Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2019 – 2020, Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2019 – 2020 là tài liệu cực kì hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn
Ngày thi học kì 1 đang ngày một đến gần. Hãy cùng Tài Liệu Học Thi tham khảo tài liệu Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2019 – 2020 được chúng tôi đăng tải sau đây.
Đây là tài liệu rất hữu ích, gồm 17 trang tuyển tập toàn bộ lý thuyết và các dạng câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 học kì 1. Nội dung trong đề cương bám sát chương trình học sẽ giúp các bạn ôn tập một cách dễ dàng và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung ôn tập cuối học kì I lớp 11 môn GDCD
I. LÝ THUYẾT
A. CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ:
1. Khái niệm cung, cầu:
– Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
– Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
2. Nội dung quan hệ cung – cầu:
1. Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
2. Biểu hiện nội dung quan hệ cung – cầu:
a) Cung – cầu tác động lẫn nhau:
– Khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá tăng lên → cung tăng
– Khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hoá giảm xuống → cung giảm
– Ví dụ: Vào mua trung thu nhu cầu về bánh trung thu tăng cao. Nhà sản xuất ra bánh trung thu như Kinh Đô, Hữu Nghị, Việt Food…sản xuất ra nhiều bánh hơn. Qua mùa trung thu nhu cầu giảm, các hãng thu hẹp sản xuất hay không sản xuất nữa mà sản xuất các loại bánh khác.
b) Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
– Cung > cầu thì giá cả thị trường < giá trị hàng hoá trong sản xuất.
– Cung < cầu thì giá cả thị trường > giá trị hàng hoá trong sản xuất.
– Cung = cầu thì giá cả thị trường = giá trị hàng hoá trong sản xuất.
– Ví dụ: Qua mùa trung thu nhu cầu về bánh trung thu giảm, giá bán bánh trung thu giảm đột ngột.
+ Tết nhu cầu về bánh kẹo, hạt dưa tăng cao, giá bánh kẹo, hạt dưa thường cao hơn bình thường.
c) Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:
* Về phía cung: giá cả tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất → lượng cung tăng lên.
– Khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất → lượng cung giảm xuống.
* Về phía cầu: khi giá cả giảm xuống, thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.
+ Khi giá cà phê giảm thu hẹp sản xuất, nhiều gia đình còn chặt cây cà phê trồng các loại cây khác. Khi giá cà phê tăng, người ta lại trồng cà phê nhiều.
III. Vận dụng quan hệ cung – cầu:
1. Đối với nhà nước:
– Vận dụng thông qua việc điều tiết cung – cầu trên thị trường, Chằng hạn, khi thị trường bị rối loạn do nguyên nhân khách quan ( lũ lụt, hạn hán,…), hoặc do hoạt động tự phát đầu cơ tích trữ của một số tư nhân, làm cho trên thị trường cung nhỏ hơn cầu và giá cả tăng lên đột biến. Khi đó, Nhà nước cần thông qua pháp luật, chính sách…, nhằm cân đối lại cung – cầu, ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.
2. Đối với người sản xuất, kinh doanh:
– Vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách thu hẹp sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung lớn hơn cầu, giá cả bán thấp hơn giá trị, có thể bị thua lỗ. Và để có lãi họ phải chuyển sang sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá bán cao hơn giá trị hàng hoá.
3. Đối với người tiêu dùng:
– Vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao để chuyển sang mua các mặt hàng nào đó khi cung lớn hơn cầu và có giá cả thấp tương ứng.
B. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC:
1. Khái niệm CNH-HĐH:
– Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
– Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
– Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
– Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
– Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH đất nước.
– Trong sản xuất, kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhất là khi nước ta là thành viên của WTO.
– Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn , chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
C. THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC:
1.Khái niệm thành phần kinh tế:
– Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
2. Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần:
– lực lượng sản xuất không đồng đều → tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
– những thành phần kinh tế cá thể, địa chủ, tư bản thương nhân vẫn còn có lợi nhất định đối với nền kinh tế của nước ta.
– những thành phần kinh tế như: KT Nhà nước, KT tập thể cần được củng cố và phát triển.
– trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được.
3. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần:
– Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
– Tham gia lao động sản xuất ở gia đình ( nếu gia đình có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hay các hình thức sản xuất kinh doanh khác).
– Vận động người thân trong gia đình đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh.
– Tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế, các ngành. nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm.Bằng cách đó, góp phần thúc đẩy pt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
– Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân.
II. BÀI TẬP
Câu 1: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị, giá trị sử dụng.
B. Giá trị, giá trị trao đổi.
C. Giá trị
D. Giá trị sử dụng.
Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. Sản xuất kinh tế
B. Thỏa mãn nhu cầu.
C. Sản xuất của cải vật chất.
D. Quá trình sản xuất.
Câu 3: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?
A. Giá cả.
B. Lợi nhuận.
C. Công dụng của hàng hóa.
D. Số lượng hàng hóa.
Câu 4: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?
A. Giá cả.
B. Lợi nhuận.
C. Công dụng của hàng hóa.
D. Số lượng hàng hóa.
Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
A. 1m vải = 5kg thóc.
B. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.
C.1m vải = 2 giờ.
D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
Câu 6: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A . Giá trị trao đổi.
B. Giá trị số lượng, chất lượng.
C. Lao động xã hội của người sản xuất.
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 7: Giá trị của hàng hóa là gì?
A. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
B. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
C Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
D. Lao động của người sản xuất hàng hóa.
Câu 8: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?
A. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
B. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.
C. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.
D. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.
Câu 9: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?
A. Thời gian tạo ra sản phẩm.
B. Thời gian trung bình của xã hội.
C. Thời gian cá biệt.
D. Tổng thời gian lao động.
Câu 10: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?
A. Tốt.
B. Xấu.
C. Trung bình.
D. Đặc biệt.
Câu 11: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
Câu 12: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?
A. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
B. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.
C. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
D. Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.
Câu 13: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa
C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa
D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa
Câu 14: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt.
C. Thời gian lao động của anh B.
D. Thời gian lao động thực tế.
Câu 15: Giá trị xã hội của hàng hóa bao gồm những bộ phận nào?
A. Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa
B . Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị tăng thêm
C. Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm
D. Giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm
Câu 16: Hàng hóa có thể tồn tại dưới những dạng nào sau đây?
A. Vật thể.
B. Phi vật thể.
C. Cả a, b đều đúng.
D. Cả a, b đều sai.
Câu 17: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện mua bán.
C. Phương tiện giao dịch.
D . Phương tiện trao đổi.
Câu 18: Giá trị xã hội của hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa bao gồm những yếu tố nào?
A. Chi phí sản xuất và lợi nhuận
B. Chi phí sản xuất
C. Lợi nhuận
D. Cả a, b, c sai
Câu 19: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
A.Thước đo kinh tế.
B. Thước đo giá cả.
C. Thước đo thị trường.
D. Thước đo giá trị.
Câu 20: Hãy chỉ ra đâu là hình thái tiền tệ?
A. 1 con gà = 9 kg thóc = 5 m vải.
B. 0.1 gam vàng = 5 m vải = 5 kg chè.
C. 1 con gà + 9 kg thóc + 5 m vải.
D. 0.1 gam vàng + 5 m vải + 5 kg chè.
Câu 21: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?
A. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.
B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
C. Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.
D. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
Câu 22: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi.
C. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
Câu 23: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện giao dịch.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện lưu thông.
Câu 24: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?
A. Khi Nhà nước phát hành thêm tiền.
B. Khi nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.
C. Khi đồng nội tệ mất giá.
D. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.
Câu 25: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
A. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
B. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
C. Hình thái chung của giá trị.
D. Hình thái tiền tệ.
Câu 26: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa khác là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
A. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
B. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
C. Hình thái giá trị chung.
D. Hình thái tiền tệ.
Câu 27: Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
A. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
B. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
C. Hình thái chung của giá trị.
D. Hình thái tiền tệ.
………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết