

– Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

– Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp

– Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

– Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.

– Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.

→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người

⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

– Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao

→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

– Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.

5. Nghệ thuật

– Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm

– Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi

– Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.

– Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh

III. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn

– Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa..

Xem thêm: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Dàn ý phân tích triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

– Sơ lược về triết lí nhân sinh trong bài thơ ” Nhàn”.

2. Thân bài

– Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lánh đục, tìm trong về sống gần gũi làng quê bình dị để giữ lại cốt cách thanh cao.

– Triết lí nhân sinh ở đời: Cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá, công danh, phú quý như một giấc mơ.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn sống thong thả, ung dung, với những sinh hoạt rất đời thường và thú vui tao nhã.

– Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên, giản dị, cách ngắt nhịp đặc biệt diễn tả lối sống nhàn tản, thư thái.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm mượn điển tích trong truyện đời Đường, so sánh “phú quý” giống như “chiêm bao” để bộc lộ thái độ xem thường phú quý.

3. Kết bài

Xem Thêm : Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn tiếng Anh – Trường THCS Đồng Nai, Cát Tiên, Lâm Đồng

– Khẳng định triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Suy nghĩ của bản thân về hai câu thơ cuối.

Xem thêm: Phân tích triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Dàn ý quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. Mở bài

– Giới thuyết về quan niệm sống “nhàn” trong văn học trung đại: Nhàn là triết lí sống, là phạm trù tư tưởng khá phổ biến của con người trung đại, mỗi người lại có cách thể hiện riêng.

– Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và quan niệm sống Nhàn của ông: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.

II. Thân bài

1. Nhan đề.

– “Nhàn” có nghĩa là nhàn hạ, rỗi rãi, thảnh thơi. Đây là trạng thái khi con người có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải suy nghĩ.

– “Nhàn: được biểu hiện ở hai phương diện: Nhàn thân – sự rảnh rỗi chân tay, thể xác và nhàn tâm – sự thư thái, thảnh thơi trong tâm hồn.

→ Chữ “nhàn” trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn tâm, chứ không phải nhàn thân. Khác với Nguyễn Trãi (trong bài Cảnh ngày hè) nhàn thân chứ không nhàn tâm.

2. Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên

– Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, quốc, cần câu: Chỉ nhữung công việc lao động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụ xới, câu cá

– Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: Thể hiện công việc lao động bận rộn, vất vả thường xuyên

→ Câu thơ đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những công việc nặng nhọc, vất vả lấm láp

– “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại

– Cụn từ “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời ganh nhau theo đuổi.

→ Tâm thế của tác giả: Vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc ấy là thú vui điền viên.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn ung dung, tự tại, thư thái.

3. Nhàn là quan niệm sống

– Phép đối: Ta – người, dại – khôn, nơi vắng vẻ – chốn lao xao: Nhấn mạnh quan niệm và triết lí sống của tác giả.

– Phép ẩn dụ:

  • Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn
  • Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá.

– Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và cái khôn của những con người vụ lợi

→ Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên.

4. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên

– Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ – thu – đông: Gợi về thiên nhiên làng quê Bắc bộ.

– Thức ăn: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá: Thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự nhiên, mùa nào thức đấy

– Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: Sinh hoạt theo sự thay đổi của thiên nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị.

– Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: Gợi nhịp sống thong dong, ung dung.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen.

5. Triết lí sống nhàn.

– Sử dụng điển tích điển cố Thuần Vu Phần: Nhận ra phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao không có thật.

– Động từ “nhìn xem”: Tâm thế ngẩng cao đầu, đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Quan niệm sống nhàn: Coi vinh hoa phú quý chỉ là giấc mộng phù du, cái tồn tại duy nhất nhân cách, tâm hồn của con người.

Đưa ra bài học cho con người: Đừng đua chen theo vòng danh lợi mà hãy tìm đến cuộc sống thành thơi, thanh thản.

III. Kết bài

– Khái quát triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Liên hệ, mở rộng: Ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết lí sống Nhàn còn thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ,..

Xem thêm: Phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Các Lớp Học

Liên Quan:

Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu) Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Dàn ý + 13 Mẫu) Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu) Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Tags: Dàn ý NhànDàn ý Nhàn đầy đủDàn ý Nhàn ngắn gọnDàn ý phân tích NhànVăn mẫu lớp 10: Lập dàn ý bài thơ Nhàn (4 Mẫu)
ADVERTISEMENT
Previous Post

Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả người trang 150

Next Post

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn (Sơ đồ tư duy)

Related Posts

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Hãy sống là chính mình
Các Lớp Học

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Hãy sống là chính mình

17 Tháng Tư, 2022
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021 – 2022
Các Lớp Học

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021 – 2022

17 Tháng Tư, 2022
Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả ngôi trường (5 mẫu)
Các Lớp Học

Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả ngôi trường (5 mẫu)

17 Tháng Tư, 2022
Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả cảnh công viên (5 mẫu)
Các Lớp Học

Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả cảnh công viên (5 mẫu)

17 Tháng Tư, 2022
Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2021 – 2022
Các Lớp Học

Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2021 – 2022

17 Tháng Tư, 2022
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh công viên (Dàn ý + 7 mẫu)
Các Lớp Học

Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh công viên (Dàn ý + 7 mẫu)

17 Tháng Tư, 2022
Next Post
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn (Sơ đồ tư duy)

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn (Sơ đồ tư duy)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới

Điện thoại Flagship là gì? Có nên mua không? Có trên thương hiệu nào?
Giáo dục - Đào tạo

Điện thoại Flagship là gì? Có nên mua không? Có trên thương hiệu nào?

by Tiny Edu
21 Tháng Bảy, 2022
0

Điện thoại Flagship là gì? Có nên mua không? Có trên thương hiệu nào? dù rằng đã nhìn thấy hoặc...

Read more
Zoom quang học và zoom kỹ thuật số là gì? Sự khác nhau giữa 2 zoom

Zoom quang học và zoom kỹ thuật số là gì? Sự khác nhau giữa 2 zoom

21 Tháng Bảy, 2022
Tai nghe True Wireless là gì? Cơ chế hoạt động và ưu nhược điểm

Tai nghe True Wireless là gì? Cơ chế hoạt động và ưu nhược điểm

21 Tháng Bảy, 2022
Card đồ họa rời NVIDIA GeForce GTX 1650 Max-Q là gì? Có mạnh không?

Card đồ họa rời NVIDIA GeForce GTX 1650 Max-Q là gì? Có mạnh không?

21 Tháng Bảy, 2022
Chip xử lý Snapdragon 765/765G là gì? Điểm nổi bật? Dùng có tốt không? 62

Chip xử lý Snapdragon 765/765G là gì? Điểm nổi bật? Dùng có tốt không? 62

21 Tháng Bảy, 2022
Kính cường lực Corning Gorilla Glass Victus là gì? Ưu, nhược điểm?

Kính cường lực Corning Gorilla Glass Victus là gì? Ưu, nhược điểm?

21 Tháng Bảy, 2022
Màn hình Dynamic AMOLED 2X là gì? Điểm nổi bật? Có trên điện thoại nào

Màn hình Dynamic AMOLED 2X là gì? Điểm nổi bật? Có trên điện thoại nào

21 Tháng Bảy, 2022
Mẹo chống cận thị khi ngồi máy tính, điện thoại mà bạn cần biết ngay

Mẹo chống cận thị khi ngồi máy tính, điện thoại mà bạn cần biết ngay

21 Tháng Bảy, 2022
Khám phá chip Exynos 9820 của Samsung – Có gì đặc biệt ở sản phẩm này? 17

Khám phá chip Exynos 9820 của Samsung – Có gì đặc biệt ở sản phẩm này? 17

21 Tháng Bảy, 2022
Công nghệ bản lề ErgoLift trên laptop là gì? Có trên thiết bị nào? 2

Công nghệ bản lề ErgoLift trên laptop là gì? Có trên thiết bị nào? 2

21 Tháng Bảy, 2022

Phản hồi gần đây

  • Tả cây cam mà em yêu thích (Dàn ý + 7 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Tả một loại cây ăn quả mà em thích (Dàn ý + 70 Mẫu)
  • Mẫu vở luyện viết chữ đẹp - Tài Liệu Miễn Phí trong Mẫu giấy 4 ô ly
  • Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2018 - 2019 - Tài Liệu Miễn Phí trong Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2018 – 2019
  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1)
  • Đoạn văn tiếng Anh về môn thể thao yêu thích (8 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đoạn văn tiếng Anh về ngày Tết
ADVERTISEMENT
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Liên hệ
HOME - TRANG CHU

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny

No Result
View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny