Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019 – 2020, Xin giới thiệu đến các bạn Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019 – 2020 được biên soạn
Ngày thi học kì 1 đang ngày một đến gần. Hãy cùng Tài Liệu Học Thi tham khảo tài liệu Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019 – 2020 được chúng tôi đăng tải sau đây.
Đây là tài liệu rất hữu ích, tuyển tập toàn bộ lý thuyết và các dạng câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 học kì 1. Nội dung trong đề cương bám sát chương trình học sẽ giúp các bạn ôn tập một cách dễ dàng và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài 9. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
– Nước Nga năm 1917 diễn ra 2 cuộc cách mạng đều do Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo nhưng lại có 2 tính chất khác nhau (Tư sản kiểu mới và Vô sản).
– Ý nghĩa và ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga đối với cục diện chính trị thế giới và phong trào cách mạng thế giới.
Bài 10. Liên Xô xây dựng CNXH ( 1921 – 1941)
– Hoàn cảnh, nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới (NEP).
– Liên Xô xây dựng XHCN (1921 – 1941): Những kế hoạch 5 năm và quan hệ ngoại giao của Liên Xô trong thời kỳ 1921 – 1941.
Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa 2 cuộc CTTG (1918 – 1939)
– Trật tự Vécxai – Oasinhtơn (hoàn cảnh, đặc điểm)
– Khủng hoảng kinh tế thế giới (nguyên nhân, đặc điểm, hệ quả).
Bài 12. Nước Đức giữa 2 cuộc CTTG (1918 – 1939)
– Tình hình nước Đức trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
– Nước Đức trong những năm 1933 – 1939.
Bài 13. Nước Mĩ giữa 2 cuộc CTTG (1918 – 1939)
– Tình hình nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
– Cuộc cải cách của Tổng thống Ru-dơ-ven
II. TRẮC NGHIỆM
Bài 9: cách mạng tháng Mười Nga 1917
Câu 1. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc CTTG thứ nhất 1914-1918 như thế nào?
A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Tham chiến một cách có điều kiện.
D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
Câu 2. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng văn hóa.
Câu 3. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
B. Biểu tình thị uy.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 4. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?
A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 5. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?
A. Thể chế quân chủ chuyên chế.
B. Thể chế Cộng hòa.
C. Thể chế quân chủ lập hiến.
D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin 7/1920.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920.
D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh
Câu 7. “Hỡi đồng bào bị áp bức đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?
A. Cách mạng DTDC ND Trung Hoa
B. Cách mạng Tư sản Pháp.
C. Cách mạng Tháng Mười Nga.
D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.
Câu 8. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?
A. Fidel Castro.
B. Mao Trạch Đông.
C. Lenin.
D. Các Mác.
Bài 10. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 – 1941)
Câu 9. Ý nghĩa cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là
A. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.
B. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
D. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
Câu 10. Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì
A. các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước.
B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNXH trước thời hạn.
C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn.
D. phát xít Đức tấn công Liên Xô tháng 6/1941.
Câu 11. Tại sao để thực hiện xây dựng CNXH nhân dân Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá ?
A. Công nghiệp hóa thành công sẽ làm cho Mĩ nể sợ.
B. Công nghiệp hoá sẽ trang bị cơ sở vật chất cho Liên Xô.
C. Công nghiệp hóa sẽ giúp Liên xô trở thành cương quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
D. Công nghiệp hóa sẽ giúp Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.
Câu 12. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai của Liên Xô đều hoàn thành vượt thời gian chứng tỏ điều gì ?
A. Đã phát huy hết khả năng, trí tuệ và tinh thần của người lao động trong công cuộc xây dựng CNXH.
B. Sự nóng vội đốt cháy giai đoạn của Liên Xô trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Liên Xô đã trở thành 1 cường quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
D. Liên Xô đã hoàn thành triệt để công nghiệp hoá đất nước.
Câu 13. Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ
A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.
B. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. mâu thuẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.
D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô.
