Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2019 – 2020, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo tài liệu Đề cương
Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo tài liệu Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2019 – 2020 được Tài Liệu Học Thi đăng tải sau đây.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, gồm 13 trang tóm tắt toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập tự luận chương trình Địa lý lớp 7 học kì I. Hi vọng thông qua tài liệu này các bạn lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong bài thi cuối học kì 1 lớp 7. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán, môn Sinh học và môn Vật lý. Chúc các bạn học tốt.
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2019
A. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu vị trí và đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa?
Câu 2: Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết của sự ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hòa?
Câu 3: Để sản xuất ra một khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì?
Câu 4: Nêu những nguyên nhân làm hoang mạc ngày càng mở rộng? Biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
Câu 5: Nêu các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người ở đới hoang mạc? Giải thích nguyên nhân về sự phân bố các hoạt động kinh tế đó?
Câu 6: Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu, tự nhiên của môi trường đới lạnh?
Câu 7: Môi trường đới lạnh có các hoạt động kinh tế chủ yếu nào? Vì sao nói đới lạnh là môi trường hoang mạc lạnh của Trái Đất?
Câu 8: Dựa vào những chỉ tiêu nào để phân chia các nhóm nước trên thế giới? Trên thế giới có mấy nhóm nước? Việt Nam thuộc nhóm nước nào?
Câu 9: Nêu đặc điểm vị trí, địa hình, khí hậu châu Phi. Vì sao khí hậu Châu Phi nóng và khô vào bậc nhất trên thế giới? Các môi trường tự nhiên của châu Phi có gì đặc biệt? Những nguyên nhân xã hội nào kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của Châu phi?
Câu 10. Biểu đồ dưới đây là biểu đồ khí hậu của môi trường nào? Nêu đặc điểm khí hậu và thực vật của môi trường đó?
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Bùng nổ dân số là gì? Nguyên nhân, hậu quả
– Bùng nổ dân số là sự phát triển vượt bậc về số lượng khi tỷ lệ sinh vẫn cao nhưng tỷ lệ tử đã giảm xuống thấp.
– Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh vào những năm 50 của thế kỷ XX (trên 2,1%) trong khi tỷ lệ tử giảm nhanh do những tiến bộ về y tế, đời sống được cải thiện nhất là các nước mới giành được độc lập …
– Hậu quả gây khó khăn cho các nước đang phát triển vì không đáp ứng được các yêu cầu quá lớn về ăn,mặc,học hành, nhà ở,việc làm trong khi nền kinh tế còn đang chậm phát triển.
Câu 2. Cho biết tình hình phân bố dân cư trên thế giới. Tại sao có sự phân bố như thế ?
– Diện tích đất nổi trên thế giới là 149 triệu km2, trong khi dân số thế giới là 6,48 tỉ người, mật độ trung bình là 48 người/km2.
– Con người hiện nay có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng phân bố không đều, có nơi tập trung dân đông có mật độ cao, có nơi thưa dân, mật độ thấp.
– Con người tập trung nhiều nhất tại các khu vực sau :Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Châu Âu, Đông bắc Hoa kỳ…
– Những khu vực này có dân cư đông đúc nhờ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi: khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi, có nhiều đô thị. Những vùng khác dân cư còn thưa thớt do các điều kiện sống không thuận lợi.
Câu 3. Có bao nhiêu chủng tộc trên thế giới? Làm thế nào để phân biệt các chủng tộc? Sự phân bố các chủng tộc hiện nay như thế nào?
– Trên thế giới có ba chủng tộc chính là: Môn-gô-lô-ít (còn gọi là chủng tộc da vàng), chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít ( chủng tộc da trắng ), chủng tộc Nê-grô-ít (chủng tộc da đen).
– Người ta dựa vào hình thái cơ thể để phân biệt các chủng tộc như màu da, màu tóc,vóc dáng, mũi, mắt, hộp sọ…
– Chủng tộc Môn-gô-lô-ít là cư dân chính của châu Á,chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít là cư dân của châu Âu, còn chủng tộc Nê-grô-ít là những người châu Phi.
– Hiện nay , xã hội loài người đã phát triển nhiều, các chủng tộc đã cùng nhau sinh sống khắp mọi nơi trên trái đất.
Câu 4. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị giống và khác nhau ở điểm nào ?
– Giống nhau : Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.
– Khác nhau :
+ Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.
+ Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.
+ Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng, nương … còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…
+ Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.
Câu 5. Hãy xác định môi trường đới nóng và nêu đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm.
– Đới nóng nằm giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ tây sang đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.
– Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm sau:
+ Có khí hậu nóng quanh năm :
- Nhiệt độ trung bình năm từ 25oC – 28oC, nhiệt độ chênh giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3oC .
- Lượng mưa lớn, trung bình từ 1500 đến 2500mm/năm , mưa quanh năm, độ ẩm lớn, trên 80% , càng gần xích đạo thì mưa, ẩm càng nhiều, không khí ẩm ướt , ngột ngạt.
+ Sinh vật rất phát triển do nhiệt, ẩm dồi dào :
- Rừng gồm nhiều tầng, cây cao lớn đến 40-50m, xanh quanh năm.
- Ven biển, các cửa sông có rừng ngập mặn.
- Trong rừng có nhiều loài thú nhiều loài chim.
Câu 6: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.
– Khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
– Có hai thời kỳ nhiệt độ tăng cao trùng với hai thời kỳ mặt trời qua thiên đỉnh.
– Có một thời kỳ khô hạn kéo dài từ 3 đến 9 tháng, càng gần chí tuyến khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt độ càng lớn.
– Lượng mưa trung bình năm khá cao thay đổi từ 500 đến 1500 mm , tập trung chủ yếu trong mùa mưa.
Câu 7: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu tiêu biểu của khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
– Mỗi năm có hai mùa đối lập nhau, mùa của gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (lạnh và khô) và mùa của gió mùa tây nam từ tháng 11 đến tháng 5 (nóng ẩm và mưa nhiều). Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường..
– Nhiệt độ trung bình năm khá cao, trên 20oC , biên độ nhiệt hằng năm lớn trên 8oC. Mùa đông có một số tháng lạnh nhiệt độ xuống dưới 20oC.
– Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1000mm, nơi đón gió lượng mưa rất cao, có thể lên đến 10.000mm. Mùa mưa tập trung từ 70- 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô tuy lương mưa ít nhưng vẫn đủ cho cây cối sinh trưởng.
Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều, năm mưa ít rất thất thường.
Câu 8: Chứng minh môi trường nhiệt đới gió mùa rất đa dạng.
Cảnh quan thiên nhiên của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến đổi theo thời gian và không gian, do có sự khác nhau về lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm giữa các địa phương và các mùa:
– Mùa đông không khí lạnh và khô , nhiệt độ có khi xuống dưới 15oC, có một số cây rụng lá , một số nơi có thể có tuyết rơi.
– Mùa hạ nóng và mưa nhiều , có tháng nóng lên trên 30oC, cây cối xanh tươi.
– Tuy lượng mưa trung bình chỉ độ 1000-1500mm,nhưng có nơi lượng mưa rất lớn , lên đến 12.000mm.
– Sông ngòi có một mùa lũ ( trùng với mùa mưa )và một mùa cạn ( trùng với mùa khô )
– Thảm thực vật có nhiều loại :
+ Rừng nhiều tầng phát triển ở vùng có lượng mưa lớn.
+ Đồng cỏ cao ở vùng có lượng mưa ít.
+ Rừng ngập mặn ở các cửa sông , ven biển đang được phù sa bồi đắp.
Câu 9: Những điều kiện cần thiết để thực hiện hình thức thâm canh lúa nước?
Những quốc gia sản xuất lúa nước nổi tiếng ở đới nóng.
Để thực hiện hình thức thâm canh lúa nước cần phải có các điều kiện sau:
– Đồng ruộng với đất phù sa màu mỡ.
– Khí hậu nhiệt đới
– Có độ ẩm không khí cao.
– Có nguồn nước dồi dào.
Đây là những điều kiện cần thiết cho cây lúa nước sinh trưởng và phát triển.
Ngoài ra còn phải có một điều kiện quan trọng không kém đó là phải có nguồn lao động dồi dào vì cây lúa là cây trồng cần nhiều lao động để chăm sóc.
Ở đới nóng , các nước sản xuất nhiều lúa gạo là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… Thái Lan và Việt Nam là hai nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Câu 10: Hãy cho biết những biện pháp cần thực hiện để giảm bớt tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Những biện pháp cần thực hiện để giảm tính bấp bênh:
– Việc trồng và bảo vệ rừng là biện pháp hết sức quan trọng vì đây là vùng mưa nhiều, rất dễ xảy ra lũ lụt, đất rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, phải có rừng để bảo vệ.
– Nhiệt độ và lượng mưa cũng như chế độ mưa thay đổi giữa các mùa, vì vậy, ở vùng nhiệt đới gió mùa phải tuân thủ chặt chẽ lịch thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
– Ở vùng nhiệt đới gió mùa , mùa mưa thường gây lũ lụt, mùa khô lại thiếu nước gây hạn hán cho nên vấn đề thuỷ lợi phải được coi trọng.
– Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai cho nên công tác dự báo thời tiết phòng chống thiên tai phải được thực hiện thường xuyên.
– Công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh cần được quan tâm vì vùng có nguồn nhiệt,ẩm dồi dào nên mầm bệnh rất dễ phát triển và lây lan.
Câu 11: Trình bày tình hình dân số ở đới nóng.
– Đới nóng là khu vực đông dân của thế giới, chiếm 50% dân số thế giới.
– Dân cư tập trung đông đúc ở một số nơi: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Brasil…
– Hiện nay, sự gia tăng dân số vẫn còn cao, vẫn ở trong tình trạng bùng nổ dân số.
– Dân số đông, tăng nhanh ở đới nóng đã gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế- xã hội, lên tài nguyên môi trường. Vì vậy, vấn đề dân số là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong khu vực. Các nước đang tìm mọi cách để hạ tỷ lệ tăng dân, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế.
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết