Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2019 – 2020 tất cả các môn có đáp án và bảng ma trận đề thi giúp cho các bạn học sinh lớp
Ngày thi học kì 1 đang ngày một đến gần. Hãy cùng Download.com.vn tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2019 – 2020.
Tài liệu bao gồm đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 7 của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Công nghệ có đáp án chi tiết kèm theo. Đây là bộ đề thi giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Xem Tắt
Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Ngữ văn
Ma trận đề thi
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết (nêu, chỉ ra, gọi tên, nhận biết…) |
Thông hiểu (hiểu, phân tích, cắt nghĩa, lí giải) |
Vận dụng (Thấp, cao) |
Tổng |
I/Phần đọc- hiểu |
||||
– Phần Văn –Tiếng Việt |
Các kiến thức về: – Thể loại, bố cục, nhân vật, vần, nhịp từ ngữ, hình ảnh… có trong ngữ liệu – Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt học trong HK I có trong ngữ liệu |
Các kiến thức đọc – hiểu về đoạn ngữ liệu: – Biết cảm nhận về một ý nghĩa trong truyện. – Phân tích, cắt nghĩa các đơn vị kiến thức Tiếng Việt có trong ngữ liệu…. |
Trình bày, cảm nhận một vấn đề văn học trong ngữ liệu gợi ra bằng một đoạn văn. |
|
Số câu | 5 câu ( 4 câu TN ) | 1 câu | 1 câu | 5 |
Số điểm | 1.0 điểm | 1 điểm | 2 điểm | 4 điểm |
Tỉ lệ % | 10 % | 10 % | 20% | 40 % |
II/ Phần tự luận | ||||
1/ Văn thuyết minh |
– Viết một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. – Từ hình ảnh người phụ nữ trong bài học sinh biết liên hệ mở rộng. |
|||
Số câu | 1 câu | 1 câu | ||
Số điểm | 6 điểm | 6 điểm | ||
Tỉ lệ % | 60 % | 60% | ||
Tổng chung | ||||
Số câu | 4 | 1 | 1 | 6 |
Số điểm | 1.0 điểm | 1.0 điểm | 8 điểm | 10 điểm |
Tỉ lệ % | 10% | 10 % | 80% | 100% |
Đề bài
I. Phần đọc – hiểu: (4 điểm)
* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”
(Đỗ Đình Tuân)
Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi.
B. Nguyễn Khuyến.
C. Bà Huyện Thanh Quan.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?
A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh
B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.
C/ Chốn quan trường đầy kẻ gièm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.
D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.
Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản Cổng trường mở ra, em hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn 8-10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người và niềm vui của em khi được cắp sách tới trường
II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
Đáp án
I/ Phần đọc – hiểu (5 điểm)
Trắc nghiệm (1 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
ĐA | A | B | D | C |
Điểm | 0.25 đ | 0.25 đ | 0.25 đ | 0.25 đ |
Câu 5: ( 3 điểm )
Thế giới kì diệu ở đằng sau cánh cổng trường có thể là: Thế giới của tri thức, thế giới của tình thầy trò, tình cảm bạn bè….(1đ)
– Nội dung: bày tỏ niềm vui, hạnh phúc khi được cắp sách tới trường một cách hợp lí. (1,0đ)
– Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (0,5đ)
Gạch chân đúng cặp từ trái nghĩa và từ láy. (0,5đ)
II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)
Tiêu chí |
Các yêu cầu cần đạt |
Điểm |
a/Nội dung (3.5 điểm) |
– HS bám sát vào yêu cầu của đề cần làm rõ được các ý sau: * Yêu cầu thấp: + Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ HXH: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH cuộc đời của họ long đong vất vả “bảy nổi ba chìm” như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào “tay kẻ nặn, là người chồng, người cha, là XH phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo… + Tự hào và yêu quý về phẩm chất người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ về hình thể qua tính từ “trắng”, “tròn”. Đó còn là vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đầy sức sống . Đặc biệt cuộc đời họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh, nhưng người phụ nữ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của mình” mà em vẫn giữ tấm lòng son… * Yêu cầu cao: – HS có những liên hệ với người phụ nữ trong những bài ca dao khác và trung văn thơ trung đại (Kiều, Vũ Nương…) để thấy được họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận đau khổ bất hạnh mà nguyên nhân sâu xa đó không phải ai khác chính là XHPK đầy rẫy bất công và tàn bạo…. – HS có những liên hệ với CS hôm nay để có những cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn chân thành: Từ cảm xúc yêu quý tự hào về XH đổi thay, người phụ nữ được đổi đời, được thể hiện tài năng và sắc đẹp trong mọi lĩnh vực XH nhưng CS vẫn còn có những mảnh đời số phận đau khổ để phấn đấu XD cho một XH tốt đẹp hơn….. |
1,5 đ 1,5 đ 0.5 đ 1đ |
b/ Hình thức (0,5 điểm) |
– Tạo được một bố cục khoa học, hình thức các đoạn văn rõ ràng.. – Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả… – Dung lượng bài viết hợp lí |
0.5 đ |
c/ Kĩ năng (1 điểm) |
– Biết làm một bài văn biểu cảm về nhân vật trữ tình trong thơ – Biết lập ý và dựng các đoạn văn biểu cảm, mạch lạc trong suy nghĩ và cảm xúc (đoạn mở, các đoạn thân bài, đoạn kết) biết liên kết câu, đoạn, biết phát biểu cảm xúc suy nghĩ dựa vào đặc điểm của nhân vật trữ tình, bám vào từ ngữ hình ảnh, biện pháp nghệ thuật… trong thơ, biết đưa dẫn chứng minh hoa cho cảm xúc suy nghĩ của mình – Biết sử dụng thao tác so sánh liên tưởng với người phụ nữ trong các sáng tác cùng thời và liên hệ với cuộc sống hôm nay bằng những cảm xúc suy nghĩ một cách hợp lí…. – Diễn đạt trong sáng, giọng văn có cảm xúc bởi tình cảm chân thành…. |
1.0 đ |
* Các mức độ cho điểm
1. Từ 5 > 6 điểm:
– Bài viết làm tốt được tất cả yêu cầu trên, đặc biệt là các phần nâng cao in đậm in đậm về nội dung và kĩ năng mà bài viết cần đạt tới.
2/ Từ 4.5 > < 5:
– Bài viết đạt được cơ bản các ý trên, HS chủ yếu làm tốt ở ý 1 và 2, các ý phần in đậm có thể chạm đến nhưng con sơ sài hoặc chưa chạm đến.
– Còn mắc một vài sơ xuất nhỏ về lỗi diễn đạt…
3/ Từ 2 điểm > 3 điểm:
– Bài viết tập trung phát biểu về số phận và phẩm chất người phụ nữ nhưng còn sơ sài…mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, chữ xấu… bố cục thiếu khoa học, không biết dựng đoạn văn
4/ Bài từ 0 điểm đến < 2 điểm:
– Các trường hợp còn lại…
……..
Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Lịch sử
Ma trận đề thi
Nội dung | Mức độ tư duy | Tổng điểm |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á |
C 1 0.5 đ |
0.5 đ |
|||||
2. Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê |
C 5 0.25 đ |
0.25 đ |
|||||
3. Nước Đại Việt thời Lý |
C 5 0.25 đ |
C 2 0.5 đ |
C 6a 2.5 đ |
C 6b 0.5 đ |
3.75 đ |
||
4. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên |
C 5 0.5 đ |
0.5 đ |
|||||
5. Văn hóa – giáo dục thời Trần |
C 3 0.5 đ |
C 4 0.5 đ |
1 đ |
||||
6. Nhà Hồ và cải cách Hồ Quý Ly |
C 7a 3 đ |
C 7b 1 đ |
4 đ |
||||
Tổng số câu | 2 | 1/2 | 3 | 1/2 | 1 | 7 câu | |
Tổng điểm | 1.5 đ | 3 đ | 1.5 đ | 2.5 đ | 1.5 đ | 10 đ |
Đề bài
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 đ):
Câu 1: Nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc ở Đông Nam Á là gì?
A. Phong trào khởi nghĩa của nông dân.
B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
C. Sự xung đột giữa các nước Đông Nam Á.
D. Sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước.
Câu 2: Vì sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.
C. Trâu bò là động vật quý hiếm.
D. Trâu bò là động vật linh thiêng.
Câu 3: Bộ chính sử đầu tiên của nước ta có tên là gì?
A. Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim)
B. Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên)
C. Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu)
D. Khâm định Việt sử thong giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn)
Câu 4: Vì sao Nho giáo được trọng dụng dưới thời Trần?
A. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị
B. Có nhiều nhà nho giỏi
C. Do Phật giáo đã quá phát triển
D. Đáp án B, C đúng
Câu 5: Nối các mốc thời gian với các sự kiện lịch sử tương ứng:
Thời gian | Đáp án | Sự kiện |
1. Năm 968 2. Năm 1226 3. Năm 1010 4. Năm 1400 5. Năm 1258-1288 |
a. Nhà Trần thành lập b. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long. c. Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. d. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 6 (3 đ)
a) Giáo dục và văn hóa thời Trần được phát triển như thế nào?
b) Việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7 (4 đ)
a) Em hãy trình bày nội dung những cải cách của Hồ Quý Ly?
b) Nhận xét về những cải cách đó?
Đáp án
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 đ)
(Từ câu 1 đến câu 4, mỗi ý đúng được 0.5 đ):
1.B
2.A
3.C
4.A
Câu 5 (mỗi ý đúng được 0.25 đ)
1.c
2.a
3.b
5.d
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 đ)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 6 (3 đ) Câu 7 (4 đ) |
HS phải trả lời được các ý cơ bản sau: a) * Giáo dục: – Năm 1070, xây dựng Văn Miếu. – Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên. – Năm 1076, xây dựng Quốc Tử Giám => trường đại học đầu tiên của nước ta. – Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. => Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục. – Đạo Phật được coi trọng và phát triển. * Văn hóa: – Văn hóa dân gian đa dạng, phổ biến thường xuyên, tạo sự bình đẳng trong xã hội. – Kiến trúc, điêu khắc phát triển, tiêu biểu là hình rồng thời Lý. => Nền văn hóa mang tính dân tộc – văn hóa Thăng Long. b) Tùy vào khả năng liên hệ thực tế và đánh giá của HS để cho điểm a) Nội dung cải cách: – Chính trị: + Cải tổ hàng ngũ quan lại. + Đổi tên một số đơn vị hành chính. + Cử quan thăm hỏi đời sống nhân dân. – Kinh tế: + Phát hành tiền giấy. + Ban hành chính sách hạn điền. + Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. – Xã hội: + Thực hiện chính sách hạn nô. + Cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân. – Văn hóa – giáo dục: + Thay chữ Hán bằng chữ Nôm. + Thay đổi chế độ thi cử. – Quốc phòng: + Tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới. + Phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố. b) Nhận xét (tùy vào khả năng của HS) |
0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 |
…………..
Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Địa lý
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm:(3 đ)
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Bùng nổ dân số xảy ra khi
a. Do quá trình di dân xảy ra.
b. Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
c Do chất lượng cuộc sống được nâng cao.
d. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%.
Câu 2: Hoang mạc lớn nhất thế giới nằm ở
a Trung Á.
b. Bắc Phi.
c Nam Mĩ.
d. Ô-xtrây-li-a.
Câu 3: Những nơi có tốc độ hoang mạc hóa nhanh nhất là
a. Ở đới lạnh.
b. Ở các hoang mạc ôn đới khô khan.
c. Ở rìa các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài.
d. Bên trong các hoang mạc đới nóng có nhiệt độ cao quanh năm.
Câu 4: Khi khoan sâu vào lòng đất trong các hoang mạc, người ta phát hiện ra loại khoáng sản nào?
a. Dầu khí.
b. Than.
c. Thạch anh.
d. Sắt.
Câu 5: Tính chất đặc trưng của khí hậu hoang mạc là
a. Mưa theo mùa.
b. Rất giá lạnh.
c. Rất khô hạn.
d. Nắng nóng quanh năm.
Câu 6: Giới hạn của đới lạnh từ
a. Vòng cực đến cực.
b. Xích đạo đến chí tuyến.
c. Chí tuyến đến vòng cực.
d. 50 B đến 50 N.
Câu 7: Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vật ở đới lạnh?
a. Ngủ đông.
b. Di cư để tránh rét.
c. Ra sức ra ngoài để kiếm ăn.
d. Sống thành bầy đàn để tránh rét.
Câu 8: Sự phân tầng của thực vật theo độ cao ở vùng núi là do ảnh hưởng của sự thay đổi
a. Đất đai theo độ cao.
b. Khí áp theo độ cao.
c. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.
d. Lượng mưa theo độ cao.
Câu 9: Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu châu lục?
a. 5 lục địa, 6 châu lục.
b. 6 lục địa, 6 châu lục.
c. 6 lục địa, 7 châu lục.
d. 7 lục địa, 7 châu lục.
Câu 10: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa quanh năm là đặc điểm của môi trường
a. Cận nhiệt đới gió mùa.
b. Địa Trung Hải.
c. Ôn đới lục địa.
d. Ôn đới hải dương.
Câu 11: Kiểu môi trường có đặc điểm khí hậu “Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm” là môi trường
a. Nhiệt đới gió mùa.
b. Nhiệt đới.
c. Xích đạo ẩm.
d. Hoang mạc.
Câu 12: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?
d. Nhiệt đới.
b. Xích đạo ẩm.
c. Hoang mạc.
d. Nhiệt đới gió mùa.
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy trình bày hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Câu 2 (2,0 điểm): Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc ngày càng bị mở rộng? Nêu biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc
Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
Câu 4: (1,0 điểm): Đắk Lắk có các nhóm cây trồng nào?
Đáp án
A. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | d | B | c | a | c | a | c | c | b | d | c | a |
B. Tự luận
Câu | Nội dung chính | Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) |
*Hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa là: – Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề – Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển – Hậu quả: Tạo nên những trận mưa axit. Tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, … Khí thải còn làm thủng tầng ozôn |
0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ |
Câu 2 (2,0 điểm) |
* Nguyên nhân làm các hoang mạc ngày càng bị mở rộng: + Do cát lấn + Biến đổi của khí hậu toàn cầu + Tác động tiêu cực của con người: chặt phá cây cối, phát triển không theo quy hoạch. * Biện pháp hạn chế sự mở rộng các hoang mạc: + Cải tạo hoang mạc thành đất trồng + Khai thác nước ngầm cổ truyền hoặc khoan sâu vào lòng đất + Trồng rừng ngăn chặn cát lấn, mở rộng hoang mạc …….. |
1,0 đ 1,0 đ |
Câu 3 (2,0 điểm) |
* Châu Phi là châu lục nóng vì: Phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam: * Châu Phi là lục địa khô vì: + Là 1 lục địa hình khối, kích thước lớn + Bờ biển ít bị chia cắt, nên ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền + Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến + Ven biển châu Phi có các dòng biển lạnh chảy qua |
1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ |
Câu 4 (1,0 điểm) |
Đắk Lắk có các nhóm cây trồng chủ yếu: Nhóm cây lương thực Nhóm cây công nghiệp hàng năm Nhóm cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… (Đây là nhóm cây trồng quan trọng nhất) Nhóm cây ăn trái |
1,0 đ |
Ma trận đề thi
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
TP nhân văn của môi trường |
Nhận biết được điều kiện xảy ra BNDS |
||||||
Số điểm | 0.25 | 0.25 | |||||
Các môi trường địa lí |
– Biết được đặc điểm cơ bản của các môi trường. |
Trình bày được nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường |
– Trình bày được nguyên nhân và biện pháp hạn chế hiện tượng hoang mạc hóa. – Trình bày được các nhóm cây trồng chính ở Đắk Lăk (môi trường nhiệt đới gió mùa) |
||||
Số điểm | 1.75 | 2.0 | 4.0 | 7.75 | |||
Châu Phi |
Giải thích được nguyên nhân các đặc điểm khí hậu của châu Phi |
||||||
Số điểm |
2 |
2 |
|||||
Tổng số điểm |
2 |
2 |
4 |
2 |
10 |
……………..
Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Sinh học
Ma trận đề thi
Phân môn | Tên chủ đề | Số câu số điểm | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Sinh học 7 | Ngành động vật nguyên sinh | Số câu | 1/2 | 1/2 | 1 | |||||||
Số điểm | 1,5 | 2 | 3,5 | |||||||||
Ngành ruột khoang | Số câu | 1 | 1 | |||||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | ||||||||||
Các ngành giun | Số câu | 1/2 | 1/2 | 1 | ||||||||
Số điểm | 1,5 | 1,0 | 2,5 | |||||||||
Ngành thân mềm | Số câu | 3 | 3 | |||||||||
Số điểm | 1,5 | 1,5 | ||||||||||
Ngành chân khớp | Số câu | 1 | 1 | |||||||||
Số điểm | 2,0 | 2,0 | ||||||||||
Tổng | Số câu | 3 | 1/2 | 1 | 1 | 1 | 1/2 | 4 | 3 | |||
Số điểm | 3 (30%) | 4 (40%) | 2 (20%) | 1 (10%) | 10(100%) |
Đề bài
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (mọc chồi, phân đôi , tách khỏi ) (0,5 điểm)
Khi có đầy đủ thức ăn Thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách ……(1)…. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn………(2)…… cơ thể mẹ để sống độc lập.
Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra (1,5 điểm)
Câu 2. Vỏ trai sông có mấy lớp là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Mực tự vệ bằng cách nào ?
A. Giấu mình.
B. Phun mực để trốn
C. Dùng tua ngắn tấn công
D. Dùng tua dài tấn công
Câu 4. Đâu là ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm:
A. Làm thực phẩm cho con người, làm đồ trang sức, có giá trị xuất khẩu.
B. Làm thức ăn cho động vật khác, làm vật trang trí và dùng làm cảnh
C. Có giá trị về mặt địa chất.
D. A và C
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 5: (3. 5 điểm). Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Nêu lợi ích của động vật nguyên sinh trong tự nhiên và con người?
Câu 6: (2 điểm).
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu? châu chấu di chuyển như thế nào?
Câu 7 : (2,5 điểm). Nêu cấu tạo của giun đũa? Ở nước ta qua điều tra thấy tỷ lệ mắc bệnh giun đũa cao, em hãy giải thích vì sao?
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án |
1- Mọc chồi, 2- tách khỏi (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) |
C | B | D |
II. TỰ LUẬN:
Câu | Nội dung | Điểm |
5 |
* Đặc điểm chung: – Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống. – Phần lớn dị dưỡng. – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi và hữu tính *Lợi ích của động vật nguyên sinh trong tự nhiên và con người: – Trong tự nhiên: + Làm sạch môi trường nước. + Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển. – Đối với con người: + Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu. + Nguyên liệu chế giấy giáp. |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
6 |
– Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: + Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng. + Ngực: có 3 đôi chân và 2 đôi cánh + Bụng: nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở – Di chuyển: Bò, bay, nhảy. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
7 |
– Cấu tạo của giun đũa: + Hình trụ dài 25 cm + Thành cơ thể: lớp biểu bì và cơ dọc phát triển + Chưa có khoang cơ thể chính thức + Ống tiêu hóa thẳng: có lỗ hậu môn + Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc + Lớp có tác dụng làm căng cơ thể, tránh bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa. * Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao vì: – Nhà tiêu, hố xí ở nhiều nơi chưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho trứng giun phát tán. – Trình độ vệ sinh công cộng còn thấp: tưới rau bằng phân tươi, ăn rau sống, bán hàng ăn ở nơi bụi bặm, mất vệ sinh. |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 |
…………
Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Vật lý
SỞ GD&ĐT………. TRƯỜNG THPT …………… |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 7 NĂM HỌC: 2019 – 2020 |
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Điền chữ cái đứng trước đáp án mà con chọn vào bảng sau: (5 điểm)
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
D. Vì vật được chiếu sáng
Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Cái gương
C. Mặt trời
D. Bóng đèn đang bật
Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường gấp khúc
B. Luôn truyền theo đường thẳng
C. Luôn truyền theo đường cong
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
Câu 4: Góc phản xạ luôn:
A. Lớn hơn góc tới
B. Nhỏ hơn góc tới
C. Bằng góc tới.
D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới
Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị
A. 600
B. 400
C. 300
D. 200
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:
A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật
B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật
C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật
D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm.
Ảnh của ngọn nến cách gương:
A. 14 cm
B. 8 cm
C. 16 cm
D. 20 cm
Câu 8: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.
B. Ảnh thật, hứng được trên màn
C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.
D. Ảnh thật, không hứng được trên màn
Câu 9: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. ảnh ảo lớn hơn vật
B. ảnh thật nhỏ hơn vật
C. ảnh thật lớn hơn vật
D. ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
Câu 11: Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:
A. Dây đàn
B. Hộp đàn
C. Ngón tay gảy đàn
D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn
Câu 12: Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu?
A. Để tạo kiểu dáng cho đàn
B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra
C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn
D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
Câu 13: Nguồn âm của cây sáo trúc là:
A. Các lỗ sáo
B. Miệng người thổi sáo
C. Lớp không khí trong ống sáo
D. Lớp không khí ngoài ống sáo
Câu 14: Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:
A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp
B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh
C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng
D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được
Câu 15: Khi nói một vật dao động với tần số 70 Hz có nghĩa là:
A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động.
B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động.
C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động.
D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.
Câu 16: Ta nghe được những âm có tần số
A. từ 200 Hz đến 20.000 Hz
B. từ 20 Hz đến 20.000 Hz.
C. từ 2 Hz đến 2000 Hz.
D. từ 2 Hz đến 20.000 Hz.
Câu 17: Âm phản xạ là:
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn
B. Âm đi xuyên qua vật chắn
C. Âm đi vòng qua vật chắn
D. Các loại âm trên
Câu 18: Chọn đáp án đúng :
A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn
B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra
C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây
D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây
Câu 19: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp
B. Đệm cao su
C. Rèm nhung
D. Cửa kính
Câu 20: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng sấm rền
B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài
C. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy
D. Tiếng sóng biển ầm ầm
Câu 21: Đánh dấu (Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai : (1 đ)
1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí | |
2. Nước không truyền được âm | |
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí | |
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su |
Câu 22: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống:
(tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)
1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là………………
2. Đơn vị đo độ to của âm là…………………….
3. Âm càng…………………………thì biên độ dao động càng lớn.
4. Âm càng………………………….thì biên độ dao động càng nhỏ.
II. TỰ LUẬN
Bài 1: a, Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. (1 điểm)
b, Tại sao ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm chúng thường báo cho nhau bằng cách dậm chân xuống đất. (0,5 đ)
Bài 2 : a, Một bạn đứng vỗ tay trước miệng một cái giếng sâu cạn nước. Sau 0,7 s kể từ lúc vỗ tay thì bạn ấy nghe thấy tiếng vang. Hỏi giếng sâu bao nhiêu mét? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. (1 đ)
b, Một người bạn của con đang muốn ghi âm một bài hát. Nhưng căn phòng khá rộng, và có tiếng vang khiến lời hát nghe không được rõ. Con sẽ khuyên bạn làm như thế nào để có thể làm giảm được tiếng vang trong căn phòng? (0,5 đ)
Đáp án
– Mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
C | B | B | C | A | C | C | A | D | D |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
A | B | C | B | D | B | A | D | D | B |
Câu 21: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí | S |
2. Nước không truyền được âm | S |
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí | Đ |
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su | Đ |
Câu 22: Mỗi từ điền đúng 0,25 điểm
1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động
2. Đơn vị đo độ to của âm là dB
3. Âm càng, to thì biên độ dao động càng lớn.
4. Âm càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.
……………
Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn tiếng Anh
* LISTEN *(2 điểm)
I/ Nghe và chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. (2 từ không sử dụng). (1 điểm)
Math |
Geography |
boring |
Physical Education |
difficult |
Physics |
1. The girl finds Math……………….and boring.
2. ……………………………is the boy’s favorite subject because it helps him study the past and changes of the world.
3. The boy and the girl both like……………………………..
4. Tomorrow they have Math, English,…………… and Music.
II/ Nghe và xác định những thông tin sau là Đúng (True) hay Sai (False). (1 điểm)
1.The girl is learning Physics and the boy is exercising.
2.The girl likes Math.
3.They have English and Math on Monday.
4.They don’t have Math on Wednesday and Friday.
* LANGUAGE FOCUS (3 điểm)
I/ Choose the word whose underlined part is pronounced differently. (1 điểm)
1.
A. leave
B. read
C. ready
D. pleased
2.
A. hungry
B. June
C. month
D. mother
3.
A. stay
B. vacation
C. last
D. late
4.
A. great
B. beach
C. teacher
D. meat
II/ Choose the option that best fits each of the blanks. (2 điểm)
1. __________ visiting Halong Bay? –That’s a good idea!
A. How about
B. Let’s
C. What about
D. A&C are correct
2. Does Nam often play marbles __________recess?
A. on
B. at
C. in
D. between
3. Students have two __________each day.
A. 20-minutes breaks
B. 20-minute breaks
C. 20-minute break
D. 20-minutes break
4. __________do you go to bed? – At nine.
A. What
B. When
C. What time
D. Where
5. Hanoi is the capital city, but it is __________than HCM City.
A. the smaller
B. smaller
C. smallest
D. small
6. How __________is it from your house to school? – It’s about 2 kilometers.
A. old
B. much
C. far
D. often
7. Nam likes bananas and apples, and I do, __________.
A. so
B. too
C. either
D. neither
8. Nam is __________fixing household appliances.
A. good at
B. good for
C. good in
D. bad for
* READING (3 điểm)
I/ Fill in the missing word. (2 điểm)
Schools in the USA (1)_______a little different from schools (2)_______Vietnam, there is no school uniform. Classes start (3)_______8. 30 A. M every morning and end at 3. 30 P. M (4)_______the afternoon. There are no lessons on Saturdays or Sundays. Students have one hour for lunch and two 20-minute breaks each day. One break is in (5)_______morning, the other is in the afternoon. Students often go to the school cafeteria (6)_______buy snacks and drinks at a break or at lunchtime. The (7)_______popular after school activities (8)_______baseball, football and basketball.
1.
A. is
B. will be
C. am
D. are
2
A. on
B. at
C. in
D. from
3
A. on
B. in
C. at
D. to
4
A. in
B. at
C. on
D. for
5
A. a
B. the
C. an
D. A&B
6
A. with
B. has
C. and
D. or
7
A. more
B. most
C. much
D. better
8
A. are
B. is
C. am
D. ’s
II/ Read the passage and answer the statements that follow (1 điểm)
Nam is a new student in class 7A at Nguyen Tri Phuong Primary School. He lives in Ben Tre Province, but he is now living with his brother and sister in Ho Chi Minh City. Everything is different now. He has a lot of friends in Ben Tre Province, but he doesn’t have any in Ho Chi Minh City. His new school is bigger and more beautiful than his old one and it has more students than his old one, as well.
1. Which grade is he in?
→………………………………………………………………
2. Where does he live?
→………………………………………………………………
3. Where is he living now?
→………………………………………………………………
4. Is his new school smaller than his old one?
→………………………………………………………………
* WRITING (2 điểm)
I/ Reorder the given words to make sentences. (1 điểm)
1. week / days / a / six / Lan / to / goes / school.
→………………………………………………………………
2. show / the / Could / me / post office / the / to / you / way ?
→………………………………………………………………
3. How / is / from / house / the / market / it / far / your / to?
→………………………………………………………………
4. sometimes / play / marbles / recess / We / at /.
→………………………………………………………………
II/ Rewrite the following sentences as directed. (1 điểm)
1. He is an intelligent boy.
→ What an………………………………
2. Let’s go to the movies.
→ How about………………………………
3. His address is 23 Le Loi Street. (Make question)
→Where………………………………
4. No one in the class is taller than Nam.
→ Nam is………………………………
…………..
Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn GDCD
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
* Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.5 đ/câu)
Câu 1: Hành vi nào thể hiện sống giản dị:
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
B. Tổ chức sinh nhật linh đình.
C. Diễn đạt dài dòng.
D. Giản dị là qua loa đại khái.
Câu 2: Người tự tin có biểu hiện:
A. Đánh giá cao bản thân.
B. Tin tưởng vào bản thân.
C. Cho rằng việc mình làm không có sai sót.
D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng:
A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
B. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
C. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực:
A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
B. Không nói khuyết điểm của bản thân.
C. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin:
A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 6: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
C. Trâu buộc ghét trâu ăn.
D. Thương người như thể thương thân.
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa:
A. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.
B. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
C. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
D. Anh em bất hòa
Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
A. Góp phần làm phong phú truyền thống.
B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm
C. Tự hào về truyền thống của gia đình.
D. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
Câu 9: Khoan dung có nghĩa:
A. Là nghiêm khắc với bản thân mình.
B. Cư xử với mọi người thiếu chân thành.
C. Là rộng lòng tha thứ với người khác.
D. Là dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Câu 10: Tự tin có ý nghĩa :
A. Giúp con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau.
B. Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
C. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
D. Đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 11.( 2 điểm ): Thế nào là tự trọng? Vì sao, ở mỗi người cần phải có lòng tự trọng?
Câu 12. ( 3 điểm):
a. Theo em, có phải gia đình giàu có thì lúc nào cũng hạnh phúc không? Vì sao?
b. Để xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hóa, em cần phải làm gì?
Đáp án
I. Trắc nghiệm: ( 5 điểm)
Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.
Câu | Mã đề |
1 | A |
2 | B |
3 | B |
4 | D |
5 | B |
6 | C |
7 | C |
8 | D |
9 | C |
10 | B |
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 11. (2 đ)
A. Tự trọng: Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội( 1 đ)
b. Cần phải có lòng tự trọng vì: ( 1 đ)
– Tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết và cao quý của mỗi người.
– Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
– Nâng cao phẩm giá, uy tín của bản thân.
Câu 12. (3 đ). Yêu cầu học sinh nêu được:
a. Gia đình giàu có không phải bao giờ cũng hạnh phúc: (0,5 đ)
+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó mới hạnh phúc. (1.0 đ)
+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng không yêu thương, không quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó không hạnh phúc. (1.0 đ)
b. Liên hệ bản thân: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ…(0,5 đ)
……………….
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem nội dung chi tiết