Câu 14. Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau :
“Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là (1) về mọi mặt và (2) của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công CNXH”.
A. (1) sự bình đẳng, (2) quyền tự quyết.
B. (1) sự nhất trí ,(2) quyền dân tộc
C. (1) sự hợp tác, (2) quyền độc lập.
D. (1) sự cộng tác, (2) quyền dân chủ.
Bài 11: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Câu 15. Hội nghị nào kí kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi sau CTTG thứ nhất?
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị hòa bình Vecxai–Oasinhtơn.
C. Hội nghị hòa bình tại Vecxai.
D. Hội nghị hòa bình tại Vécxai – Oasinhtơn.
Câu 16. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Tổ chức Liên hợp quốc.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới.
B. Hội quốc Liên.
D. Hội liên hiệp tư bản.
Câu 17. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở đâu?
A. Anh.
B. Mĩ.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 18. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai – Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì
A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.
D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 19. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
Câu 20. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
Câu 21. Thực chất của hệ thống Vécxai-Oasinhtơn là
A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 22. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là
A.Trật tự hai cực Ianta.
B. Trật tự đa cực.
C. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn.
D. Trật tự đa cực.
Câu 23. Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm nào?
A. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc B. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. D. Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công.
Bài 12. Nước Đức giữa 2 cuộc CTTG ( 1918 – 1939)
Câu 24. Những lĩnh vực kinh tế nào được Hít-le tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự?
A. công nghiệp và giao thông vận tải.
B. giao thông vận tải và xây dựng đường xá.
C. giao thông vận tải và dịch vụ.
D. công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 25. Những nước nào đạt được nhiều lợi ích nhất theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn?
A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.
C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.
D. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 26. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là
A. Mĩ-Anh-Đức và Nhật-Ý-Pháp.
B. Mĩ-Ý-Nhật và Anh-Pháp-Đức.
C. Mĩ-Anh-Pháp và Đức-Ý-Nhật.
D. Đức-Áo-Hung-Ý và Anh-Pháp-Nga.
Câu 27. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là
A. Đảng trung tâm.
B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã).
C. Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo.
D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.
Câu 28. Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933 – 1939 đứng hàng
A. thứ hai châu Âu sau Anh.
B. thứ 3 châu Âu sau Anh. Pháp.
C. thứ 4 Châu Âu sau Anh. Pháp, Liên xô
D. thứ nhất châu Âu, vượt qua cả Anh, Pháp, Italia.
Câu 29. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến nền kinh tế Đức như thế nào?
A. Không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức.
B. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức.
C. Làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.
D. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.
Câu 30. Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933-1939 là
A. Công nghiệp quân sự.
B. Công nghiệp giao thông vận tải.
C. Công nghiệp nhẹ.
D. Công nghiệp nặng.
Câu 31. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai-Oasinhtơn để kí kết các hiệp ước
A.phân chia quyền lợi. B. phân chia quyền lợi chính trị.
C. thiết lập các tổ chức quân sự. D. bàn cách hợp tác về quân sự.
Câu 32. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai – Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì
A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.
D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 33. Tại sao Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào 10-1933?
A. Để tự do phát triển kinh tế.
B. Để tự do chuẩn bị cho chiến tranh.
C. Để tự do trong hoạt động đối ngoại.
D. Để cải cách đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Câu 34. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
Câu 35. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
Câu 36. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
Câu 37. Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít-le đã làm gì?
A. Ám sát tổng thống Hin-đen-bua để lên cầm quyền.
B. Rút ra khỏi Hội Quốc liên để tự do chuẩn bị cho chiến tranh.
C. Không sản xuất công nghiệp nhẹ, chủ yếu phát triển công nghiệp nặng.
D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản.
Bài 13, Nước Mĩ giữa 2 cuộc CTTG ( 1918 – 1939).
Câu 38. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 39. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A. Tài chính ngân hàng.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Câu 40. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm
A. 1929.
B. 1931.
C. 1932.
D. 1933.
………………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết